Mục lục:
Đã đến lúc doanh nghiệp cần gạt bỏ việc chỉ đăng tuyển rồi chờ đợi ứng viên gửi CV. Thị trường tuyển dụng bây giờ đã không còn như xưa. Theo khảo sát của LinkedIn cho thấy 40-48% người lao động là ứng viên thụ động.
Vậy nên, doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược để thích nghi xu hướng tuyển dụng mới, phải “active sourcing” để tiếp cận ứng viên phù hợp. Vậy active sourcing là gì? Vì sao hình thức này được xem là một trong những cách tuyển dụng hiệu quả hiện tại? Hãy cùng Cake tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Trước khi tìm hiểu khái niệm active sourcing là gì, chúng ta cần nắm được “active là gì?” và “sourcing là gì?”.
“Active” dịch sang tiếng Việt có nghĩa là chủ động. Còn “sourcing” trong “sourcing ứng viên” là thuật ngữ chỉ việc doanh nghiệp tìm kiếm và thu hút nhân tài cho các vị trí đang hoặc sẽ tuyển dụng. Trong bối cảnhcạnh thị trường lao động cạnh tranh gay gắt như hiện nay, doanh nghiệp nào cũng muốn thu hút được càng nhiều nhân tài càng tốt. Vì vậy, hoạt động này trở thành một xu hướng tuyển dụng quan trọng hơn bao giờ hết.
Active sourcing nghĩa là các nhà tuyển dụng sẽ chủ động tìm kiếm và tiếp cận những ứng viên tiềm năng. Những người đang làm việc tại một doanh nghiệp nào đó nhưng họ vẫn sẵn sàng chuyển việc nếu có cơ hội tốt hơn.
Hình thức tuyển dụng active sourcing thường được doanh nghiệp sử dụng cho những vị trí khó tuyển như CEO, CMO, CFO, CTO,... hoặc giải quyết các khó khăn trong tuyển dụng hay xây dựng talent pool nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng trong tương lai. Active sourcing có thể xem là hình thức hiệu quả để tìm kiếm nhân tài chất lượng, đồng thời giúp doanh nghiệp duy trì tính cạnh tranh trong thị trường tuyển dụng.
Active sourcing | Passive sourcing | |
Hình thức | Nhà tuyển dụng chủ động tìm kiếm và tiếp cận ứng viên tiềm năng. | Ứng viên tự ứng tuyển vào doanh nghiệp. |
Nguồn ứng viên | - LinkedIn - Mạng xã hội - Dữ liệu nội bộ - Chương trình employee referral,... | - Các trang web tuyển dụng - Dữ liệu ứng viên từng ứng tuyển vào doanh nghiệp |
Phương pháp tiếp cận | - Gửi tin nhắn cá nhân - Gọi điện - Kết nối qua LinkedIn,... | - Đăng tin tuyển dụng - Tham gia các sự kiện tuyển dụng, hội chợ việc làm,... |
Ưu và nhược điểm | - Tiếp cận được những ứng viên chất lượng cao, phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. - Tốn nhiều thời gian và công sức, đòi hỏi kỹ năng tìm kiếm và tiếp cận ứng viên tốt. | - Không mất nhiều công sức vì doanh nghiệp chỉ cần đợi ứng viên ứng tuyển. - Có thể bỏ lỡ những ứng viên tiềm năng. |
Nhà tuyển dụng có thể tìm ứng viên qua nhiều nguồn khác nhau như: trang web tuyển dụng, hội chợ việc làm, headhunter hay mạng xã hội. Tuy nhiên, tỷ lệ ứng tuyển, chất lượng ứng viên mà mỗi kênh tạo ra không tương đồng.
Với hình thức active sourcing, doanh nghiệp không bị bó buộc bởi nhóm ứng viên chủ động ứng tuyển, mà có thể mở rộng phạm vi tiếp cận sang nhóm lao động thụ động. Nhóm này thường chiếm tỷ trọng cao hơn so với nhóm ứng viên tích cực.
Theo nghiên cứu của Lever, chỉ có 36% lực lượng lao động tích cực tìm kiếm cơ hội mới, nhưng có đến 90% người sẵn sàng trao đổi thêm nếu doanh nghiệp đề nghị vị trí tiềm năng cho họ. Bên cạnh đó, ứng viên được “săn” tuyển có hiệu suất cao gấp đôi so với ứng viên tự ứng tuyển. Nếu trong 72 lao động doanh nghiệp “săn” được, có 1 người tuyển dụng thành công, thì cần đến 152 ứng viên chủ động doanh nghiệp mới chọn được 1 người.
Thời gian để một nhân viên chính thức nghỉ việc thường dao động từ 30-45 ngày. Điều này đồng nghĩa quá trình tuyển dụng nhân sự thay thế cần được tiến hành càng nhanh càng tốt. Việc để trống một vị trí quá lâu không chỉ gây gián đoạn hoạt động sản xuất mà còn ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.
Với hình thức active sourcing, doanh nghiệp chủ động liên hệ với các ứng viên tiềm năng thay vì mất thời gian ngồi đợi ứng viên gửi CV. Điều này sẽ góp phần tối ưu time to hire, từ đó giúp doanh nghiệp giảm chi phí tuyển dụng.
Chủ động tiếp cận và tương tác với ứng viên tiềm năng không chỉ là một chiến thuật tuyển dụng hiệu quả mà còn là cách tuyệt vời để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu tuyển dụng (employer branding) mạnh mẽ. Khi ứng viên cảm nhận được sự quan tâm chân thành và hiểu rõ hơn về văn hóa doanh nghiệp, họ sẽ có trải nghiệm ứng tuyển đáng nhớ cũng như tự hào khi trở thành nhân viên chính thức.
Hình thức active sourcing có thể giúp nhà tuyển dụng chủ động tìm kiếm và thu hút những ứng viên phù hợp nhất - những người không chỉ sở hữu kiến thức và kỹ năng đáp ứng công việc mà còn hòa hợp với văn hóa doanh nghiệp. Khi những cá nhân này cảm thấy bản thân được trân trọng, họ sẽ có động lực để gắn bó lâu dài. Điều này giúp giảm thiểu tỷ lệ nhân viên nghỉ việc (employee turnover rate), cũng như rủi ro tuyển mới và đào tạo lại.
Active sourcing giúp doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc hơn về thị trường tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ nắm bắt được những xu hướng mới nhất, hiểu rõ hơn về kỳ vọng của ứng viên cũng như những kỹ năng đang được săn đón trên thị trường. Thông tin này không chỉ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định tuyển dụng chính xác mà còn hỗ trợ định biên nhân sự hiệu quả.
Để triển khai active sourcing hiệu quả, chiến lược tuyển dụng của doanh nghiệp cần bao gồm những yếu tố sau:
Bước đầu tiên trong active sourcing là xác định những kỹ năng cần thiết và trình độ chuyên môn mà doanh nghiệp cần ở ứng viên. Điều này giúp doanh nghiệp định hướng các nỗ lực tuyển dụng của mình và tìm ra những ứng viên tốt nhất.
Talent pipeline là danh sách những ứng viên chất lượng, phù hợp với nhiều vị trí công việc mà doanh nghiệp đang và sẽ tuyển dụng. Dù việc xây dựng talent pipeline tốn nhiều công sức ban đầu nhưng về lâu dài sẽ giúp doanh nghiệp nắm giữ lợi ích ở nhiều khía cạnh tuyển dụng.
Tạo dựng hành trình trải nghiệm ứng viên (Candidate Experience) tích cực không chỉ giúp doanh nghiệp thu hút các nhân tài ở thời điểm hiện tại mà còn là khoản đầu tư tuyển dụng dài hạn trong tương lai. Khi có trải nghiệm tốt xuyên suốt quá trình ứng tuyển từ lúc doanh nghiệp active sourcing cho đến khi nhận kết quả, ngay cả khi ứng viên không trúng tuyển, họ vẫn mong muốn nộp lại trong tương lai hoặc giới thiệu việc làm tại đây cho những người khác.
Thị trường tuyển dụng luôn thay đổi, tâm lý và hành vi của ứng viên hôm nay có thể đã khác ngày hôm qua. Vậy nên, một chiến lược active sourcing thành công ở giai đoạn hiện tại, không có nghĩa nó vẫn sẽ thành công trong tương lai. Do đó, doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá lại chiến lược của mình và đưa ra những điều chỉnh phù hợp.
Active sourcing là hình thức tuyển dụng hiệu quả, nhưng nếu sử dụng không đúng cách nó sẽ trở thành “con dao hai lưỡi”. Ở phần tiếp theo, chúng ta hãy cùng điểm qua 5 sai lầm thường gặp khi triển khai hình thức này và cách khắc phục.
Nhiều nhà tuyển dụng chưa xác định rõ chân dung ứng viên đã vội tiến hành active sourcing. Việc này chẳng khác nào thực hiện một chuyến hải trình mà thiếu đi la bàn vậy. Cả quá trình tuyển dụng sẽ trở nên mò mẫm và dễ lạc lối, khiến doanh nghiệp tốn nhiều thời gian, chi phí và công sức.
Giải pháp:
Doanh nghiệp nên phác họa chi tiết chân dung ứng viên lý tưởng cho vị trí đang tuyển dụng. Họ cần có trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng thế nào.
Thay vì dành thời gian nghiên cứu kỹ càng năng lực và kinh nghiệm của ứng viên để đặt câu hỏi cụ thể thì nhiều nhà tuyển dụng lại tiếp cận người lao động với những tin nhắn chung chung như "Chúng tôi thấy bạn có kinh nghiệm phù hợp với vị trí này." Điều này vô tình khiến ứng viên nghĩ rằng nhà tuyển dụng không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc trao đổi.
Giải pháp:
Nhà tuyển dụng nên dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ ứng viên trên LinkedIn, GitHub hoặc các nền tảng liên quan khác, và ghi chú lại những thông tin nổi bật của họ. Sau đó, với từng ứng viên, nhà tuyển dụng cần điều chỉnh thông điệp tuyển dụng sao cho làm nổi bật kiến thức và kinh nghiệm của họ so với vị trí đang tuyển dụng. Cách tiếp cận cá nhân hóa như vậy cho ứng viên thấy rằng nhà tuyển dụng thực sự quan tâm đến họ chứ không đơn giản là gửi email hàng loạt mời ứng tuyển.
Trong quá trình trao đổi, nhiều doanh nghiệp mắc phải sai lầm là tập trung quá nhiều vào nhu cầu của họ mà quên đi nguyện vọng của ứng viên. Doanh nghiệp không cho người lao động thấy họ sẽ được gì khi trở thành nhân viên chính thức.
Giải pháp:
Nhà tuyển dụng cần đặt mình vào vị trí ứng viên khi giao tiếp với họ. Vị trí tuyển dụng mang đến chương trình đào tạo hoặc điều kiện làm việc đặc biệt nào cho người lao động? Vì sao làm việc tại doanh nghiệp sẽ là bước đi đúng đắn tiếp theo trong sự nghiệp của họ?
Nhiều nhà tuyển dụng gửi một tin nhắn cho ứng viên, rồi để mọi thứ trôi vào quên lãng. Họ quên hoặc không theo dõi một cách có hệ thống để xem ứng viên đã phản hồi hay chưa và nội dung như thế nào. Điều này cản trở doanh nghiệp cải thiện quy trình active sourcing của mình.
Giải pháp:
Để khắc phục điều này, nhà tuyển dụng có thể triển khai hệ thống theo dõi những ứng viên mà mình đã chủ động tiếp cận, đồng thời, lên lịch nhắc nhở để liên hệ lại với ứng viên sau một thời gian nhất định.
Sourcing skill là một trong những kỹ năng nền tảng khi active sourcing. Nếu thiếu đi kỹ năng này, nhà tuyển dụng sẽ nhắm mục tiêu không rõ ràng, nhóm ứng viên nào cũng tiếp cận, gây lãng phí thời gian. Thậm chí, họ còn không biết mình đang tìm ứng viên như thế nào.
Giải pháp:
Việc thiết lập quy trình sourcing chuẩn chỉnh sẽ giúp nhà tuyển dụng tiếp cận ứng viên có hệ thống hơn, từ việc xác định nhu cầu tuyển dụng, lựa chọn kênh sourcing phù hợp đến việc đánh giá và lựa chọn
Cake mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hình thức active sourcing là gì. Khác với hình thức tuyển dụng truyền thống, active sourcing cho phép doanh nghiệp chủ động săn đón nhân tài. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tiếp cận những ứng viên tiềm năng, ngay cả khi họ không chủ động tìm việc. Nhờ đó, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm chi phí tuyển dụng mà còn xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao.
Doanh nghiệp của bạn mong muốn xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng? Liên hệ ngay với đội ngũ headhunter giàu kinh nghiệm của Cake để được tư vấn về giải pháp tuyển dụng hiệu quả nhất, mà vẫn đảm bảo tối ưu hóa thời gian, chi phí và nguồn lực cho quy trình tuyển dụng của công ty.
Cake giới thiệu E-book - tài liệu miễn phí hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi từ tuyển dụng thụ động sang chủ động, giúp tối ưu quy trình tìm kiếm nhân tài. TẢI TẠI ĐÂY!
May Luong is a Content Writer with 7 years of experience in Digital Marketing and a strong passion for HR and recruitment. Having worked in Vietnam, the US, and Taiwan, May brings a global perspective to job search strategies and hiring best practices. As a guest speaker at 10+ career workshops, May has also shared valuable insights on CV writing and interview success to help job seekers and companies alike.