Khi tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình và giao diện lập trình, bạn có thể sẽ bắt gặp từ khóa “API”. Vậy “API là gì?” hay “API là viết tắt của từ gì?”
Những ai làm việc trong lĩnh vực IT chắc chắn phải hiểu rõ về khái niệm này, đồng thời biết vận dụng thành thạo lập trình API vào công việc. Trong bài viết này, hãy cùng Cake đào sâu về API qua những thông tin bổ ích, những ví dụ về API trong thực tế và vai trò sơ bộ của một API developer nhé!
API là viết tắt của Application Programming Interface, có nghĩa là “giao diện lập trình ứng dụng”. Kết nối API được hiểu là một bộ quy tắc hoặc giao thức cho phép các ứng dụng phần mềm giao tiếp với nhau để trao đổi dữ liệu, tính năng và chức năng.
Lập trình API luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Mỗi khi sử dụng ứng dụng nào đó, chuyển khoản cho ai đó qua thiết bị di động hoặc thay đổi nhiệt độ của bộ điều chỉnh nhiệt từ điện thoại…, chính là những thời điểm bạn đang sử dụng API.
API bao gồm 4 loại cơ bản sau:
Ngày nay, các công ty đang dần “chuyển mình” để ứng dụng kỹ thuật số vào trong quá trình vận hành, với mục đích theo kịp đối thủ cạnh tranh và tăng nhu cầu của khách hàng.
Lập trình API giúp các doanh nghiệp thúc đẩy số hóa, kết nối và đổi mới trên các sản phẩm và dịch vụ của mình. Bằng cách áp dụng các chiến lược dựa trên API, công ty có thể thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới.
Theo báo cáo 2024 Connectivity Benchmark Report được thực hiện bởi MuleSoft, 35% doanh thu của các tổ chức hiện được tạo ra bởi kết nối API và các hoạt động triển khai có liên quan. Các công ty này đang đóng góp vào thị trường gồm hàng nghìn API, hay còn gọi là nền kinh tế API.
Việc kết hợp API vào hoạt động kinh doanh có thể giúp:
Kiến trúc của API được cấu tạo dựa trên 2 yếu tố:
Tùy trong mỗi trường hợp, máy chủ và máy khách là các thiết bị khác nhau. Dưới đây là:
📍 Ví dụ về API của ứng dụng thời tiết:
Ngoài ra, để có thể hiểu được cách thức hoạt động của API, hãy cùng Cake xem xét một ví dụ về API khác rất phổ biến trong thực tế có ứng dụng lập trình API.
📍 Ví dụ về API xử lý thanh toán của bên thứ ba:
Khi mua sản phẩm trên trang web thương mại điện tử, người dùng thường sẽ được cung cấp lựa chọn “Thanh toán bằng Paypal” hoặc một loại hệ thống khác của bên thứ ba. Chức năng này dựa vào API để tạo kết nối.
Nói tóm lại, mặc dù việc truyền dữ liệu sẽ khác nhau tùy thuộc vào dịch vụ Web đang được sử dụng nhưng tất cả các yêu cầu và phản hồi đều diễn ra thông qua kết nối API.
API Web được hiểu là giao diện lập trình ứng dụng cho máy chủ Web hoặc trình duyệt Web.
Hiện nay, có rất nhiều Website của các công ty lớn có số lượng người truy cập đông đảo, cung cấp số lượng nội dung “khổng lồ” và đa dịch vụ đang áp dụng API vào trong vận hành, chẳng hạn như: Lazada, Shopee, Sendo…
Song song với những tính năng trên, API Web cũng tồn tại một số nhược điểm mà API developer cần phải lưu ý:
Việc xây dựng hệ thống Giao diện lập trình ứng dụng (API) đóng vai trò quan trọng của hoạt động phát triển các phần mềm trong thời đại công nghệ ngày nay.
Với vai trò là một API Developer, bạn cần nắm vững những kiến thức cơ bản cũng như cách vận hành của kết nối API để có thể mang đến hiệu quả thật sự cho doanh nghiệp.
Đọc thêm: Top 7 chứng chỉ IT giá trị nhất 2024
--- Tác giả: Irene Nguyen ---
Explore a range of job search tools and resources to achieve your dream career goals. Join the fastest-growing talent platform in the APAC region and expand your professional network.