Bonus là gì? 7 loại bonus phổ biến cho người đi làm

cac-loai-bonus
8 loại tiền thưởng khi đi làm

Khi bước chân vào thị trường lao động, chắc hẳn bạn không còn lạ lẫm với thuật ngữ “Bonus”. Vậy Bonus là gì? Bên cạnh lương cơ bản, người lao động còn có thể nhận được một khoảng tiền thưởng thêm, được gọi là tiền Bonus. Tùy theo tình hình kinh doanh, số tiền này của từng công ty sẽ khác nhau và có thể chênh lệch qua từng năm. 

Bonus hay các loại tiền thưởng khác sẽ được trả cho nhân viên tuỳ theo từng mục đích và bằng các phương thức khác nhau. Đây là quyền lợi mà người lao động cần hiểu rõ trong quá trình đi làm để có thêm động lực phấn đấu. Đọc ngay những thông tin trong bài viết này nhé!

Bonus là gì?

Bonus nghĩa là gì?

Những bạn sinh viên mới ra trường và sắp tìm kiếm công việc thường thắc mắc không biết bonus nghĩa là gì, Cake xin giải thích đơn giản như sau:

Bonus trong công việc là khoản tiền thêm mà công ty sẽ trả cho bạn trong trường hợp bạn làm tốt công việc, đạt được thành tích ấn tượng hoặc sau khi hoàn thành một dự án nào đó. Tiền bonus thường được trả cùng với lương tháng hoặc trả trực tiếp bằng tiền mặt tùy theo quy định của từng công ty.

Phân biệt tiền Bonus với các loại tiền khác:

Bên cạnh tiền bonus, các doanh nghiệp còn có thêm một số khoản thưởng/ trợ cấp khác, chẳng hạn như: incentive, commission (thường được áp dụng cho bộ phận Sale) và allowance. Vậy tiền incentive là gì, sales commission là gì và allowance là gì, chúng khác nhau ra sao?

  • Incentive là những quyền lợi cho nhân viên được quy định từ trước, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác ngoài tiền và được tạo ra nhằm đáp ứng các mục tiêu dài hạn. Ví dụ: cơ hội thăng tiến, cơ hội được đào tạo đặc biệt, khoản lợi nhuận chia sẻ với doanh nghiệp, các gói phúc lợi cao hơn so với nhân viên khác…
  • Bonus là khoản thưởng (có thể là tiền, quà tặng, ngày nghỉ phép thêm…) chỉ được trao cho nhân viên sau khi họ hoàn thành tốt công việc hoặc doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao.
  • Sales commission có nghĩa là “tiền hoa hồng", được hiểu là khoản thưởng thêm dành cho nhân viên thuộc bộ phận Sale. Giá trị commission được tính dựa vào năng suất và doanh số họ mang lại cho công ty. 
  • Allowance là những khoản trợ cấp của doanh nghiệp cho nhân viên, chẳng hạn như: trợ cấp ăn trưa, trợ cấp giữ xe, trợ cấp di chuyển, trợ cấp tiền điện thoại sử dụng trong quá trình làm việc…

8 loại tiền Bonus phổ biến nhất

Bên cạnh mức lương cơ bản, các khoản trợ cấp và cơ hội thăng tiến trong công việc, người lao động còn quan tâm đến các loại tiền thưởng họ có thể được nhận trong quá trình làm việc. 

Dưới đây là 8 loại tiền Bonus phổ biến nhất:

1. Annual Bonus (Tiền thưởng hằng năm)

Trong các loại tiền thưởng, đây là loại tiền Bonus phổ biến nhất được thưởng hàng năm dựa trên mức lương cơ bản của nhân viên. Ở hầu hết các doanh nghiệp, Bonus sẽ được nhận vào kỳ lương cuối cùng của năm tài chính, phổ biến nhất là lương tháng thứ 13

Để đạt được mức thưởng này, bản thân nhân viên cần đạt được hiệu suất của mình, đồng thời phòng ban đó cũng cần phải đạt được mức KPI đã được đề ra từ ban đầu. Tiền Bonus hằng năm có thể khác nhau giữa các phòng ban và vị trí, và được quyết định bởi đội ngũ lãnh đạo và nhân sự của công ty.

2. Signing bonus (Tiền thưởng ký hợp đồng)

Đây là loại tiền thưởng được doanh nghiệp trả nhằm thu hút nhân viên gia nhập vào công ty hoặc để giữ chân nhân viên. 

Sau đây là một vài ví dụ khi nhận được Signing Bonus:

  • Anh A đang làm việc tại công ty X. Tuy nhiên, anh A lại được một công ty Y khác offer cơ hội làm việc. Trong trường hợp này, công ty X có thể cung cấp cho anh A một khoản bonus để giữ anh ở lại tiếp tục làm việc.
  • Trong quá trình offer công việc, chị B thương lượng mức lương 40.000.000đ nhưng công ty A chỉ có thể trả 30.000.000đ. Chị B có thể được công ty B trả thêm mức bonus là 10.000.000đ khi ký hợp đồng để bù vào khoản chênh lệch.

3. Spot Bonus (Thưởng nóng)

Spot Bonus là khoản tiền được “thưởng nóng” ngay lập tức cho một nhân viên hoặc một nhóm nhân viên khi đạt được thành tích xuất sắc, tạo ra tác động đáng kể đến doanh nghiệp.

4. Referral Bonus (Tiền thưởng giới thiệu)

Khi nói đến các loại Bonus, không thể bỏ qua Referral Bonus. Đây là khoản thưởng được trao cho nhân viên khi họ giới thiệu thành công một ứng viên khác gia nhập vào công ty, hay còn gọi là chương trình Employee Referral rất phổ biến trong tuyển dụng nội bộ.

Giá trị của tiền Bonus giới thiệu sẽ thay đổi phụ thuộc vào:

  • Vị trí cần tuyển dụng: Referral Bonus khi giới thiệu ứng viên thành công cho những chức vụ như Manager hoặc Head sẽ cao hơn đối với các vị trí như Executive, Senior.
  • Khó khăn khi tuyển dụng: Nếu công ty quyết định rằng một vị trí nào đó có khả năng khó tuyển dụng, họ có thể tăng tiền thưởng giới thiệu. 
  • Tính đa dạng: Một số doanh nghiệp có chính sách Referral Bonus nếu nhân viên có thể giới thiệu nhiều ứng viên có những đặc điểm đa dạng như: người dân tộc, người khuyết tật…

5. Retention Bonus (Tiền thưởng giữ chân)

Tiền thưởng giữ chân nhân viên được dành cho những nhân viên gắn bó lâu dài với công ty. Ngoài ra, khoản tiền Bonus này cũng được sử dụng để giữ chân những nhân viên có hiệu suất cao, đặc biệt là khi thị trường việc làm sôi động. 

Thông thường, tiền thưởng giữ chân nhân viên là khoản thanh toán một lần. Có nhiều công ty ưa chuộng hình thức này hơn phương án tăng lương, vì họ có thể không có đủ nguồn tài chính cần thiết để cam kết tăng lương dài hạn.

6. Holiday Bonus (Thưởng Lễ, Tết)

Trong các loại tiền Bonus, Holiday Bonus là một trong những yếu tố được ứng viên quan tâm khi gia nhập vào một công ty nào đó. Đúng như tên gọi của nó, thưởng Lễ Tết là khoản tiền bonus được trao cho nhân viên vào những dịp đặc biệt trong năm, ví dụ như: Tết Nguyên đán, Lễ 30/4 và 1/5, Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, Lễ Quốc khánh…

7. Profit-Sharing Bonus (Tiền thưởng chia sẻ lợi nhuận)

Không giống như tiền thưởng hàng năm, tiền Bonus chia sẻ lợi nhuận trao cho nhân viên một tỷ lệ phần trăm lợi nhuận của công ty và dựa trên thu nhập thực tế của công ty trong một khoảng thời gian nhất định. Nhân viên chỉ được hưởng lợi từ loại tiền thưởng này khi công ty có lợi nhuận.

Công ty sẽ đóng góp một phần lợi nhuận trước thuế vào một quỹ được phân phối cho những nhân viên đủ điều kiện. Số tiền phân phối cho mỗi nhân viên sau đó phụ thuộc vào mức lương và chức danh. Phần thưởng này có thể được chia dưới dạng cổ phiếu hoặc tiền mặt.

Ví dụ: Vào năm 2020, Delta Air Lines đã trả cho 90.000 nhân viên của mình một khoản tiền Bonus chia sẻ lợi nhuận trị giá 1,6 tỷ đô. Nhân viên Full time và Part time nhận được tấm séc, trong khi các giám đốc điều hành nhận được tiền thưởng dựa trên hiệu suất của riêng họ.

8. Commission (Hoa hồng bán hàng)

Loại tiền Bonus này thường được áp dụng cho bộ phận Sale trong công ty, và được tính dựa trên hiệu suất của từng nhân viên. Giá trị giao dịch bạn mang lại càng cao, mức “hoa hồng” càng nhiều. Khi ứng tuyển vào bộ phận Sale, bạn sẽ được công ty cung cấp công thức tính hoa hồng ngay từ ban đầu. 

3 câu hỏi thường gặp về Bonus

1. Có nên đàm phán về tiền thưởng khi đi phỏng vấn?

Ngoài việc deal lương khi phỏng vấn, bạn cũng có thể thương lượng các khoản tiền thưởng như: thưởng khi ký hợp đồng, thưởng hoa hồng bán hàng… với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, hãy lưu ý một số điều sau: 

  • Không nên đàm phán tiền Bonus ngay trong buổi phỏng vấn đầu tiên, nên để dành cho đến khi công ty chính thức offer công việc và mức lương cho bạn.
  • Hãy khéo léo trong việc hỏi và thương lượng. Nếu yêu cầu mức tiền Bonus cao, bạn cũng cần chứng minh được những khả năng và cam kết về hiệu quả.

2. Các công ty có bắt buộc thưởng cho nhân viên hay không?

Theo quy định, các doanh nghiệp KHÔNG BẮT BUỘC phải thưởng cho nhân viên trong công ty. Tuy nhiên, hầu hết các công ty hiện nay đều có chi trả một vài khoản thưởng nhằm công nhận và tạo động lực cho nhân sự, giữ chân những nhân viên có năng lực và tạo ra môi trường làm việc tích cực. 

moi-truong-lam-viec-ly-tuong
Điều gì tạo nên môi trường làm việc lý tưởng?

3. Nên chọn công ty offer mức lương cao, thưởng thấp hay ngược lại?

Sẽ không có câu trả lời chính xác trong trường hợp này, nhưng bạn hãy cân nhắc một số gợi ý sau để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất nhé!

Nói về dài hạn, nếu mức lương cơ bản của bạn khá thấp (vì tiền Bonus đã chiếm phần lớn thu nhập), điều đó có thể ảnh hưởng đến cách bạn đàm phán mức lương của mình sau này. Vậy nên, hãy luôn cân nhắc thật kỹ để thiết lập cho mình một “bệ phóng” tài chính tốt hơn trong tương lai.

Nếu khoản tiền Bonus đủ hấp dẫn và hợp lý, bạn có thể chấp nhận offer và trao đổi bằng văn bản - thông qua hợp đồng chính thức hoặc Email. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo rằng bạn đã đọc kỹ các điều khoản và hiểu rõ các yếu tố để đạt được khoản tiền thưởng đó.



📍Kết luận

Tất cả chúng ta đều làm việc trước hết là để tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân. Vậy nên những yếu tố liên quan đến tiền bạc luôn được người lao động quan tâm hàng đầu. 

Bên cạnh việc hiểu rõ Bonus là gì và các loại tiền Bonus phổ biến, Cake khuyến khích bạn nên tìm hiểu thêm những khía cạnh khác về lương, chẳng hạn như lương Gross và lương Net, để nắm rõ những quyền lợi mình nhận được khi bước chân vào thị trường lao động. 

Bên cạnh đó, những yếu tố khác như văn hóa công ty, người quản lý, mục tiêu của phòng ban… cũng quan trọng không kém trong việc tìm kiếm một công việc thích hợp. Hãy xem xét mọi khía cạnh để tìm ra hướng đi tốt nhất cho con đường sự nghiệp của chính mình nhé!

Đội ngũ Recruitment Consultant giàu kinh nghiệm của Cake cam kết tư vấn và mang đến các giải pháp tuyển dụng hiệu quả, đảm bảo chất lượng ứng viên cũng như tối ưu hóa thời gian, chi phí và nguồn lực cho quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp.

--- Tác giả: Irene Nguyen ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

Artikel untuk kamu

Artikel terbaru lainnya
Manajemen SDM
1 Nov 2024

SWOT là gì? Giải mã “sức mạnh” của mô hình SWOT

Hiểu rõ mô hình SWOT sẽ cung cấp cho bạn một bức tranh toàn diện về tình hình hoạt động của doanh nghiệp và xây dựng được các chiến lược phát triển phù hợp trong tương lai.