Top những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng hay nhất

nhung-cau-hoi-cho-nha-tuyen-dung
Các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng

Đặt câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng cũng không kém quan trọng bên cạnh việc chuẩn bị rất kỹ cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn thường gặp. Để buổi phỏng vấn căng thẳng nhanh chóng kết thúc, các bạn thường sẽ trả lời rằng mình không có thắc mắc hay ý kiến gì nữa. Việc này không hẳn sai hoàn toàn nhưng lại dễ dàng gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Để hiểu rõ vì sao đây là một sai lầm khi phỏng vấn, cũng như nắm rõ cách đặt các câu hỏi cho nhà tuyển dụng sao cho thật ấn tượng, hãy cùng Cake đọc qua bài chia sẻ về các tip dưới đây nhé! 

Trong trường hợp phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh, bạn có thể tham khảo những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng tại bài viết này! 

Vì sao bạn nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng?

Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ mục đích nhà tuyển dụng muốn bạn đặt các câu hỏi dành cho họ. Từ đó, bạn sẽ biết cách đặt những câu hỏi đắt giá giúp bạn ghi điểm.

1. Thể hiện sự quan tâm tới vị trí ứng tuyển. 

Khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, bạn sẽ cho thấy bản thân đã đầu tư thời gian để tìm hiểu thông tin trước khi phỏng vấn. Sẽ có nhiều người ứng tuyển vào cùng vị trí, nên không nhà tuyển dụng nào lựa chọn những ứng viên hời hợt, thiếu sự đầu tư nghiêm túc vào công việc cả. Do đó, thông qua các câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng, họ sẽ có cơ sở đánh giá mức độ phù hợp của bạn trong công việc.

2. Thể hiện định hướng nghề nghiệp rõ ràng với nhà tuyển dụng.

Đối với một ứng viên biết mình muốn làm gì và đã sẵn sàng với những mục tiêu mới thì nhà tuyển dụng nào cũng cảm thấy thích thú. Do đó, các câu hỏi cho nhà tuyển dụng mà bạn muốn hỏi nên liên quan đến đường hướng phát triển của công ty. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng đấy!

3. Giải đáp các băn khoăn, vướng mắc

Mơ hồ về một công việc mới, đồng nghiệp và môi trường đều xa lạ thì việc còn nhiều điều chưa rõ là điều dễ hiểu. Bạn hãy nhân cơ hội được gặp mặt trực tiếp, đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng nhằm giải đáp tất cả những điều bạn muốn biết. Bước này giúp bạn có được những thông tin quan trọng để xem xét rằng bản thân mình có thật sự thích hợp với công việc này hay không. Suy cho cùng, mục đích của phỏng vấn không chỉ là để nhà tuyển dụng tìm ra “mảnh ghép còn thiếu", mà chính bạn cũng cần chắc chắn đây là công việc phù hợp với mình.

Những câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng

Theo kinh nghiệm phỏng vấn từ các chuyên gia tuyển dụng thì bạn nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng vào cuối buổi trò chuyện, khi mà họ đã tìm hiểu xong về bạn cũng như đưa ra các thông báo khác. Tuy nhiên, tùy vào tình huống thực tế mà bạn có thể hỏi họ từ giữa buổi phỏng vấn nếu thích hợp với mạch trao đổi. Và dưới đây là 5 chủ đề liên quan đến các câu hỏi cho nhà tuyển dụng​. 

Hỏi về vị trí ứng tuyển:

Thể hiện sự quan tâm đến vị trí ứng tuyển bằng các câu hỏi nên đặt cho nhà tuyển dụng là một ý tưởng rất hay. Đặc biệt, bạn có thể tránh được những hiểu lầm trong công việc bởi vì chưa trao đổi rõ khi phỏng vấn. 

Ví dụ:

  • Anh/ chị có thể cho tôi biết còn những đầu việc nào chưa được liệt kê trong phần mô tả công việc không?
  • Tôi muốn được hiểu rõ hơn tầm quan trọng của vị trí này trong team.
  • KPI của công việc này sẽ được đánh giá dựa trên những tiêu chí nào?
  • Lộ trình thăng tiến của vị trí này trong 5 năm tới có thể đạt được cột mốc nào? 
  • Có bao nhiêu người trong team nếu tôi được nhận vào làm việc? 

Hỏi về công ty: 

Thông tin không thể hiện ở website như văn hóa doanh nghiệp hay kế hoạch kinh doanh là một chủ đề khá hay để bạn có thể đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. 

Ví dụ: 

  • Hiện tại Quý công ty đang hợp tác với những đối tác lớn nào?
  • Quý công ty có các chi nhánh khác hoặc công ty đại diện nào trong và ngoài nước không? 
  • Anh/chị có thể nói rõ hơn về thế mạnh của công ty không?
  • Tôi muốn hỏi về văn hóa công ty có những điểm gì đặc trưng?
  • Chiến lược phát triển sản phẩm/ dịch vụ của công ty trong 5 năm tới như thế nào?

Hỏi về quy trình tuyển dụng:

Bạn có thể đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng về quy trình tuyển dụng để có thế chủ động trong việc nhận thông báo, cũng như thể hiện mức độ quan tâm tới vị trí ứng tuyển. 

Ví dụ: 

  • Quý công ty sẽ phỏng vấn bao nhiêu vòng và tôi sẽ phỏng vấn với những bộ phận nào? 
  • Tôi có thể chủ động liên hệ để cập nhật thông tin của các vòng sau không?
  • Sau khi có kết quả của vòng phỏng vấn này thì bao lâu sẽ tới vòng tiếp theo?
  • Kết quả phỏng vấn sẽ được thông báo sau bao nhiêu ngày?
  • Khi có kết quả phỏng vấn, sau bao nhiêu ngày tôi sẽ bắt đầu nhận việc?

Hỏi về trải nghiệm cá nhân của nhà tuyển dụng:

Lắng nghe ý kiến và trải nghiệm cá nhân của nhà tuyển dụng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về môi trường làm việc mới. Với chủ đề này, rất ít ứng viên “dám” đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Nhưng nó sẽ giúp ích cho bạn trong việc đánh giá mức độ phù hợp của bản thân trong công việc mới. 

Ví dụ: 

  • Anh/chị có thể chia sẻ cảm nhận cá nhân về môi trường làm việc tại công ty mình không?
  • Theo anh/chị xem xét thì tôi có thể phát triển những kỹ năng gì cho vị trí công việc này?
  • Anh/chị có những trải nghiệm gì thú vị khi gia nhập vào đội ngũ công ty?
  • Anh/chị có những yêu cầu gì cho một ứng viên tiềm năng phù hợp vị trí này?
  • Những điều gì khiến anh/chị quyết định gia nhập công ty? 

Hỏi về phần thể hiện của bản thân:

Hỏi nhà tuyển dụng về phần thể hiện của mình thông qua hồ sơ xin việc cũng như kỹ năng trả lời phỏng vấn giúp bạn biết được những yêu cầu nhà tuyển dụng cần ở ứng viên.

Ví dụ:

  • Anh/ chị dựa trên những tiêu chí nào để đánh giá một ứng viên phù hợp với vị trí này? 
  • Về những kỹ năng mà tôi đã nói qua, có phần nào anh/chị cảm thấy cần cải thiện và cần phát huy để phù hợp cho công việc này không? 
  • Còn những thông tin nào từ tôi mà anh/chị muốn biết trước khi ra quyết định tuyển dụng không? 
  • Anh/chị cảm thấy tôi cần trau dồi những kỹ năng nào khác để đảm nhiệm vị trí này?
  • Với vị trí ứng tuyển này, anh/chị thấy tôi còn thiếu sót ở những điểm nào? 

Đọc thêm: Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp kèm kịch bản trả lời

Không nên hỏi nhà tuyển dụng những câu hỏi gì?

❌ Vấn đề mang tính cá nhân:

Những câu hỏi cho nhà tuyển dụng mang tính chất khá riêng tư là điều tối kị mà ứng viên không nên làm. Những câu như vậy sẽ dễ làm hình ảnh của bạn thiếu chuyên nghiệp và gây mất cảm tình từ phía nhà tuyển dụng đấy!

Ví dụ: 

  • Tôi muốn hỏi về những chủ sở hữu của doanh nghiệp? 
  • Tôi muốn biết về các lợi ích có thể nhận sau khi trúng tuyển.

❌ Thông tin bạn có thể tự tìm hiểu:

Các thông tin cơ bản về công ty và vị trí ứng tuyển dễ dàng tìm kiếm trên mạng thì bạn không nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Họ sẽ ngay lập tức đánh giá bạn không đủ nghiêm túc khi tham gia phỏng vấn và loại bạn dễ dàng.

Ví dụ: 

  • Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là gì?
  • Công ty thành lập khi nào? 

❌ Câu hỏi mang tính tiêu cực: 

Những câu hỏi ứng viên nên hỏi nhà tuyển dụng không nên mang tính chất tiêu cực. Điều đó sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ đây chính là tính cách của bạn và “Say No"  ngay lập tức.

Ví dụ: 

  • Liệu công ty có xảy ra tình trạng lay-off bất ngờ không?
  • Việc công ty thua lỗ có ảnh hưởng đến lương thưởng của nhân viên không?

❌ Mức lương:

Deal lương khi phỏng vấn là một trong những chủ đề nhạy cảm mà ứng viên cần xử lý khéo léo. Bạn đừng nên trực tiếp đặt câu hỏi về lương nếu như nhà tuyển dụng chưa đề cập trước.

Ví dụ: 

  • Mức lương cho vị trí tôi ứng tuyển chính xác là bao nhiêu? 
  • Làm bao nhiêu lâu thì tôi sẽ được tăng lương?
  • Mức lương của công ty thuộc mức cao hay thấp so với thị trường? 
deal-luong-khi-phong-van
Deal lương với nhà tuyển dụng thế nào cho khéo léo?

Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng sao cho khéo?

✅ Hỏi với thái độ cầu thị.

Trình độ chuyên môn là yếu tố quan trọng, tuy nhiên thực tế nhà tuyển dụng đánh giá rất cao thái độ của ứng viên khi phỏng vấn. Bởi đó chính là yếu tố cần thiết cho một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Cho nên, khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, bạn hãy giữ thái độ cầu thị, hoà nhã và lịch sự nhé! 

✅ Nghiêm túc lắng nghe nhà tuyển dụng.

Kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng mà ứng viên cần chú ý không chỉ trong phỏng vấn mà cả khi giao tiếp ở nơi làm việc. Dù là phỏng vấn online hay đối thoại trực tiếp, nhà tuyển dụng dễ dàng nhận ra bạn có phải là người biết lắng nghe hay không. Những nhân viên biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác thường sẽ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Do đó, đây cũng là cách để bạn thể hiện với nhà tuyển dụng.

✅ Tránh hỏi quá nhiều.

Những câu hỏi cho nhà tuyển dụng thường chỉ nên giới hạn khoảng 3 câu. Hỏi quá nhiều sẽ khiến buổi phỏng vấn trở nên lan man, trong khi thời gian của nhà tuyển dụng là có hạn. Vì thế, hãy chuẩn bị trước những câu hỏi bạn thực sự muốn hỏi nhà tuyển dụng thôi nhé!



Kết luận


Để có được kết quả phỏng vấn như ý muốn, hãy cố gắng đầu tư thời gian để tìm hiểu các thông tin quan trọng về công ty cũng như vị trí ứng tuyển. Sau đó, bạn hãy chọn ra một số câu hỏi cho nhà tuyển dụng mà bạn thật sự muốn biết, và phục vụ cho mục đích công việc. Hi vọng những chia sẻ trên đây của Cake sẽ giúp bạn có được công việc mà bạn mong muốn. Ngoài ra, đừng quên tham khảo thêm các tip chia sẻ về kinh nghiệm phỏng vấn xin việc trên Cake nhé!

Công cụ tạo CV online trên Cake cung cấp nhiều mẫu CV miễn phí đa ngành nghề và các bài viết về cách làm hồ sơ xin việc hữu ích. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Heidi Huynh ---

3 Benefits of Subscribing to Cake's Newsletter

  • Bi-weekly newsletter updates
  • Industry trends and skills recommendation
  • Latest job openings and job search information
Newsletter

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Interview Skills
Oct 25th 2024

Phỏng vấn câu lạc bộ: Xem ngay 8 câu trả lời phỏng vấn hay

Trả lời tốt các câu hỏi phỏng vấn câu lạc bộ là cách duy nhất bạn cần làm. Trong bài viết này, Cake sẽ bật mí cho bạn các mẹo hay để bạn dễ dàng “win game” trong buổi phỏng vấn câu lạc bộ nhé!