10 câu hỏi tình huống khi phỏng vấn & cách trả lời trơn tru

cau-hoi-phong-van-tinh-huong
Chủ đề của các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn

Bạn biết không, tỷ lệ "săn job" thành công của ứng viên sẽ bị giảm dần nếu họ có biểu hiện lúng túng và trả lời không tốt trước các câu hỏi phỏng vấn tình huống đến từ nhà tuyển dụng. Lý do là vì phía công ty có thể đánh giá được mức độ phù hợp của bạn thông qua ngôn ngữ hình thể (body language), khả năng tiếp nhận thông tin cũng như xử lý tình huống trong khi trả lời phỏng vấn xin việc .

Phương pháp STAR sẽ là một trong những phương pháp vô cùng hiệu quả giúp bạn trả lời trơn tru và gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Cùng Cake tìm hiểu xem phương pháp STAR là gì, lợi hại như thế nào và top 10 câu hỏi phỏng vấn tình huống thường gặp nhé! 

Phương pháp phỏng vấn STAR là gì?

STAR là viết tắt của Situation - Tình huống, Task - Nhiệm vụ, Action - Hành động và Result - Kết quả. Phương pháp STAR giúp bạn phân tích tình huống, làm rõ trách nhiệm bản thân, từ đó đưa ra hành động phù hợp để mang lại kết quả mong muốn, cụ thể là:  

  • Situation: Mô tả tình huống câu chuyện của bạn.
  • Task: Giải thích vai trò và trách nhiệm của bạn trong tình huống đó.
  • Action: Kể chi tiết bạn đã xử lý tình huống như thế nào và đây là phần quan trọng nhất để bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Bạn nên trình bày cụ thể chuyên môn liên quan đến vị trí ứng tuyển được sử dụng để giải quyết vấn đề, qua đó chứng minh năng lực của bản thân.
  • Result: Hành động bạn đã thực hiện ở trên dẫn đến kết quả như thế nào? Để tăng tính thuyết phục, bạn nên nói kèm những con số thành tích cụ thể, hoặc chia sẻ bài học rút ra từ kinh nghiệm lần đó.

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn tình huống “Làm gì khi khách hàng khiếu nại?” theo phương pháp STAR: 

Tắc nghẽn đường biển đã khiến tổng công ty không thể chuyển hàng đến cửa hàng do tôi làm quản lý trưởng và khách hàng đã phàn nàn rất nhiều về tình trạng thiếu hàng. Để xoa dịu khách hàng, tôi đề nghị tổng công ty xin lỗi bằng voucher giảm 20% khi mua hàng lần sau cho khách và đồng thời nhắn tin cho họ ngay khi hàng về. Kết quả là khách hàng chấp nhận và đánh giá cao về hành động xin lỗi chân thành của chúng tôi.

7 chủ đề cho các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn

1. Kỹ năng làm việc nhóm 

Khi nhận được các câu hỏi phỏng vấn về kỹ năng làm việc nhóm, bạn nên mô tả sự phối hợp ăn ý giữa bạn và đồng đội, hay cách giải quyết mâu thuẫn của nhóm. Một ứng viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng không những giỏi chuyên môn, mà còn phải biết teamwork mượt mà, hiệu quả để cùng nhau gặt hái thành công chung. 

Ví dụ về câu hỏi tình huống khi phỏng vấn về kỹ năng làm việc nhóm:

  • Bạn sẽ làm gì khi bất đồng ý kiến với đồng nghiệp?
  • Bạn đã từng gặp khó khăn khi làm việc nhóm chưa?
  • Bạn nghĩ rằng brainstorming có phải là cách làm việc nhóm hiệu quả đối với ngành Marketing? 

2. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Nhiều người cho rằng nhà tuyển dụng đặt họ vào tình huống khó xử để “làm khó”, nhưng thật ra các câu hỏi phỏng vấn tình huống giúp nhà tuyển dụng đánh giá được kỹ năng giải quyết vấn đề của ứng viên. Điều này được coi là tiêu chí quan trọng trong tuyển dụng đấy!

Ví dụ về câu hỏi tình huống khi phỏng vấn về kỹ năng giải quyết vấn đề:

  • Bạn sẽ làm gì nếu khách hàng có thói quen trả giá?
  • Khi hệ thống bị lỗi truy cập dẫn đến nhiều khách hàng gọi điện phàn nàn, việc đầu tiên bạn sẽ làm là gì?
  • Chia sẻ về kinh nghiệm thành công của bạn khi gặp vấn đề trong thẩm định tài sản.

3. Kỹ năng giao tiếp 

Các vấn đề về giao tiếp bạn sẽ gặp phải khi làm việc với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác là câu hỏi phỏng vấn tình huống xuất hiện nhiều nhất. Vì đây là dạng câu hỏi sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được mức độ chuyên nghiệp của bạn khi ứng xử và hòa hợp trong môi trường làm việc.

Ví dụ về câu hỏi tình huống khi phỏng vấn về kỹ năng giao tiếp:

  • Bạn sẽ làm gì khi ý kiến của bạn liên tục bị bác bỏ?
  • Bạn đã từng chỉ ra điểm sai của cấp trên hay chưa? Việc đó dẫn đến kết quả ra sao?
  • Chia sẻ về một hiểu lầm xảy ra giữa bạn và phòng ban khác khi làm việc với nhau, và cách xử lý. 

4. Kỹ năng quản lý thời gian

Bất kỳ ngành nghề nào cũng đòi hỏi ứng viên cần có kỹ năng quản lý và phân bổ thời gian thực hiện các công việc sao cho hiệu quả . Thế nên, kỹ năng này thường được nhà tuyển dụng liệt vào danh sách những câu hỏi tình huống khi phỏng vấn thường gặp.  

Ví dụ về câu hỏi tình huống khi phỏng vấn về kỹ năng quản lý thời gian:

  • Nếu công ty cùng lúc giao 2-3 dự án cho bạn đảm nhận, thì bạn có đồng ý không?
  • Ngành chúng ta thường hay trễ deadline, vậy theo bạn làm cách nào để khắc phục?
  • Bạn sẽ làm gì nếu sếp giao task gấp vào cuối tuần?

5. Khả năng chịu áp lực 

Nếu như nhà tuyển dụng đặt ra các tình huống phỏng vấn xin việc là khả năng chịu đựng và vượt qua áp lực, thì bạn có thể chuẩn bị kịch bản trả lời cho các câu hỏi này:

Ví dụ về câu hỏi tình huống khi phỏng vấn về khả năng chịu áp lực:

  • Bạn đã vượt qua áp lực ở công việc cũ như thế nào?
  • Điều gì khiến bạn nghĩ mình có khả năng làm việc dưới áp lực cường độ cao?
  • Chia sẻ về cách bạn giải tỏa căng thẳng chốn công sở.

6. Khả năng lãnh đạo 

Thể hiện khả năng lãnh đạo của mình ngay từ khi còn là người mới sẽ giúp bạn trở nên tiềm năng hơn trong mắt nhà tuyển dụng bằng cách trả lời ổn áp các tình huống khi đi phỏng vấn xin việc dành cho bậc quản lý.

Ví dụ về câu hỏi tình huống khi phỏng vấn về khả năng lãnh đạo:

  • Cách bạn xử lý khi cấp dưới không đồng tình với quyết định của mình?
  • Bạn thường động viên đồng đội của mình như thế nào?
  • Cấp dưới có hay chia sẻ về áp lực họ gặp phải với bạn hay không? Lời khuyên bạn dành cho họ là gì?

7. Khả năng thích ứng

Một trong những kỹ năng mềm của ứng viên được nhà tuyển dụng săn đón chính là khả năng thích ứng nhanh nhạy với môi trường làm việc mới, hoặc khi phát sinh những thay đổi bất ngờ. 

Việc đặt ra các tình huống khi đi phỏng vấn xin việc dưới đây là cách đánh giá khả năng thích nghi của ứng viên:

  • Bạn sẽ làm gì khi được giao nhiệm vụ trong lĩnh vực hoàn toàn mới so với kiến thức bản thân?
  • Bạn đã học kỹ năng viết SEO trong bao lâu? Phản hồi của bài viết đầu tiên như thế nào?
  • Chia sẻ về cách bạn thích nghi khi làm việc với nhiều freelance khác nhau

Đọc thêm: Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp kèm kịch bản trả lời

Kịch bản trả lời 10 câu hỏi tình huống khi phỏng vấn

1. Bạn sẽ làm gì nếu khách hàng không đồng ý với hướng giải quyết của công ty?

Tôi sẽ lắng nghe ý kiến của khách hàng, sau đó sẽ xem xét phương án giải quyết thích hợp. Nếu khách hàng vẫn không hài lòng, tôi sẽ đưa ra phương án lựa chọn là đền bù trong khuôn khổ hợp lý của công ty. Sau cùng là lời xin lỗi chân thành vì đã mang đến trải nghiệm không vui cho họ và lời hứa cải thiện dịch vụ. 

2. Chia sẻ về một trải nghiệm không tốt khi làm việc nhóm. 

Dù đã được nhắc nhở nhiều lần, nhưng người đồng nghiệp ca đêm vẫn hay đi trễ,  làm ảnh hưởng giờ tan ca của tôi. Để khắc phục tình trạng này, tôi đã phản ánh với cửa hàng trưởng và đề nghị phương án phạt đối với trường hợp trễ hơn 3 lần trong tháng. Nhờ vậy mà tôi cảm thấy mọi người trở nên có kỷ luật hơn trong công việc!

3. Kể về một lần bạn mắc lỗi ở vị trí cũ và cách khắc phục. 

Khi đảm nhận vị trí nhân viên thu mua tại công ty cũ, tôi đã đặt nhầm nguyên liệu sản xuất cho công ty. Khi phát hiện, tôi đã lập tức gọi cho nhà cung cấp và may mắn là họ chưa tạo đơn hàng nên có thể sửa giúp tôi. Tuy chưa gây tổn thất cho công ty, nhưng tôi vẫn trình bày lại lỗi lầm của mình với sếp và được đánh giá cao về lòng trung thực và có tinh thần trách nhiệm cao.

4. Bạn sẽ làm gì khi thấy đồng nghiệp thiếu trung thực trong công việc?

Đầu tiên, tôi sẽ xem xét tổn thất của công ty được gây ra bởi hành động đó. Nếu như không ảnh hưởng nghiêm trọng, tôi sẽ trao đổi trực tiếp với họ để hiểu thêm nguyên nhân và cho họ lời khuyên. Ngược lại, tôi sẽ trình báo với cấp trên giải quyết nếu điều đó gây thiệt hại lớn cho công ty.

5. Bạn đã từng đưa ra một quyết định không giống số đông chưa và thuyết phục mọi người như thế nào?

Tôi chọn lắng nghe lý do của người khác thay vì phản bác quyết định của họ. Tôi cũng sẽ đưa ra lý do cho sự quyết định của mình và cố gắng đưa ra dẫn chứng cụ thể để thuyết phục họ.

6. Đã có khi nào ở công việc cũ, bạn từng không đạt được KPI chưa?

Trong thời gian phụ trách dự án XYZ, đã có nhiều đồng nghiệp bỏ ngang vì áp lực doanh số và nhóm tôi chỉ còn có 2 người phụ trách. Do tuyển dụng người mới mất khá nhiều thời gian, nên sau cùng chúng tôi thiếu 3% để đạt được KPI của quý. Chuyện này đã dạy cho tôi bài học về năng lượng tiêu cực trong môi trường làm việc. Chúng ta cần động viên nhau vượt qua khó khăn và áp lực, thay vì than thở và khiến tinh thần cả đội đi xuống và làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

7. Hãy nói về một lần bạn phải chịu nhiều áp lực trong công việc, lúc đó bạn đã làm gì?

Tôi đã mất ngủ nhiều giờ liền khi sản phẩm công ty sắp ra mắt thị trường. Thời điểm đó, tôi may mắn có những người bạn bên cạnh động viên, đồng thời tôi cũng tập thể dục để giải tỏa áp lực và nhìn nhận sự việc dưới góc độ tích cực hơn thay vì lo lắng như trước kia. Sau cùng thì tôi đã hoàn thành tốt khâu chuẩn bị cho sản phẩm để ra mắt công chúng.

8. Bạn sẽ làm gì nếu cấp trên yêu cầu hoàn thành nhiều công việc sớm nhất có thể, và việc nào cũng cần gấp? 

Tôi vẫn sẽ hoàn thành trong khả năng của mình theo yêu cầu. Tuy nhiên, tôi sẽ trao đổi trực tiếp với sếp để hai bên có thể hiểu thêm về nguồn nhân lực và phong cách làm việc của nhau. Từ đó thỏa thuận một phương án hợp lý hơn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần làm việc của nhân viên.

9. Bạn sẽ xử lý thế nào nếu kết quả công việc không như mong đợi?

Chắc chắn là đầu tiên tôi sẽ cảm thấy thất vọng khi kết quả không như mong đợi. Tuy nhiên, là một leader, tôi có trách nhiệm vực dậy tinh thần của cả đội, cùng nhau thảo luận và xem xét những điểm chưa tốt để cải thiện và tiếp tục phát huy những điểm tốt. 

10. Chia sẻ về một trong những thay đổi lớn trong công việc mà bạn đã trải qua. 

Do sử dụng thành thạo Photoshop nên tôi đã được công ty giao nhiệm vụ hỗ trợ thiết kế cho team Design trong 3 tháng tuyển designer mới. Kết quả là thay vì nghiên cứu thị trường cho team Marketing thì tôi đã tích lũy được nhiều tác phẩm thiết kế hơn.



Kết luận

Qua bài viết này, Cake hy vọng bạn sẽ biết cách vận dụng phương pháp STAR vào buổi phỏng vấn xin việc sắp tới. Hãy nhớ rằng, không có một câu trả lời nào đúng hoàn toàn cho tất cả các câu hỏi phỏng vấn tình huống. Điều quan trọng là bạn thể hiện được kỹ năng giao tiếp, tư duy logic và sự hiểu biết về lĩnh vực làm việc của mình. Chúc bạn nhiều thật nhiều thành công!

Công cụ tạo CV miễn phí trên Cake cung cấp hơn 500 mẫu CV online đa ngành nghề và các bài viết về tip làm hồ sơ xin việc hữu ích. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Kristie Shenzhou ---

3 Benefits of Subscribing to Cake's Newsletter

  • Bi-weekly newsletter updates
  • Industry trends and skills recommendation
  • Latest job openings and job search information
Newsletter

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Interview Skills
Oct 25th 2024

Phỏng vấn câu lạc bộ: Xem ngay 8 câu trả lời phỏng vấn hay

Trả lời tốt các câu hỏi phỏng vấn câu lạc bộ là cách duy nhất bạn cần làm. Trong bài viết này, Cake sẽ bật mí cho bạn các mẹo hay để bạn dễ dàng “win game” trong buổi phỏng vấn câu lạc bộ nhé!