Freelancer là gì? 10 công việc freelancer có thu nhập ổn định hiện nay

cong-viec-freelancer
Những công việc freelancer hot nhất hiện nay

Freelancer là gì mà những năm gần đây, các công ty tại Việt Nam cũng như toàn cầu có xu hướng tuyển nhân sự tự do thay vì thuê  nhân viên part-time, thậm chí là full-time. Do vậy, ngày càng có nhiều người từ bỏ hình thức làm việc truyền thống, tìm đến các công việc freelance để chuyển sang một hình thức làm việc linh hoạt hơn. 

Trong bài viết này, Cake sẽ cung cấp các thông tin tổng quan về xu hướng làm việc này, qua đó bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về nghề freelancer. 

Freelancer là gì?

Freelance có thể được hiểu là làm việc tự do, hay một loại hình tự kinh doanh. Thay vì được tuyển dụng bởi một công ty, những người làm các công việc freelance, tự quản lý và cung cấp dịch vụ của mình trên cơ sở hợp đồng hoặc dự án.

Các công ty thuộc mọi loại hình và quy mô có thể thuê freelancer để hoàn thành một dự án hoặc nhiệm vụ trong một khoảng thời gian thỏa thuận. Mặt khác, freelancer nhận thù lao, hoa hồng và chịu trách nhiệm đóng thuế, bảo hiểm y tế và lương hưu của chính họ. 

Như vậy, freelance job là công việc được trả theo số lượng sản phẩm, và không bị ràng buộc về thời gian hay địa điểm làm việc.

Freelancer là làm gì?

Ngày càng có nhiều người theo đuổi con đường freelance, vậy họ là những ai và làm việc trong ngành nào? Hãy cũng tìm hiểu về 10 công việc freelancer phổ biến nhất hiện nay nhé!

1. Viết lách

Nghề viết tự do - freelance writing là gì mà lại hot đến thế? Công việc của freelance writer là sản xuất các loại văn bản được khách hàng yêu cầu mà không cần đến văn phòng. Họ có thể chuyên về một lĩnh vực cụ thể hoặc viết đa dạng chủ đề, trong đó có viết báo, blog, quảng cáo, hay bài đăng mạng xã hội (social content),....

Thông thường, freelance writer sẽ được trả nhuận bút dựa trên số bài viết, số từ hoặc cả một gói, dự án.

mau-cv-content-writer
Mẫu CV content writer được tạo bởi Cake

2. Dịch thuật

Dịch thuật tự do - freelance translator là một một trong những công việc freelance phổ biến hiện nay do sự thúc đẩy của toàn cầu hóa. Công việc này bao gồm việc dịch các tài liệu, văn bản, cuộc đối thoại trực tiếp hoặc được ghi lại, từ ngôn ngữ này sang một hoặc nhiều ngôn ngữ khác. 

Để trở thành một dịch thuật viên tự do uy tín thì ngoài sự thông thạo ngoại ngữ, bạn còn phải là người viết và giao tiếp tốt, cũng như am hiểu về ngữ cảnh văn bản hoặc cuộc hội thoại. Để tránh được những sai sót trong quá trình dịch thì trước khi tìm việc làm freelance, bạn nên gắn bó với một agency để tích lũy kinh nghiệm.

3. Thiết kế

Công việc của Graphic Designer bao gồm:

  • Tạo ra các tác phẩm đồ hoạ để mô tả, quảng cáo sản phẩm hoặc thương hiệu.
  • Xây dựng giao diện các trang web, ứng dụng sao cho thân thiện với người dùng.
  • Thiết kế nội thất, hiệu ứng cho các sự kiện.
  • Thiết kế quần áo, phụ kiện cho ngành công nghiệp thời trang.

Đọc thêm: 5 mẹo thiết kế portfolio cho designer chuyên nghiệp

4. Nhiếp ảnh

Một nhiếp ảnh gia tự do - hay freelance photographer nhận đảm nhiệm những photoshoot và các khâu hậu kỳ xung quanh những buổi chụp hình này. Đối tượng chụp của một freelance photographer rất đa dạng, tùy theo phong cách và sở trường riêng, họ có thể nhận chụp ảnh sản phẩm, phong cảnh, ảnh cưới, chân dung,.... 

Photography freelancer cũng có thể kiếm tiền bằng việc bán các tác phẩm của mình qua các website hoặc triển lãm/hội chợ nghệ thuật. Một trong những kênh hiệu quả để nhiếp ảnh gia tự do và những công việc freelance khác quảng bá thương hiệu cá nhân là qua portfolio. 

5. Dạy học

Nếu bạn có khả năng truyền đạt thông tin tốt và kiến thức sâu rộng ở một lĩnh vực nào đó, thì đây chính là đáp áp cho câu hỏi "Freelancer làm những gì?". Tùy vào phong cách giảng dạy, chuyên môn và nhu cầu của học sinh, những người chọn công việc freelance dạy học (Freelance Teacher) có thể giảng bài trực tuyến hoặc trực tiếp, dạy môn học thuật hoặc kỹ năng, gia sư 1-1 hoặc dạy theo nhóm, học viên nhỏ tuổi hoặc là người lớn. 

Thiết kế tự do (Freelance Graphic Designer) là một trong những nghề freelancer cực hot hiện nay. Họ làm việc chủ yếu trong ngành thiết kế công nghiệp (Industrial Design) hoặc truyền thông thị giác (Visual Communication).

6. SEO

SEO là viết tắt của Search Engine Optimization - tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đây là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị - marketing kỹ thuật số.

Vậy SEO freelancer, một loại nghề thuộc marketing freelancer là gì? Đó là những người nhận sáng tạo và tối ưu hóa nội dung được xuất bản trên Internet để người dùng mạng có thể dễ dàng tìm thấy nội dung đó khi họ sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc hay Bing,... Mục tiêu của SEO freelancer là tăng lưu lượng truy cập (traffic) cho một website được yêu cầu. 

seo-la-nghe-gi
Đọc thêm: 5 câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng SEO thường gặp

7. Nhập liệu

Việc làm freelancer nhập liệu tập trung vào việc sử dụng các phần mềm hoặc bảng tính (Microsoft Excel, Google Sheets, Apple iWork Number, LibreOffice Calc.) để nhập thông tin cho các khách hàng, công ty trên cơ sở hợp đồng. 

Nhiệm vụ của nghề freelance nhập liệu có thể thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào việc họ làm việc với ai. So với các công việc freelancer khác, data entry freelance không có đòi hỏi cao về bằng cấp và chỉ yêu cầu kỹ năng máy tính văn phòng.

8. Lập trình

Lập trình hay programming là một công việc dịch các mệnh lệnh của con người lệnh thành ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu được, được gọi là mã hay code. Đây là một trong những công việc dành cho freelancer có đòi hỏi về bằng cấp và chuyên môn cụ thể do tính chất phức tạp, nhưng cũng là nhóm nghề freelancer được săn đón nhất. 

Vai trò của freelancer lập trình - Freelance Programmer/Developer rất phong phú, nhưng có thể được miêu tả bởi một quá trình căn bản gồm ba bước:

  • Nhận viết một chương trình máy tính (website, ứng dụng) theo yêu cầu của khách hàng. 
  • Chạy thử chương trình hoặc ứng dụng. 
  • Hỗ trợ khách hàng duy trì sản phẩm lập trình sau khi nó được thiết lập và đưa vào sử dụng. 

9. Nghiên cứu thị trường

Một người nghiên cứu thị trường - Market Researcher có nhiệm vụ nghiên cứu thông tin về khách hàng, xu hướng bán hàng, sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp để giúp họ phát triển các kế hoạch tiếp thị trong tương lai. Công việc freelance này có thể được thuê viết các báo cáo kinh doanh, đưa ra các nhận định, dự đoán xu hướng cũng như đề xuất các chiến lược kinh doanh.

10. Người mẫu

Theo đuổi nghề người mẫu tự do, Freelance Model, có thể mang đến cơ hội thú vị để bạn kiếm thu nhập bằng chính đam mê nghệ thuật/thời trang hoặc thế mạnh ngoại hình của mình mà không bị gò bó bởi một công ty quản lý. 

Vậy chính xác Freelance Model là gì? Họ là những người tự phát triển và quảng bá hình ảnh cá nhân để tìm kiếm cơ hội trong ngành mẫu thương mại (Commercial Model), mẫu thời trang (Fashion Model), mẫu thể hình (Fitness Model),...

Xem thêm: Định hướng nghề nghiệp cho Gen Z - Đi tìm cảm hứng phát triển tương lai

Tìm hiểu về freelancer qua các câu hỏi thường gặp

❓Upwork là gì?

Upwork là nền tảng tìm việc freelance lớn nhất hiện nay dành cho những freelancer trong các lĩnh vực như viết lách, thiết kế đồ họa hay lập trình,... Upwork có nhiều công việc đa dạng thuộc về mọi lĩnh vực như: Công nghệ thông tin, Marketing, Hành chính - Nhân sự,...

Ngoài Upwork, có nhiều nền tảng khác từ website đến ứng dụng cho phép doanh nghiệp đăng tin tuyển freelancer. Freelancer cũng có thể chủ động đăng thông tin và hồ sơ của mình để kết nối với khách hàng và tìm kiếm công việc freelance ưng ý, ví dụ như: Cake.me, freelancerviet, Vlance,…

upwork-la-gi
Giao diện một freelancer trên Upwork

❓Làm sao để trở thành freelancer?

Hành trang tìm việc freelance không thể thiếu chuyên môn vững, kinh nghiệm dày dạn trong ngành và nhất là những kỹ năng mềm đặc biệt để “đối phó” với những tình huống phát sinh khi bên cạnh bạn không có một đội ngũ hỗ trợ. 

7 kỹ năng mềm cần có cho nghề freelancer:

  • Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
  • Kỹ năng bình tĩnh giải quyết vấn đề
  • Khả năng chấp nhận và học hỏi từ phản hồi tiêu cực
  • Kỹ năng quản lý stress
  • Óc sáng tạo và cải tiến
  • Kỹ năng quản lý cá nhân
  • Kỹ năng hợp tác

❓Có nên làm freelancer không và vì sao?

Khi tìm hiểu về freelancer, bạn nên xem xét kỹ lưỡng về phong cách sống và điều kiện của bản thân. Dưới đây là một số ưu & nhược điểm của các công việc freelance để bạn tham khảo trước khi đưa ra quyết định của riêng mình.

Ưu điểm của các công việc freelancer:

  • Bạn linh hoạt trong cách thức, thời gian và địa điểm làm việc.
  • Bạn tự do lựa chọn khách hàng.
  • Bạn giữ và phân bổ toàn bộ lợi nhuận từ công việc của mình.

Nhược điểm của các công việc freelancer:

  • Bạn phải tự xử lý các vấn đề với khách hàng.
  • Thu nhập có thể không ổn định hằng tháng.
  • Bạn phải tự trả những khoản phí phát sinh.


Kết luận

Hơn ai hết, bạn là người hiểu rõ nhất bản thân mình có nên làm freelancer không, và thích hợp với nghề freelance gì. Tuy có sự thoải mái về thời gian và địa điểm làm việc nhưng cũng có rất nhiều thách thức nếu bạn quyết định theo đuổi công việc freelancer. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ mọi yếu tố bạn nhé!

Còn nếu bạn đang tìm việc freelance thì xem ngay trang web tuyển dụng Cake, để tham khảo các bản tin mới và uy tín nhất trong mọi lĩnh vực, ngành nghề. Chúc bạn nhiều thành công và may mắn!

Đọc thêm: Hướng dẫn tạo CV Freelancer và những điều cần biết về làm việc tự do

Cake là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Dasie Pham ---

3 Benefits of Subscribing to Cake's Newsletter

  • Bi-weekly newsletter updates
  • Industry trends and skills recommendation
  • Latest job openings and job search information
Newsletter

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Career Planning
Nov 11th 2024

Bài test “What Cake R U” là gì mà viral đến thế?

Bài test What Cake R U là gì mà gây sốt giới trẻ châu Á thời gian gần đây? Hiệu quả của nó trong việc định hướng nghề nghiệp ra sao? Khám phá ngay nhé!