Copywriter là gì và kỹ năng cần có?

copywriter-lam-gi
Copywriter làm gì?

Theo thống kê từ KhrisDigital, thị trường Copywriting toàn cầu đang tăng trưởng với tốc độ đáng kinh ngạc với 25,29 tỷ USD vào năm 2023 và ước tính đạt 42,22 tỷ USD vào năm 2030. “Copywriter là gì?” đang dần trở thành từ khóa hot trên các diễn đàn tìm kiếm nghề nghiệp, đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0.

Vậy Copywriter là nghề gì? Công việc Copywriter đòi hỏi những kỹ năng then chốt nào để đột phá thành công? Hãy cùng Cake khám phá những thông tin thú vị về nghề Copywriter để có những định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho tương lai nhé!

Copywriter là gì?

Nghề Copywriter là gì?

Copywriter là người sử dụng tư duy chiến lược để sáng tạo ra các mẫu quảng cáo hấp dẫn trong các chiến dịch Marketing nhằm khơi gợi mong muốn, thuyết phục và thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng. 

Có thể hiểu đơn giản, Copywriter là người tạo ra những mẩu quảng cáo “sinh lời”.

Phân biệt Content Writer và Copywriter

Copywriter và Content Writer là 2 khái niệm thường gây nhầm lẫn cho những người mới bước chân vào lĩnh vực quảng cáo và tiếp thị truyền thông. 

Cùng Cake phân biệt sự khác nhau giữa Content Writer và Copywriter để có cái nhìn toàn cảnh về nghề Content Marketing nhé!


Hạng mục
Copywriter
Content Writer
Khái niệm
Công việc của copywriter làm là tạo ra các nội dung thuyết phục, lôi cuốn khách hàng, thúc đẩy hành vi mua hàng ngay lập tức hoặc càng sớm càng tốt.
Tạo ra các nội dung hữu ích, giá trị nhằm kết nối và củng cố niềm tin của khách hàng với thương hiệu.

Vai trò 
Copywriter sản xuất các nội dung thuyết phục, lôi cuốn khách hàng, thúc đẩy hành vi mua hàng ngay lập tức hoặc càng sớm càng tốt.
Tạo ra các nội dung hữu ích, giá trị nhằm kết nối và củng cố niềm tin của khách hàng với thương hiệu.

Yếu tố bán hàng 
Trực tiếp thuyết phục người đọc mua hàng.
Bán hàng gián tiếp hoặc bán hàng trong tương lai thông qua sự gắn kết lâu dài với khách hàng.

Cách tiếp cận khách hàng
Tiếp cận trực diện để đưa sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với khách hàng, từ đó gia tăng doanh số công ty.
Tạo dựng niềm tin, sự trung thành thương hiệu một cách bền bỉ bằng tuyến bài có giá trị và phù hợp với đối tượng mục tiêu. Đây là điểm khác biệt rõ nét giữa Copywriter và Content Writer.

Độ dài
Ngắn gọn súc tích. 
Nêu những điểm sáng nổi bật của sản phẩm, nội dung nhằm khơi gợi cảm xúc và thuyết phục  người mua hàng.

Có thể dài hoặc ngắn, tuy nhiên đa phần là nội dung dài, có tính bao quát, chuyên sâu.




Dạng nội dung
Công việc Copywriter là tạo ra các ấn phẩm truyền thông Online và Offline ấn tượng như:
- Slogan, tagline
- Ý tưởng chiến dịch Marketing
- Tên thương hiệu, tên sản phẩm
- Kịch bản quảng cáo, TVC trên TV, Youtube, Radio, Postcard..
- Bài viết Facebook
- Landing page bán hàng


- Bài viết trên website
- Ebook
- Email
- Bài PR
- Thông cáo báo chí
- Bài viết chuyên sâu trên social
- Bản tin định kỳ



Giọng văn
Ngôn ngữ giống như đang giao tiếp với khách hàng, đề cao tính cá nhân hóa.
Ngôn ngữ trang trọng và có tính chuyên môn hơn.

Kênh phân phối
Social Media, Facebook Ads, Google Ads,  Billboard quảng cáo ngoài trời,...
Website, Blog, Email, Newsletter, Social Media,...

Học gì để trở thành Copywriter?

Để theo đuổi con đường trở thành Copywriter chuyên nghiệp, bạn cần trang bị nền tảng kiến thức, chuyên môn vững chắc. 4 ngành học dưới đây sẽ giúp bạn làm tốt công việc Copywriter sau này. 

1. Ngành quảng cáo

Khi theo học ngành quảng cáo, bạn sẽ được tiếp cận các chiến lược quảng bá sản phẩm/dịch vụ, nghiên cứu hành vi và tâm lý khách hàng, trau dồi các kỹ năng nghiệp vụ như: sáng tạo thông điệp, tiếp thị hiệu quả, xây dựng kế hoạch Marketing trực tuyến,... Những kiến thức này sẽ là hành trang vô cùng giá trị đối với việc làm Copywriter của bạn!

Hiện nay, các trường đại học mở lớp đào tạo chuyên sâu về ngành quảng cáo như: 

  • Học viện Báo chí & Tuyên truyền
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tại Hà Nội & TP. HCM
  • Học viện Ngoại giao
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Văn hoá Hà Nội
  • Đại học Thương mại

2. Ngành báo chí truyền thông

Ngành báo chí truyền thông sẽ cung cấp cho người học các kiến thức nền tảng về truyền thông, mạng xã hội, các loại hình báo chí, đồng thời rèn giũa tư duy nhạy bén cùng các kỹ năng thiết thực như quay dựng video, chụp ảnh phục vụ đắc lực cho công việc Copywriter sau này.

Một số trường đại học nổi tiếng đào tạo về ngành báo chí truyền thông như:

  • Học viện Báo chí & Tuyên truyền
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tại Hà Nội & TP. HCM
  • Học viện Ngoại giao
  • Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

3. Ngành Marketing

Học Marketing sẽ trang bị cho công việc Copywriter của bạn những kiến thức chuyên sâu về nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm, các chiến lược tiếp thị Marketing hiệu quả, xây dựng định vị thương hiệu cùng các kỹ năng cần thiết như: khai thác insight khách hàng, lập kế hoạch Marketing,...

Top các trường đại học đào tạo Marketing tốt nhất tại Việt Nam như:

  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Ngoại thương
  • Đại học RMIT
  • Đại học Tài chính – Marketing
  • Đại học Thương mại
  • Đại học Kinh tế TP. HCM

4. Ngành ngôn ngữ học

Đây là ngành học chuyên sâu về ngôn ngữ, khai thác các khía cạnh đa dạng của khoa học, lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa, xã hội… Sự thấu hiểu sâu sắc về ngôn ngữ cùng kiến thức nền rộng mở mà ngành ngôn ngữ học đem lại sẽ là hành trang quý giá để bạn chinh phục công việc Copywriter. 

Một số trường có ngành ngôn ngữ học được đông đảo sinh viên theo học: 

  • Đại học Ngôn ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tại Hà Nội & TP. HCM
  • Đại học Hà Nội
  • Đại học Sư Phạm TP. HCM

Công việc và mức lương của một Copywriter

Copywriter làm gì?

Copywriting là nghề gì? Đó là băn khoăn của rất nhiều bạn sinh viên khi lần đầu tiếp cận với nghề Copywriter.

Copywriter là một công việc vô cùng thú vị khi mỗi ngày bạn đều được thỏa sức sáng tạo. Đặc biệt ở vị trí này, ngòi bút của bạn chính là thứ “vũ khí quyền năng” giúp thể hiện bản sắc thương hiệu một cách lôi cuốn, truyền cảm hứng cho người đọc.

Thông thường, việc làm của một Copywriter khi tham gia vào quá trình sáng tạo nội dung gồm:

  • Nghiên cứu chân dung khách hàng: Phỏng vấn, nghiên cứu về nhân khẩu học, hành vi, sở thích, thói quen, tâm lý và insight của đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Xây dựng ý tưởng và kế hoạch hành động trong các chiến dịch Marketing nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng và gia tăng doanh số.
  • Sáng tạo nội dung trên các nền tảng Online và Offline như: Facebook, TikTok, Website, Youtube, Blog, WordPress, biển quảng cáo ngoài trời, Banner, Standee,...
  • Xây dựng kịch bản cho các video quảng cáo sản phẩm/dịch vụ hoặc các video viral.
  • Tối ưu nội dung tìm kiếm trên Google bằng cách tạo ra các bài viết chuẩn SEO trên website giá trị, hấp dẫn, thỏa mãn nhu cầu người đọc từ đó gia tăng thứ hạng của website.

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành tiếp thị truyền thông, cơ hội nghề nghiệp của công việc Copywriter luôn rộng mở.

Theo dữ liệu từ Google Trends, thuật ngữ “Copywriting” đạt mức cao nhất toàn cầu vào tháng 1 năm 2023. Điều đó chứng tỏ sức hút và sự quan tâm dành cho nghề Copywriter đang ngày càng lớn. 

Mức lương của Copywriter là bao nhiêu?

Tại Việt Nam, mức lương của nghề Copywriter thường dao động từ 10 - 15 triệu/tháng đối với nhân sự làm Full time (toàn thời gian) tại một công ty. 

Với các Copywriter hoạt động theo hình thức Freelancer - làm tự do, nhận nhiều dự án cùng lúc, mức lương Copywriter cao nhất có thể đạt tới 20 - 30 triệu/tháng.

cong-viec-freelancer
Những công việc freelancer hot nhất hiện nay

Kỹ năng cần có của một Copywriter

Để trở thành một Copywriter với khả năng biến hóa ngôn từ, bạn cần tự trang bị cho mình bộ kỹ năng cứng và kỹ năng mềm sau:

  • Kỹ năng viết lách tốt, có thể biến hóa đa dạng phù hợp với từng đối tượng khách hàng mục tiêu và định vị thương hiệu. Đây là kỹ năng cần có để phục vụ cho trong công việc Copywriter.
  • Khả năng tư duy sáng tạo “think out of box”, tạo những ý tưởng và nội dung đột phá, “đúng - trúng” insight khách hàng.
  • Kỹ năng nghiên cứu và phân tích thông tin, số liệu, từ đó tìm ra insight khách hàng và nắm bắt các xu hướng thị trường.
  • Kỹ năng tư duy logic là “trợ thủ” đắc lực giúp bạn tạo ra các content mạch lạc, sắc bén, không bị cảm tính, khó hiểu.
  • Kỹ năng giao tiếp khéo léo nhằm xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, đối tác.
  • Tinh thần ham học hỏi và khả năng tự học cao, sẵn sàng tiếp nhận những điều mới mẻ, nỗ lực rèn luyện mỗi ngày để tạo ra những content giàu giá trị và thu hút nhiều người đọc!


Kết luận

Học Marketing ra làm gì? Copywriter là gì? Nghề Copywriter là làm gì, đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt nào?

Đó là những trăn trở của rất nhiều bạn sinh viên khi ấp ủ ước mơ dấn thân vào nghề này. Cake hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp những thông tin giá trị, giúp bạn có những định hướng cụ thể cho con đường tương lai sắp tới!

Công cụ tạo CV miễn phí trên Cake cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm hồ sơ xin việc hữu ích. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV online chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Chloe Tran ---


3 Benefits of Subscribing to Cake's Newsletter

  • Bi-weekly newsletter updates
  • Industry trends and skills recommendation
  • Latest job openings and job search information
Newsletter

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

Más artículos que pueden interesarle

Latest relevant articles
Career Planning
nov 11º 2024

Bài test “What Cake R U” là gì mà viral đến thế?

Bài test What Cake R U là gì mà gây sốt giới trẻ châu Á thời gian gần đây? Hiệu quả của nó trong việc định hướng nghề nghiệp ra sao? Khám phá ngay nhé!