Mục lục
Nhà tuyển dụng hiện nay không chỉ đơn thuần tìm kiếm ứng viên có kỹ năng và kinh nghiệm tốt, mà họ còn tìm kiếm những người có culture fit phù hợp. Ứng viên có mức độ cultural fit cao không chỉ đóng góp tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp mà còn dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc mới.
Vậy culture fit là gì và quan trọng thế nào trong tuyển dụng? Hay bạn nên chuẩn bị gì cho vòng culture fit interview? Cùng Cake tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Trước tiên, chúng ta sẽ phân tích “culture” là gì và “fit” là gì.
Theo từ điển Oxford Learners Dictionaries, “culture” được định nghĩa là “the customs and beliefs, art, way of life and social organization of a particular country or group”. Tiếng Việt có nghĩa là “phong tục và tín ngưỡng, nghệ thuật, lối sống và tổ chức xã hội của một quốc gia hoặc một nhóm cụ thể”.
Trong khi đó, “fit” là “the way that two things match each other or are suitable for each other”, tiếng Việt có nghĩa là “sự phù hợp, hài hòa với nhau”.
Vậy, hiểu nôm na, culture fit là sự hòa hợp giữa nhân viên và văn hóa của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp có thể hiểu là các giá trị và niềm tin của người sáng lập, lan tỏa đến toàn bộ nhân viên, cách thức tương tác giữa quản lý và nhân viên, cũng như môi trường làm việc.
Nếu mỗi người có mỗi tính cách khác nhau thì văn hóa doanh nghiệp cũng vậy. Đó là lý do vì sao một số ứng viên phù hợp với các giá trị và môi trường làm việc của một công ty nào đó, nhưng lại không phù hợp với những công ty khác.
Vì vậy, để đảm bảo ứng viên khi làm việc chính thức sẽ tự tin hòa nhập và làm việc hiệu quả, nhiều doanh nghiệp bổ sung phần culture fit interview vào quy trình tuyển dụng của mình.
Culture fit interview là buổi đánh giá ứng viên để xem liệu họ có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.
Các câu hỏi trong buổi fit interview sẽ được thiết kế nhằm giúp nhà tuyển dụng có thể đào sâu vào tố chất, động lực và cách ứng xử của ứng viên. Từ đó, họ có thể xác định liệu ứng viên có thể nhanh chóng thích nghi với văn hóa doanh nghiệp và phát triển tốt trong công việc hay không.
Khi gia nhập một doanh nghiệp có cultural fit phù hợp, bạn sẽ cảm thấy được thấu hiểu, đồng cảm, từ đó có thể phát huy được tiềm năng và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình tại nơi làm việc.
Lúc này, công việc không chỉ đơn giản mang đến nguồn thu nhập ổn định hằng tháng cho bạn mà còn là đam mê, động lực để bạn tạo ra các giá trị tích cực cho doanh nghiệp cũng như xã hội.
Ngoài ra, doanh nghiệp có culture fit phù hợp sẽ tạo nên môi trường làm việc tích cực, khuyến khích từng cá nhân trong đó không ngừng học hỏi và phát triển. Bạn sẽ được đồng hành và hỗ trợ bởi những đồng nghiệp có cùng chí hướng, giúp bạn tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp của mình.
Ví dụ, nếu bạn coi trọng sự đa dạng, hòa nhập, chế độ đãi ngộ theo năng lực, bạn sẽ phát triển tốt hơn trong một môi trường đề cao những giá trị này, so với một môi trường không có.
1. Nâng cao hiệu suất làm việc
Khi nhân viên cảm thấy hòa hợp với văn hóa công ty, họ thường tận tâm hơn với công việc, dẫn đến năng suất cao hơn, sự hợp tác tốt hơn, từ đó cải thiện hiệu suất tập thể.
Theo một nghiên cứu của Harvard Business Review, nhân viên phù hợp với văn hóa tổ chức có khả năng đạt hiệu suất cao nhất (hơn 20%).
Ngược lại, những người không hòa hợp với văn hóa công ty, thường cảm thấy ngột ngạt và không hài lòng, dẫn đến năng suất giảm mạnh. Do đó, có thể thấy, culture fit là một yếu tố then chốt cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào.
2. Xây dựng môi trường làm việc tích cực
“Trong một tập thể mà mọi người đều nhiệt huyết và tận tâm vì một lý tưởng chung, thì không gì là không thể đạt được.” - Howard Schultz, cựu CEO của Starbucks.
Một người trung bình dành khoảng 81.396 giờ cho công việc trong suốt cuộc đời. Con số này tương đương với hơn 40 năm làm việc. Chính vì vậy, họ luôn mong muốn tìm được một môi trường làm việc tích cực, hỗ trợ lẫn nhau.
Khi nhân viên và doanh nghiệp có culture fit phù hợp sẽ tạo nên môi trường làm việc thoải mái, nơi mà mọi người đều cảm thấy được trân trọng và thấu hiểu, sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành mục tiêu chung.
3. Thu hút nhân tài
Ngoài mức lương và những đãi ngộ hấp dẫn, yếu tố cultural fit cũng là điều thu hút ứng viên có giá trị phù hợp ứng tuyển vào doanh nghiệp. Và, một khi trúng tuyển, họ sẽ cống hiến hết mình cho doanh nghiệp vì hệ giá trị tương đồng của cả hai bên.
Việc ứng viên xuất sắc tự tìm đến hoặc nhân viên hiện tại giới thiệu doanh nghiệp cho những người quen đang tìm việc của họ sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu từ chi phí tuyển dụng cho đến chất lượng ứng viên.
Theo Lee-Anne, tác giả quyển sách “Culture Driven Recruiting”, một khi doanh nghiệp có được uy tín về văn hóa của mình, việc tuyển dụng sẽ tự khắc diễn ra dễ dàng và hiệu quả.
4. Xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực
Tiếp thị truyền miệng là một chiến lược marketing vô cùng hiệu quả. Khi làm việc trong môi trường đề cao cultural fit, nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng và sẵn sàng trở thành những người ủng hộ nhiệt tình nhất cho doanh nghiệp. Từ đó, thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer branding) sẽ được nâng cao.
Nhân viên sẽ chia sẻ tích cực về công việc của mình với những người khác, qua đó giúp thu hút nhân tài có cùng hệ giá trị tìm đến doanh nghiệp.
Thương hiệu nhà tuyển dụng được xây dựng trên nền tảng văn hóa và giá trị chung có thể giúp doanh nghiệp vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh. Vì nó cho thấy doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn xây dựng nên một môi trường làm việc tích cực.
Thông thường, trong vòng culture fit interview, bạn sẽ được hỏi những câu liên quan đến giá trị, quan điểm và phong cách làm việc cá nhân. Dựa trên những thông tin bạn chia sẻ, doanh nghiệp sẽ biết được bạn có culture fit với họ hay không, có hòa hợp với văn hóa làm việc chung hay không.
Để hoàn thành tốt vòng culture fit interview, bạn nên chuẩn bị các câu hỏi chuyên sâu về văn hóa doanh nghiệp như:
Mục đích của câu hỏi này là để doanh nghiệp xác định xem bạn đã tìm hiểu về văn hóa và môi trường làm việc của họ chưa.
Câu hỏi này có thể được hiểu là “Liệu văn hóa, sứ mệnh, giá trị và môi trường làm việc của doanh nghiệp có đủ thôi thúc bạn muốn làm việc tại đây?” Doanh nghiệp muốn biết bạn và họ có cultural fit với nhau không. Vì nếu không, bạn sẽ khó phát huy hết tiềm năng của mình để đạt hiệu suất tốt nhất.
Câu hỏi này giúp doanh nghiệp đánh giá phong cách làm việc của bạn như thế nào, có phù hợp với họ hay không.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần luyện tập trước các câu hỏi tình huống trong buổi culture fit interview mà nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi.
Nhà tuyển dụng có thể yêu cầu bạn chia sẻ cách giải quyết mâu thuẫn trong quá khứ. Từ đó, họ có thể đánh giá tư duy xử lý vấn đề cũng như tính cách của bạn trong công việc.
Câu hỏi này nhằm mục đích đánh giá cách bạn xử lý tình huống căng thẳng như thế nào. Bạn có sẵn sàng tiếp thu ý kiến đóng góp mang tính xây dựng và cải thiện bản thân hay bạn nghĩ rằng mình đã đủ giỏi rồi.
Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá khả năng vượt khó của bạn như thế nào, bạn có phải tuýp người cầu tiến, sẵn sàng học hỏi để giải quyết khó khăn hay là kiểu buông xuôi đầu hàng số phận?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng đang muốn đánh giá sự cam kết của bạn đối với vị trí ứng tuyển cũng như khả năng đồng hành lâu dài với doanh nghiệp cho những mục tiêu chung trong tương lai.
Cake mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ culture fit là gì. Có thể nói, culture fit interview là một bước quan trọng trong quá trình tuyển dụng, không chỉ với doanh nghiệp mà còn với ứng viên. Việc tìm được doanh nghiệp có cultural fit phù hợp giúp bạn cảm thấy mỗi ngày đi làm đều ngập tràn năng lượng tích cực, từ đó bạn sẽ có nhiều động lực để cống hiến hơn.
Công cụ tạo CV online trên Cake cung cấp hơn 500 mẫu CV miễn phí đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với hồ sơ xin việc chuyên nghiệp ngay hôm nay!
--- Tác giả bài viết: Liesel Phan ---
Explore a range of job search tools and resources to achieve your dream career goals. Join the fastest-growing talent platform in the APAC region and expand your professional network.