Hướng dẫn viết CV xin việc báo chí: Đâu là những yếu tố quyết định?

Mẫu CV phóng viên
Mẫu CV trên Cake

Sự phát triển của các phương tiện truyền thông hiện đại kích thích nhu cầu tiêu thụ nội dung của người đọc, người xem, mở ra ngày càng nhiều cơ hội việc làm đa dạng cho những ai cầm trên tay tấm bằng báo chí.

Một số nghề tiêu biểu trong ngành Báo chí - Truyền thông là:

  • Nhà báo
  • Phóng viên
  • Phát thanh viên
  • Người dẫn chương trình
  • Kỹ thuật viên
  • Biên tập viên

Một nhà báo giỏi chưa chắc đã biết cách viết CV xin việc ngành báo sao cho chuẩn chỉnh và ấn tượng nhất, vì CV đòi hỏi cách diễn đạt khác so với nội dung báo chí. Để lọt được vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng thì bạn không chỉ cần cho thấy tay nghề làm báo, việc thể hiện được cái tôi, phong cách, kỹ năng xã hội cũng là nhân tố quyết định trong CV nghề báo. 

Bài viết này hướng dẫn bạn cách viết cho ngành báo nói chung và những tip viết CV hay. Độc giả cũng có thể tham khảo mẫu CV xin việc báo chí ở cuối bài.

Thông tin cần có trong CV báo chí

1. Thông tin cá nhân

Ảnh CV, họ tên, công việc chính, năm sinh (nhiều vị trí có yêu cầu cụ thể về độ tuổi) là những thông tin đầu tiên bạn cần cung cấp trong CV ngành báo. Địa chỉ, số điện thoại, email và đường dẫn đến portfolio,... cũng cần được liệt kê để nhà tuyển dụng biết cách liên hệ với với bạn hoặc tìm hiểu thêm về bạn.

Cách trình bày “Thông tin cá nhân” trong CV nhà báo:

Vũ Hương | Nhà báo

Năm sinh: 1994
Hà Nội, Việt Nam 
0395573571
[email protected]
linkedin.com/in/huong-vu-23b/
www.huongvuvn.com

2. Giới thiệu bản thân & Mục tiêu nghề nghiệp

Hai nội dung trên có thể được lồng ghép trong một đoạn văn khoảng 4-5 câu hoặc 80-100 từ. Đây rất có thể sẽ là những dòng đầu tiên mà người xét duyệt CV báo chí để mắt tới. Hãy viết một đoạn văn ngắn ấn tượng, cô đọng nói về lai lịch, những kỹ năng hoặc thành tựu nổi bật nhất, cùng với định hướng gắn bó với tòa soạn hoặc cơ quan quan truyền thông mà bạn ứng tuyển.

Ví dụ cho “Giới thiệu bản thân” trong CV cộng tác viên báo chí:

Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền với kỹ năng viết, phân tích và làm việc nhóm được đánh giá cao. Giọng văn linh hoạt, trẻ trung và tinh thần trách nhiệm cao là những dấu ấn cá nhân nổi bật nhất. Có kinh nghiệm trong lĩnh vực sức khỏe, kinh tế, thể thao, môi trường và xã hội. Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn là cộng tác với công ty truyền thông CityGo với ý định gắn bó trên 3 tháng.

Đọc thêm: Giới thiệu bản thân trong CV làm sao cho nổi bật và ấn tượng?

3. Kinh nghiệm làm việc

Trong phần tiếp theo của CV ngành báo, hãy liệt kê những kinh nghiệm làm việc của bạn trong khoảng 3-5 năm trở lại đây, kể cả công việc thực tập/ tự do nếu bạn là người mới vào nghề. Hãy cho thấy bạn đáp ứng được tiêu chuẩn của vị trí tuyển dụng bằng cách nêu bật những trách nhiệm mà có thể sẽ giúp bạn làm tốt công việc mới này.

Ví dụ cho mục “Kinh nghiệm” trong CV phóng viên:

Phóng viên | Báo điện tử VNEXPRESS
09/2016 - 01/2021

  • Khai thác thông tin, biên tập, biên dịch, viết bài lĩnh vực Đời sống - Xã hội
  • Tác nghiệp, phỏng vấn các chuyên gia, lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan
  • Tham gia viết bài các lĩnh vực khác theo chỉ đạo của Ban nội dung
  • Cùng 2 đồng nghiệp khác đạt giải C cho loạt 3 bài “Bình thường mới giữa đại dịch” liên hoan Báo chí Quốc Gia năm 2021

📝 Đọc thêm: Lưu ngay bí quyết viết kinh nghiệm làm việc trong CV cực hay

4. Học vấn

Đây là mục không thể thiếu trong CV xin việc báo chí vì hầu hết các vị trí tuyển dụng ngành này đều yêu cầu ứng viên có bằng cấp liên quan. Trong phần này, liệt kê loại bằng cấp hoặc khóa đào tạo bạn đã hoàn thành, tên trường, năm theo học cũng như các thành tích bạn đã đạt được. 

Ví dụ cho mục “Học vấn” trong CV phóng viên:

Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền
Chuyên ngành Báo Truyền Hình
09/2012 - 07/2016

  • Chương trình đào tạo chất lượng cao
  • Nhận khen thưởng “Sinh viên xuất sắc” 4 năm học
  • GPA: 4.5/5

5. Kỹ năng & Điểm mạnh

Phần này chính là “đất” để bạn cho nhà tuyển dụng thấy rõ những kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm mà bạn sẽ dùng để làm tốt công việc của mình.

“Kỹ năng chuyên môn” trong CV ngành báo:

  • Trình độ ngữ pháp nâng cao, bao gồm cả hiệu đính và chỉnh sửa
  • Kỹ năng nghiên cứu
  • Kỹ năng diễn giải dữ liệu
  • Kỹ năng quản lý hệ thống truyền thông
  • Kỹ thuật quay dựng

“Kỹ năng mềm” trong CV ngành báo:

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Tư duy phản biện
  • Kỹ năng lên kế hoạch
  • Teamwork

6. Khác 

Tự tạo cho mình thêm một cơ hội nữa để trở nên nổi bật giữa rất nhiều ứng viên bằng cách thêm vào CV báo chí một mục “Khác”. Thêm vào những khả năng đặc biệt khác mà bạn có thể đóng góp cho tòa soạn.

Bạn có thể liệt kê:

  • Năng lực ngôn ngữ: Nghề báo đang phát triển rất mạnh theo hướng toàn cầu hoá, việc biết nhiều hơn một ngôn ngữ sẽ giúp bạn có giá trị hơn.
  • Hoạt động thiện nguyện, thành tích, dự án cá nhân có liên quan đến công việc: Các công việc ngành báo đòi hỏi kiến thức và kỹ năng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, hãy chứng tỏ bạn là một người hiểu biết, nhiệt thành và năng động. 

Ví dụ cho “Chứng chỉ” trong CV ngành báo:

Tiếng Anh: Cấp độ B2 Khung tham khảo châu Âu chung về Ngoại ngữ (CEFR

📍Tham khảo 10+ mẫu CV mới nhất tại đây để biết cách tạo CV chuyên nghiệp

Nên & Không nên khi viết CV báo chí

✅ Thể hiện dấu ấn cá nhân.

Bạn là một tay viết chuyên nghiệp, hãy tận dụng điều đó để viết một CV xin việc báo chí độc đáo, đúng với phong cách viết riêng. Sáng tạo trong cách sử dụng từ ngữ, dùng tính từ đặc biệt để mô tả bản thân,… là một số gợi ý. Tuy nhiên, hãy lưu ý ngôn từ và văn phong trong CV vẫn cần chỉn chu, nghiêm túc, đảm bảo sự chuyên nghiệp của một ứng viên đang tìm kiếm việc làm. 

✅ Thể hiện tính linh hoạt trong chuyên môn.

Báo chí ngày nay đa dạng từ cách thức truyền thông cho đến các chủ đề được đưa tin. Để thể hiện sự “đa di năng” của mình, hãy cho thấy những kinh nghiệm và sở trường trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hãy làm giàu cho nội dung CV ngành báo bằng cách đề cập đến nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm khác nhau nhất có thể trong quá trình làm việc. Câu chuyện của bạn cũng có thể được đa dạng hoá trong mục “Khác”, hãy cho thấy bạn còn làm gì, là ai ngoài giờ hành chính.

✅ Nộp kèm các tác phẩm đã thực hiện.

Đây chính là cách hiệu quả nhất để chứng minh được năng lực của bạn ngay trong CV báo chí - truyền hình. Các tác phẩm tâm đắc nhất có thể được tập hợp trong một portfolio, giúp nhà tuyển dụng và độc giả biết nhiều hơn về thương hiệu cá nhân của bạn.

❌ Dùng chung một bản CV cho mọi vị trí ứng tuyển.

Việc này sẽ khiến nội dung CV của bạn trông ít được đầu tư và ít liên quan. Công việc của một nhà báo đòi hỏi quá trình nghiên cứu thông tin rất bài bản, việc viết CV ngành báo cũng vậy. Trước khi viết CV, hãy xem kỹ thông tin tuyển dụng, ghi lại những yêu cầu và tiêu chí phù hợp với kinh nghiệm và kỹ năng của riêng bạn. Sau đó, bạn có thể đưa những điều này vào CV xin việc báo chí để đáp ứng những gì Ban Nhân Sự tìm kiếm. 

❌ Đưa vào những thông tin không cần thiết.

Hãy tránh trình bày các thông tin không phù hợp và phục vụ trực tiếp cho mục đích tuyển dụng như: cung hoàng đạo, tư tưởng chính trị, mức lương mong muốn trong CV xin việc của mình nhé! Một nhà báo giỏi là một nhà báo biết đánh giá và chắt lọc thông tin.

❌ Chọn ảnh CV không phù hợp.

Ảnh selfie, ảnh chụp tập thể,… là ví dụ cho những kiểu ảnh không phù hợp cho CV ngành báo - một ngành nghề mang tính chuyên nghiệp cao. Vậy, CV báo chí nên để ảnh gì? Hãy tham khảo câu trả lời chi tiết tại bài viết này nhé!

Mẫu CV xin việc phóng viên

Vũ Hương 

Phóng viên

Thông tin cá nhân

Năm sinh: 1994
Hà Nội, Việt Nam 
0395573571
[email protected]
linkedin.com/in/huong-vu-23b/
www.portfolio.huongvuvn.com

Giới thiệu bản thân

Tốt nghiệp bằng giỏi Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Kỹ năng chuyên môn đa dạng, linh hoạt và tinh thần trách nhiệm cao là những dấu ấn cá nhân nổi bật nhất. Phóng viên, phát thanh viên truyền hình có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội. Mong muốn được cống hiến và gắn bó lâu dài tại VietnamNews.

Kinh nghiệm làm việc

Phóng viên 
Báo điện tử VNEXPRESS
09/2019 - 01/2021

  • Khai thác thông tin, biên tập, biên dịch, viết bài lĩnh vực Đời sống - Xã hội
  • Tác nghiệp, phỏng vấn các chuyên gia, lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan
  • Tham gia viết bài các lĩnh vực khác theo chỉ đạo của Ban Nội Dung
  • Cùng 2 đồng nghiệp khác đạt giải C cho loạt 3 bài “Bình thường mới giữa đại dịch” liên hoan Báo chí Quốc Gia năm 2021

Phát thanh viên
Đài phát thanh tỉnh Hải Phòng 
07/2016 - 08/2019

  • Nghiên cứu chủ đề và các thông tin cơ bản của bản tin “Thời sự”
  • Dẫn chương trình và phỏng vấn khách mời trong phòng thu
  • Làm việc với đội ngũ sản xuất để đánh giá các chương trình đã phát sóng và lên kế hoạch phát sóng tiếp theo
  • Được cấp trên tin tưởng giao phó nhiệm vụ dẫn dắt và quản lý 5 thực tập sinh thuộc Ban Nội Dung

Học vấn

Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền
Chuyên ngành Báo Truyền Hình
09/2012 - 07/2016

  • Chương trình đào tạo chất lượng cao
  • Nhận khen thưởng “Sinh viên xuất sắc” 4 năm học
  • GPA: 4.5/5

Kỹ năng và điểm mạnh

  • Trình độ ngữ pháp nâng cao, bao gồm cả hiệu đính và chỉnh sửa
  • Kỹ năng nghiên cứu
  • Kỹ năng diễn giải dữ liệu
  • Kỹ năng quản lý hệ thống truyền thông
  • Kỹ năng tư duy phản biện
  • Đạo đức nghề nghiệp
  • Tính bền bỉ

Khác

  • Tin học văn phòng: Microsoft Word, Microsoft Excel
  • Tiếng Anh: B2 (CEFR)
  • Tình nguyện viên dự án bảo vệ môi trường “Green Hanoi”
  • Dự án đánh giá tác động của cá dự án xây dựng cầu đường lên môi trường

Công cụ tạo CV online trên Cake cung cấp nhiều mẫu CV miễn phí đa ngành nghề và các bài viết về cách làm hồ sơ xin việc hữu ích. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Dasie Pham ---

3 Benefits of Subscribing to Cake's Newsletter

  • Bi-weekly newsletter updates
  • Industry trends and skills recommendation
  • Latest job openings and job search information
Newsletter

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Resume & CV
Nov 4th 2024

5 mẫu giấy xác nhận thực tập chuẩn nhất cho sinh viên năm cuối

Giấy xác nhận thực tập là minh chứng cho việc bạn đã hoàn thành khóa thực tập tại công ty. Hãy chuẩn bị thật chỉn chu để vượt qua học kỳ cuối thật tốt nhé!