Bí kíp viết CV tổ chức sự kiện “xịn sò” bạn cần biết

cv-to-chuc-su-kien
Mẫu CV trên Cake

Tổ chức sự kiện là một trong những công việc căng thẳng và có nhiều khó khăn nhất, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng lên kế hoạch, tổ chức sự kiện một cách chỉn chu, kể cả trong điều kiện ngân sách eo hẹp. Tuy vất vả, nhưng đây lại là công việc mơ ước của rất nhiều các bạn trẻ, bởi tính chất công việc năng động và linh hoạt, không chỉ cho các bạn trẻ có hội được khám phá những điều mới mà còn đem lại nhiều trải nghiệm thú vị.

Để ứng tuyển vào một công việc hot như vậy, bạn chắc chắn sẽ cần nhiều thời gian để tạo CV tổ chức sự kiện thật xịn, nêu bật được lên những kỹ năng và kinh nghiệm của mình. Kể cả khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, nhưng một chiếc CV event planner nổi bật sẽ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và “săn job" thành công.

Nếu bạn thắc mắc nên tạo CV sao cho chuẩn, đặc biệt là viết CV tổ chức sự kiện bằng tiếng Anh hay tiếng Việt. Hãy cùng tìm hiểu cách viết CV tổ chức sự kiện chuyên nghiệp trong bài viết này của Cake nhé!

Event planner làm gì?

Nghề tổ chức sự kiện, hay có cách gọi khác như event planner, event organizer,... có nhiệm vụ chính là lên kế hoạch và điều hành toàn bộ hoạt động diễn ra trong sự kiện. 

Ngành sự kiện rất đa dạng, ngoài tổ chức các sự kiện lớn, trang trọng như hội thảo, hội nghị, triển lãm thì cũng bao gồm cả các sự kiện nhỏ hơn, thân thuộc với đời sống như tiệc, đám cưới, sinh nhật,...

Tùy vào tính chất sự kiện, event planner cần đưa ra kế hoạch tổ chức khác nhau, phù hợp với mục tiêu của sự kiện đó.

Mô tả công việc event planner:

  • Lên nội dung, ý tưởng tổ chức sự kiện. 
  • Dự trù, quản lý các chi phí.
  • Phân chia công việc, nhiệm vụ cho nhân sự.
  • Giám sát, điều phối để đảm bảo sự kiện diễn ra theo kế hoạch.
  • Tổng kết và chuẩn bị báo cáo.

5 mục cần có trong CV tổ chức sự kiện

1. Thông tin cá nhân

Cách hiệu quả nhất để trình bày thông tin cá nhân trong CV event planner là trình bày một cách ngắn gọn, đơn giản nhưng quan trọng nhất là đảm bảo thông tin phải chính xác. 

Cứ thử tưởng tượng nhà tuyển dụng muốn liên hệ với bạn nhưng bạn lại ghi sai thông tin liên hệ trong CV, như vậy là bạn đã tự đánh mất cơ hội cho bản thân rồi đó!

Những thông tin cần có trong CV xin việc tổ chức sự kiện: 

  • Họ tên
  • Email
  • Số điện thoại
  • Địa chỉ 
  • Facebook/LinkedIn (nếu có)

Cách trình bày “Thông tin cá nhân” trong CV tổ chức sự kiện:

Henry Pham

0987-090-125
[email protected]
linkedin.com/henrypham

2. Mục tiêu nghề nghiệp

Nếu đã có kinh nghiệm liên quan, bạn có thể tóm tắt các thành tích đáng chú ý của bản thân trong công việc trước đó để thêm vào CV tổ chức sự kiện. Trong trường hợp chưa có kinh nghiệm, việc nêu rõ mục tiêu và định hướng nghề nghiệp cũng là một cách để bạn có một phần giới thiệu cuốn hút.

Hãy nêu rõ trong CV event planner lý do bạn muốn ứng tuyển vào công việc tổ chức sự kiện, định hướng của bản thân trong ngành để nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng viên phù hợp, cũng như hiểu rõ những mong đợi của bạn đối với vị trí công việc này.

Ví dụ viết kế hoạch phát triển bản thân trong CV xin việc tổ chức sự kiện:

Nhân viên điều phối sự kiện đã tham gia tổ chức các sự kiện quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp. Có kỹ năng quản lý ngân sách, xây dựng nội dung cho sự kiện và lập các kế hoạch khuyến mãi. Luôn cố gắng đưa ra nhiều ý tưởng độc đáo để truyền đạt thông điệp của doanh nghiệp tới khách hàng. Mong muốn được trở thành người lập kế hoạch cho các sự kiện lớn của ABC Event.

Đọc thêm: Những ví dụ mục tiêu nghề nghiệp trong CV hay

3. Kinh nghiệm làm việc

Với trách nhiệm to lớn trong việc điều hành các sự kiện, nhà tuyển dụng sẽ muốn nhìn thấy các kinh nghiệm của bạn trong CV xin việc tổ chức sự kiện để biết được rằng bạn có thể đảm nhiệm tốt vai trò này. Hãy đưa ra dẫn chứng cụ thể về những công việc bạn đã thực hiện, càng chi tiết càng tốt, từ đó nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhìn ra được khả năng của bạn.

Đối với các bạn sinh viên, bạn cũng có thể nêu trong CV event organizer các kinh nghiệm bạn có được qua việc tổ chức các hoạt động trong trường học như sự kiện cho câu lạc bộ, hội chợ, chương trình văn nghệ,...

Cách viết “Kinh nghiệm làm việc” cho CV nhân viên tổ chức sự kiện:

Trợ lý quản lý dự án | Công ty tổ chức sự kiện ABC
03/2018 - 10/2020

  • Quản lý và điều hành các sự kiện khai trương cửa hàng
  • Lên kế hoạch cho các sự kiện quảng bá thương hiệu và sự kiện giảm giá
  • Hỗ trợ quản lý làm báo cáo đánh giá hiệu quả của sự kiện
  • Lên kế hoạch cho sự kiện bán hàng trong hè và tăng doanh thu hơn 30% trong tháng 7 và tháng 8.

4. Học vấn

Mặc dù công việc tổ chức sự kiện không yêu cầu trình độ chuyên môn cao, vẫn sẽ tốt hơn khi trình bày rõ trình độ học vấn trong CV nhân viên tổ chức sự kiện.

Ngoài tên trường, chuyên ngành và thời gian theo học, bạn cũng có thể liệt kê thêm một số thông tin về ngành học của bạn nếu có liên quan.

hoc-van-trong-cv-event-planner
Đọc thêm: Tip viết trình độ học vấn trong CV

Cách viết “Học vấn” cho CV tổ chức sự kiện:

Cử nhân ngành Tổ chức sự kiện văn hóa
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
08/2015 - 6/2020

  • Học tập kiến thức và các kỹ năng về quản trị sự kiện
  • Tham gia tổ chức các hoạt động của trường như các lễ kỷ niệm và hội chợ

5. Kỹ năng / Điểm mạnh

Tổ chức sự kiện là một công việc phải giao tiếp và làm việc với nhiều người. Bởi vậy khi viết CV xin việc tổ chức sự kiện, bạn sẽ muốn làm nổi bật các kỹ năng mềm tương ứng để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển. 

Ngoài ra, bạn cũng đừng quên thêm các kỹ năng chuyên môn (hard skills) vào CV event organizer. Đây cũng là một trong những tiêu chí khi xét duyệt hồ sơ, bởi nhà tuyển dụng sẽ muốn chọn cho mình một ứng viên giỏi, không chỉ đảm bảo sự kiện diễn ra thành công mà còn truyền tải được đúng thông điệp công ty mong muốn.

Kỹ năng chuyên môn cho CV tổ chức sự kiện:

  • Quản lý dự án
  • Lên kế hoạch cho sự kiện
  • Marketing
  • Tìm kiếm, lựa chọn địa điểm
  • Điều phối sự kiện
  • Quản lý ngân sách và chi tiêu
  • Phần mềm quản lý sự kiện

Điểm mạnh cho CV xin việc tổ chức sự kiện

  • Tư duy sáng tạo
  • Tính tỉ mỉ
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Tư duy phản biện
  • Khả năng phân tích 
  • Xử lý tình huống
  • Kỹ năng làm việc nhóm

📍Tham khảo 10+ mẫu CV mới nhất tại đây để biết cách tạo CV chuyên nghiệp!

Nên & Không nên khi viết CV tổ chức sự kiện

✅ Tập trung vào những kỹ năng quan trọng

Làm nổi bật các kỹ năng không có nghĩa là bạn nên nhồi nhét quá nhiều kỹ năng vào CV xin việc tổ chức sự kiện. Tốt hơn hết là bạn nên đọc kỹ bản mô tả công việc để nắm rõ những kỹ năng nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm. Từ đó, hãy chọn ra những kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn phù hợp nhất để thêm vào CV event organizer của bạn.

✅ Thể hiện cá tính và sự sáng tạo trong CV tổ chức sự kiện

Nhà tuyển dụng sẽ muốn thấy ở bạn tính sáng tạo để biết rằng bạn có khả năng đưa ra những ý tưởng hay ho cho các sự kiện. Vì vậy, hãy thiết kế CV xin việc tổ chức sự kiện theo cách bạn thích, nhưng nhớ vẫn phải đảm bảo sự chuyên nghiệp cho CV của bạn.

✅ Gắn link các sự kiện bạn đã thực hiện

Để tăng tính thuyết phục cho CV tổ chức sự kiện của bạn, hãy đính kèm các sự kiện bạn đã tham gia tổ chức. Bạn có thể gắn link các sự kiện vào CV event planner hoặc đính kèm portfolio. Nếu bạn chưa biết tạo portfolio ở đâu, Cake có công cụ tạo portfolio online đơn giản, miễn phí để bạn sử dụng!

❌ Dùng chung 1 bản CV cho các vị trí khác nhau

Dù đều nằm trong ngành tổ chức sự kiện, yêu cầu cho các ứng viên sẽ khác nhau đối với từng vị trí công việc. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ các yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm và điều chỉnh CV event planner của mình cho hợp lý. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng được nhà tuyển dụng chú ý đến.

❌ "Nói quá" lên về khả năng của bản thân

Việc phóng đại các kỹ năng, kinh nghiệm làm việc  có thể khiến CV xin việc tổ chức sự kiện của bạn trở nên đẹp hơn trong mắt nhà tuyển dụng, nhưng đây là điều bạn hoàn toàn không nên làm. Bởi dù cho bạn có được lọt vào vòng phỏng vấn, những nhà tuyển dụng cũng sẽ không dễ dàng bị “qua mặt” và dễ dàng phát hiện ra bạn đang nói dối.

Mẫu CV xin việc tổ chức sự kiện

Nguyễn Văn Luân

13/02/1995
0900-777-xxx
[email protected] 

Giới thiệu bản thân

Nhân viên điều phối sự kiện đã tham gia tổ chức nhiều sự kiện nội bộ trong công ty. Rèn luyện cho bản thân kỹ năng giao tiếp hiệu quả, linh hoạt và có khả năng làm việc dưới áp lực cao. Mong muốn trở thành quản lý lên kế hoạch cho các sự kiện để cải thiện trải nghiệm, chất lượng dịch vụ cũng như xây dựng thương hiệu bền vững cho công ty.

Kinh nghiệm làm việc

Nhân viên kế hoạch tổ chức sự kiện
Công ty truyền thông ABC
12/2020 - 06/2022

  • Lên kế hoạch cho sự kiện dựa theo ngân sách của khách hàng
  • Lên kế hoạch truyền thông, PR cho các sự kiện
  • Chuẩn bị các công tác hậu cần cho sự kiện: Trang trí sân khấu, kiểm tra âm thanh, ánh sáng, đón khách mời...
  • Tư vấn các giải pháp hữu hiệu và tiết kiệm cho khách hàng, giúp khách hàng giảm đến 15% chi phí tổ chức sự kiện

Thực tập sinh điều phối sự kiện
Cyber Show Team-building
07/2018 - 10/2020

  • Xây dựng và lên ý tưởng cho 18 hoạt động teambuilding
  • Dự trù ngân sách, tối ưu chi phí cho các sự kiện
  • Thực hiện các công tác chuẩn bị, tìm địa điểm, xác nhận số lượng người tham gia
  • Tổ chức, điều phố các hoạt động và trò chơi teambuilding
  • Báo cáo tổng kết đánh giá sự kiện để khắc phục các sai sót trong quá trình tổ chức

Trình độ học vấn

Cử nhân ngành Quan hệ công chúng
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
2014 - 2018

Kỹ năng & Điểm mạnh

  • Khả năng linh động và giải quyết nhanh các vấn đề trong mọi tình huống
  • Có khả năng quản lý nhiều sự kiện cùng lúc, xử lý công việc theo thứ tự ưu tiên
  • Kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ và văn bản
  • Khả năng thiết kế hình ảnh để quảng bá sự kiện
  • Giao tiếp bằng tiếng Anh một cách lưu loát
  • Kỹ năng quản lý thời gian

Công cụ tạo CV online trên Cake cung cấp nhiều mẫu CV miễn phí đa ngành nghề và các bài viết về cách làm hồ sơ xin việc hữu ích. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Lan Nguyen ---

3 lợi ích khi đăng ký nhận thông báo từ Cake

  • Không bỏ lỡ tin tức nổi bật
  • Cập nhật thông tin nghề nghiệp
  • Khám phá việc làm mới nhất
Newsletter

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

Các bài viết khác bạn có thể quan tâm

Bài viết liên quan mới nhất
CV & Hồ sơ xin việc
thg 11 4 2024

5 mẫu giấy xác nhận thực tập chuẩn nhất cho sinh viên năm cuối

Giấy xác nhận thực tập là minh chứng cho việc bạn đã hoàn thành khóa thực tập tại công ty. Hãy chuẩn bị thật chỉn chu để vượt qua học kỳ cuối thật tốt nhé!