Viết CV Business Analyst không khó với hướng dẫn và tips hay

mau-cv-business-analyst
Được tạo bởi Cake

Business Analyst (BA), hay nghề chuyên viên phân tích kinh doanh là một ngành rất có triển vọng trên toàn thế giới, khi hai lĩnh vực kinh tế và công nghệ số đang ngày càng không thể tách rời. Phân tích kinh doanh là một hệ thống các nhiệm vụ phức tạp, một chuyên gia BA phải có chuyên môn cao, hiểu biết trong nhiều lĩnh vực liên quan, đồng thời sở hữu những kỹ năng xã hội phức hợp.

Yêu cầu đặc biệt về trình độ này khiến việc viết CV Business Analyst cũng trở nên thử thách hơn. Các ứng viên phải biết cách chắt lọc nội dung khi tạo CV sao cho mọi thế mạnh quan trọng nhất được thể hiện trong 1,2 trang giấy, đồng thời cũng đảm bảo cung cấp đủ thông tin để đáp ứng mong đợi của nhà tuyển dụng. 

Một CV chuyên viên phân tích chuẩn chỉnh sẽ giúp bạn thành công tạo ấn tượng ban đầu với các doanh nghiệp, mở rộng cơ hội có được việc làm trong lĩnh vực này. Bài viết này sẽ giới thiệu thêm về nghề BA, cách viết CV Business Analyst, những lưu ý khi tạo CV, cũng như cung cấp mẫu CV Business Analyst ở cuối bài!

Business Analyst là gì?

Nhiệm vụ chính của một Business Analyst là làm cầu nối gắn kết công nghệ số với mục đích của các cá nhân, tổ chức hưởng lợi từ các dự án của doanh nghiệp, cụ thể là:

  • Hiểu cách vận hành của doanh nghiệp, sau đó đánh giá hiệu quả của quy trình này
  • Nghiên cứu, đề xuất và thiết kế những cải tiến cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong các lĩnh vực như công nghệ, tiếp thị 
  • Trực tiếp phát triển và quản lý, đánh giá chất lượng của các dự án cải tiến
  • Giao thiệp liên tục với phòng kinh doanh và lãnh đạo doanh nghiệp về những thay đổi và tác động của chúng

Nhìn chung, một Business Analyst cần có am hiểu trội hơn về lĩnh vực kinh doanh và biết cách sử dụng công nghệ để giải quyết các bài toán kinh tế. Trong khi đó, một System Analyst (chuyên viên phân tích hệ thống) là người chuyên phân tích và thiết kế về mặt kỹ thuật, còn một Data Analyst (chuyên viên phân tích dữ liệu) có vai trò thu thập, phân tích thông tin, từ đó đưa ra báo cáo dự đoán xu hướng thị trường cho doanh nghiệp.

Viết gì trong CV Business Analyst?

1. Thông tin cá nhân

Ở phần đầu tiên trong CV, bạn cần cung cấp các thông tin cơ bản như: ảnh CV, họ tên, tiêu đề CV, ngày tháng năm sinh (không bắt buộc). Ngoài ra, việc ghi chú lại các thông tin khác như địa chỉ, số điện thoại, email và trang web cá nhân, LinkedIn (nếu có) cũng giúp nhà tuyển dụng có phương thức để liên lạc với bạn hoặc biết thêm về bạn:

Ví dụ về "Thông tin cá nhân" trong CV xin việc Business Analyst:

Hoàng Ngọc Ánh | Business Analyst

Hà Nội, Việt Nam
(+84) 982876221
[email protected]
linkedin.com/anhhoanggg

2. Giới thiệu bản thân - Mục tiêu nghề nghiệp 

Hai ý trên có thể được viết gộp thành một phần, đóng vai trò như một đoạn văn tóm tắt CV BA của bạn và chỉ nên dài từ 4 đến 5 câu. Bạn cũng có thể viết về định hướng phát triển bản thân trong CV Business Analyst như sau.

Ví dụ về “Giới thiệu bản thân & Mục tiêu nghề nghiệp” trong CV xin việc Business Analyst:

Chuyên viên phân tích năng động và tâm huyết với 6 năm kinh nghiệm trong phát triển các chiến lược kinh doanh có giá trị cao cho một doanh nghiệp lớn tại Hoa Kỳ. Từ năm 2017, giúp cắt giảm chi phí cho công ty mỗi năm. Luôn có động lực làm việc và cam kết tìm ra giải pháp cho các vấn đề kinh doanh. Mong muốn chuyển hướng sang cống hiến cho thị trường Việt Nam và tận dụng các kỹ năng phân tích tại một tập đoàn công nghệ. 

3. Kinh nghiệm làm việc 

Mục “Kinh nghiệm làm việc“ trong CV business analyst cho thấy những công việc mà bạn đã đảm nhiệm và những thành tích bạn đã đạt được trong nghề. Mục này đại diện cho uy tín của bạn vì doanh nghiệp chắc chắn không muốn mạo hiểm tuyển dụng một nhân sự khi họ không rõ về những giá trị mà nhân sự đó có thể mang lại.

Format mô tả “Kinh nghiệm làm việc” của CV BA:

[Tên nơi làm việc]
[Vị trí]
[Thời gian làm việc]

  • [Các công việc bạn đảm nhiệm]
  • [Các thành tích và công nhận (nếu có)]

Ví dụ về “Kinh nghiệm làm việc” trong CV xin việc Business Analyst:

Business Analyst | CyberCommerce, Hoa Kỳ
03/2016 - 05/2022

  • Làm việc với các bên liên quan, nhà thầu và nhà cung cấp
  • Phối hợp chặt chẽ với nhà sản xuất, đội ngũ thiết kế UI/UX để đảm bảo sản phẩm được phát triển phù hợp với lộ trình kinh doanh của công ty
  • Phân tích hoạt động của doanh nghiệp để tìm ra các lỗ hổng trong hệ thống và các giải pháp tiềm năng
  • Hỗ trợ lên kế hoạch và đặt mục tiêu cho các tính năng mới của sản phẩm
  • Từ năm 2017 thành công cắt giảm được $1M chi phí cho công ty mỗi năm và giúp tăng doanh thu lên đến 30% năm 2019

4. Học vấn 

Format mô tả “Trình độ học vấn” trong CV ứng tuyển vị trí BA:

[Bằng cấp] - [Chuyên ngành]
[Trường/ Cơ sở đào tạo]
Năm học bắt đầu - kết thúc

  • [Thành tích học tập và trải nghiệm]
  • [Loại tốt nghiệp / GPA]

Ví dụ về “Học vấn” trong CV xin việc Business Analyst:

Đại học Northern Kentucky 
Cử nhân - Ngành Quản trị kinh doanh
2012 - 2016

  • Được đào tạo bài bản về Vận hành và Kinh doanh Kỹ thuật số, Kế toán, Tài chính, Quản lý và phân tích dữ liệu
  • Nhận học bổng 50% cho 4 năm học dành cho sinh viên nước ngoài ưu tú
  • GPA 3.8

5. Kỹ năng & Điểm mạnh 

Nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên BA có sự tinh tế trong ứng xử và đầu óc chiến lược nhạy bén trong kinh doanh. Vì vậy, việc đưa ra cả kỹ năng chuyên môn (Hard skills) như các kỹ thuật quản trị kinh doanh, kiến thức về IT và kỹ năng mềm (Soft skills) như phong cách làm việc, khả năng hợp tác,... là cần thiết trong CV cho BA. 

cv-xin-viec-business-analyst
Đọc thêm: Cách mô tả kỹ năng trong CV

Ví dụ cho “Hard skills” trong CV xin việc Business Analyst:

  • Benchmark
  • Phân tích SWOT
  • Phân tích tài chính
  • Phân tích rủi ro
  • Phân tích dữ liệu big data
  • Quản lý dự án

Ví dụ cho “Soft skills” trong CV xin việc Business Analyst:

  • Khả năng diễn đạt và đàm phán
  • Tư duy sáng tạo
  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Tính kiên trì
  • Làm việc nhóm

6. Khác  

Bạn phải cạnh tranh với rất nhiều ứng viên khác để có được một vị trí Business Analyst, nên hãy làm cho CV BA của mình ấn tượng hơn bằng cách thêm một mục nữa ngoài “Kinh nghiệm” và “Học vấn”. Những “tài sản” khác mà bạn có như chứng chỉ, dự án cá nhân, thành tích hoặc giải thưởng nên được liệt kê trong mục cuối cùng này. 

Ví dụ về thông tin thêm trong CV xin việc Business Analyst:

  • Chứng chỉ IIBA trong Business Data Analyst
  • Dự án dự đoán doanh thu ngành Du Lịch ở Việt Nam trong 4 năm tới 
  • Giải thưởng chuyên viên phân tích trẻ của năm tại Kentucky năm 2020

Đọc thêm: Nên & Không nên khi tạo CV online

Lưu ý khi tạo CV Business Analyst

💡Cân nhắc ngôn ngữ viết CV

Khi tạo CV ngành kinh doanh, ứng viên cần lưu ý ssử dụng ngôn ngữ rõ ràng, trang trọng, ttránh dùng những câu văn quá dài dòng hoặc từ khẩu ngữ. Nội dung CV cần phản ánh bạn là một người chuyên nghiệp.

 💡Dùng thuật ngữ chuyên môn cho chuẩn xác

Nói về chuyên môn của bạn bằng những từ ngữ chuyên ngành để cho thấy bạn hiểu rõ về công việc mình làm. Doanh nghiệp sẽ không mấy lưu tâm đến một CV với nội dung hời hợt, không nêu bật được những từ khóa mà họ đang tìm kiếm.

💡Điều chỉnh nội dung CV theo thông tin tuyển dụng

Nghiên cứu kỹ về thông tin tuyển dụng trước khi quyết định ứng tuyển giúp bạn xem xét xem những giá trị chung của doanh nghiệp có phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của mình hay không. Từ đó bạn có thể điều chỉnh nội dung CV BA cho phù hợp với những gì doanh nghiệp đó đang tìm kiếm. Nhà tuyển dụng sẽ thấy được tâm huyết và công sức mà bạn đặt vào hồ sơ xin việc của mình. 

💡Chứng minh năng lực của bạn bằng những con số

Bất cứ khi nào có thể, hãy chèn vào CV xin việc Business Analyst những con số, mốc thời gian để chứng minh hiệu quả làm việc và thành tích của bạn. 

Ví dụ:

  • Triển khai thành công hệ thống kiểm soát dữ liệu mới giúp tăng lợi nhuận lên 40%
  • Tiết kiệm $2M chi phí cho công ty nhờ lựa chọn một nhà cung cấp mới

💡Cá nhân hóa thiết kế CV

Việc tham khảo các mẫu CV phổ biến giúp bạn có cách tiếp cận phù hợp cho CV của mình, tuy nhiên đừng chỉ tải về mẫu CV miễn phí và thay vào thông tin cá nhân. Hãy đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng, họ chắc chắn sẽ cảm thấy nhàm chán khi phải xét duyệt hàng chục, thậm chí hàng trăm CV BA với cùng một mẫu thiết kế. 

📍Tham khảo 10+ mẫu CV mới nhất tại đây để biết cách tạo CV chuyên nghiệp!

Mẫu CV Business Analyst hay

Rachel Ngô

Business Analyst

Thông tin liên lạc

Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
(+84) 982996046
[email protected]
linkedin.com/in/rachel-ngo-23b/

Giới thiệu bản thân

Chuyên viên phân tích năng động và tâm huyết với 6 năm kinh nghiệm trong phát triển các chiến lược kinh doanh có giá trị cao cho một doanh nghiệp lớn tại Hoa Kỳ. Từ năm 2017, giúp cắt giảm chi phí cho công ty mỗi năm. Luôn có động lực làm việc và cam kết tìm ra giải pháp cho các vấn đề kinh doanh. Mong muốn chuyển hướng sang cống hiến cho thị trường Việt Nam và tận dụng các kỹ năng phân tích tại một tập đoàn công nghệ. 

Kinh nghiệm làm việc

Business Analyst 
CyberCommerce, Hoa Kỳ
03/2016 - 05/2022

  • Làm việc với các bên liên quan, nhà thầu và nhà cung cấp
  • Phối hợp chặt chẽ với nhà sản xuất, đội ngũ thiết kế UI/UX để đảm bảo sản phẩm được phát triển phù hợp với lộ trình kinh doanh của công ty
  • Phân tích hoạt động của doanh nghiệp để tìm ra các lỗ hổng trong hệ thống và các giải pháp tiềm năng
  • Hỗ trợ lên kế hoạch và đặt mục tiêu cho các tính năng mới của sản phẩm
  • Từ năm 2017 thành công cắt giảm được $1M chi phí cho công ty mỗi năm và giúp tăng doanh thu lên đến 30% năm 2019

Điều phối viên dự án và sự kiện 
Hilton Gold Plaza
02/2015 - 03/2016

  • Quản lý tài nguyên số 
  • Điều phối các sự kiện, hội nghị, show bán hàng
  • Dẫn đầu một đội ngũ marketing 3 người
  • Luôn bắt đầu chuẩn bị cho một sự kiện trước 4 tuần
  • Thành công tăng 35% tương tác trên tất cả các nền tảng mạng xã hội

Học vấn

Đại học Northern Kentucky 
Cử nhân - Ngành Quản trị kinh doanh
2012 - 2016

  • Được đào tạo bài bản về Vận hành và Kinh doanh Kỹ thuật số, Kế toán, Tài chính, Quản lý và phân tích dữ liệu
  • Nhận học bổng 50% cho 4 năm học dành cho sinh viên nước ngoài ưu tú
  • GPA 3.8

Kỹ năng & Điểm mạnh

  • Benchmark
  • Phân tích SWOT
  • Phân tích tài chính
  • Phân tích rủi ro
  • Phân tích dữ liệu big data
  • Khả năng diễn đạt và đàm phán
  • Kỹ năng quản lý dự án
  • Tính kiên trì và tỉ mỉ

Khác

  • Chứng chỉ IIBA trong Business Data Analyst
  • CEFR level C2
  • Dự án dự đoán doanh thu ngành Du Lịch ở Việt Nam trong 4 năm tới 
  • Giải thưởng chuyên viên phân tích trẻ của năm tại Kentucky năm 2020

Công cụ tạo CV miễn phí trên Cake cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Dasie Pham ---

3 Benefits of Subscribing to Cake's Newsletter

  • Bi-weekly newsletter updates
  • Industry trends and skills recommendation
  • Latest job openings and job search information
Newsletter

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
May 9th 2024

6 mẫu email trả lời thư mời nhận việc cực chuẩn

Dù chấp nhận hay từ chối, hãy viết email trả lời thư mời nhận việc sớm để giúp nhà tuyển dụng kịp thời chuẩn bị các bước tiếp theo nhé!