Trong những năm gần đây, sự phát triển của big data đã mang lại nhiều thay đổi lớn cho thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Bất kể là doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều cần dựa vào khối dữ liệu khổng lồ này để tìm ra những insight quan trọng về khách hàng và thị trường, từ đó đưa các chiến lược kinh doanh hiệu quả. Để trở nên nổi bật giữa hàng trăm hồ sơ xin việc khác, bạn sẽ cần phải chuẩn bị cho mình một bản CV data analyst thật chuyên nghiệp.
Nếu bạn đang phân vân không biết nên bắt đầu viết CV data analyst như nào thì trước hết, bạn hãy đọc kỹ bài viết này nhé. Bởi trong bài viết này, Cake sẽ tiết lộ cho bạn những bí quyết khiến giúp CV chuyên viên phân tích dữ liệu của bạn không những cuốn hút mà còn giúp việc tạo CV trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết!
Tùy theo từng vị trí làm việc và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà một chuyên viên phân tích sẽ đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau. Nhưng nhìn chung, đây là các công việc chính của một data analyst (chuyên viên phân tích dữ liệu):
Ngoài ra, bạn cũng cần nắm được sự khác biệt giữa data analyst và data scientist để viết CV xin việc data analyst cho phù hợp. Mặc dù đều làm việc với dữ liệu, nhưng data scientist sẽ làm việc nhiều hơn với các ngôn ngữ lập trình và các model phức tạp, thực hiện các phân tích chuyên sâu mang tính chiến lược. Trong khi đó, data analyst không nhất thiết phải biết ngôn ngữ lập trình, họ chủ yếu làm việc với các vấn đề cụ thể được đưa ra và phân tích dữ liệu thô để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề đó.
Thông tin cá nhân của bạn nên được trình bày thật rõ ràng ở phía trên cùng của CV data analyst. Ở phần này, bạn nên cung cấp đầy đủ và chi tiết các thông tin như:
Ví dụ về "Thông tin cá nhân" trong CV xin việc data analyst:
Hoàng Ánh Linh
Hà Nội, Việt Nam
(+849)-828-xxxx
[email protected]
linkedin.com/hoanganhinh
Sẽ có bạn không đề cập đến mục tiêu nghề nghiệp hoặc định hướng phát triển bản thân trong CV data analyst, nhưng đây thực chất lại là một phần vô cùng quan trọng để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, nhất là với các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Lý do là vì xác định được mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng sẽ thể hiện đam mê và thái độ nghiêm túc của bạn đối với công việc này đấy!
Ví dụ về “Mục tiêu nghề nghiệp” cho CV thực tập data analyst:
Tốt nghiệp Đại học Kinh tế chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm. Là người tỉ mỉ, kiên trì trong công việc. Có hứng thú với việc phân tích dữ liệu bán hàng, đam mê nghiên cứu cách để đưa ra giải pháp cải thiện hiệu suất kinh doanh. Mong muốn được tận dụng các kỹ năng về phân tích dữ liệu để thúc đẩy tăng trưởng cho công ty.
Các công ty luôn muốn tìm kiếm cho mình những nhân viên có nhiều kinh nghiệm và nhạy bén trước những thay đổi của thị trường. Vì vậy, ngoài việc liệt kê vị trí công việc, tên công ty, thời gian làm việc trong CV data analyst, hãy dùng các gạch đầu dòng để mô tả các đầu việc bạn đã làm cùng các thành tích bạn đạt được nếu có.
Bên cạnh đó, sẽ càng tuyệt hơn nếu bạn có thể thêm vào CV data analyst các số liệu chi tiết về những gì bạn đã đóng góp cho công ty. Liệt kê chi tiết những thông tin này không chỉ giúp bạn nâng cao giá trị của bản thân mà còn giúp nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá năng lực của bạn.
Ví dụ về “Kinh nghiệm làm việc” cho CV chuyên viên phân tích dữ liệu:
Chuyên viên thu thập dữ liệu | Công ty bất động sản City Group
03/2018 - 10/2020
Trong CV chuyên viên phân tích dữ liệu, trình độ học vấn của ứng viên cũng rất được chú trọng do tính chất công việc đòi hỏi bạn phải có những hiểu biết nhất định cũng như kỹ năng về chuyên môn cao và kiến thức sâu rộng, nên bằng cử nhân thường là yêu cầu căn bản cho vị trí này. Ngoài ra, một số vị trí cao hơn có thể yêu cầu cả bằng thạc sỹ.
Ví dụ về “Trình độ học vấn” cho CV thực tập data analyst:
Cử nhân Kinh tế học ứng dụng
Trường Đại học Kinh doanh Công nghệ
08/2013 - 06/2018
Như đã nói ở trên, các kỹ năng chuyên môn (hard skills) là điều không thể thiếu đối với các công việc việc xử lý số liệu, đặc biệt là các kỹ năng liên quan đến tin học và lập trình. Hãy đọc kỹ bản mô tả công việc (Job Description) và chọn ra những kỹ năng phù hợp nhất với yêu cầu để thêm vào CV data analyst của bạn.
📍Hãy liệt lê trong CV xin việc data analyst những điểm mạnh của bản thân, từ đó thể hiện những lợi thế có thể giúp bạn hoàn thành tốt vai trò của một chuyên viên phân tích dữ liệu.
Kỹ năng chuyên môn / Hard skill:
Kỹ năng mềm / Soft skills:
Nếu bạn đã giành được giải thưởng trong các cuộc thi liên quan hoặc những chứng chỉ đến tin học, đừng quên thêm vào CV data analyst của bạn. Đây sẽ là điểm cộng lớn cho CV của bạn, khiến nhà tuyển dụng chú ý đến bạn hơn.
Ví dụ về “Chứng chỉ” cho CV data analyst:
Đọc thêm: Nên & Không nên khi tạo CV online
Việc này sẽ cho bạn thêm nhiều ý tưởng để viết trong CV của mình, hoặc mường tượng ra một CV xin việc data analyst nên được thiết kế và trình bày ra sao.
Nếu bạn không quá giỏi thiết kế CV, hãy tận dụng nền tảng tạo CV online của Cake. Có rất nhiều mẫu CV data analyst chuyên nghiệp để bạn chọn lựa. Với giao diện được tối ưu hóa của Cake, bạn sẽ dễ dàng tạo CV chuyên viên phân tích dữ liệu của mình chỉ trong thời gian ngắn.
Hãy đưa các từ ngữ mang tính chuyên môn vào CV chuyên viên phân tích dữ liệu của bạn để thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người am hiểu về lĩnh vực này, ví dụ:
Bất kể bạn đã có kinh nghiệm làm việc trước đó hay chưa, kỹ năng chuyên môn luôn là điều tối quan trọng đối với một data analyst. Vì vậy, để tạo sự thu hút cho CV chuyên viên phân tích dữ liệu của bạn, hãy tập trung nhiều hơn các kỹ năng của mình.
Trong khi các kỹ năng chuyên môn như máy tính, phần mềm lập trình, quản lý dữ liệu khiến nhà tuyển dụng thấy được bạn là người có chuyên môn cao, thì các kỹ năng mềm như khả năng quản lý thời gian, làm việc nhóm sẽ cho thấy bạn là người có thái độ làm việc chuyên nghiệp.
Không phải cứ liệt kê càng nhiều kinh nghiệm, kỹ năng làm việc sẽ càng thể hiện tốt năng lực của bạn. Những CV data analyst bị nhồi nhét thông tin như vậy không những khiến CV của bạn quá dài và thừa thông tin, mà còn có thể tạo cảm giác mệt mỏi, nhàm chán cho người đọc.
Vậy bạn sẽ chọn chất lượng hay số lượng? Bạn chỉ đưa nên vào CV những thông tin quan trọng và phù hợp, bởi một CV chuyên viên phân tích dữ liệu chất lượng sẽ được đánh giá cao hơn nhiều, bên cạnh đó cũng thể hiện bạn là một người biết chắt lọc thông tin, thích hợp với vị trí data analyst.
Đây là một mẹo nhỏ giúp hạn chế lỗi khi viết email gửi CV tới nhà tuyển dụng. Không chỉ giúp tránh các lỗi về phông chữ hay định dạng, việc chuyển CV data analyst sang định dạng PDF sẽ thể hiện bạn là một người chỉn chu trong mọi chi tiết.
05/01/1994
0988-777-xxx
[email protected]
Chuyên viên phân tích dữ liệu với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc thu thập, phân tích và thống kê các số liệu trong ngành thời trang. Là người có khả năng tự tin giao tiếp và truyền tải thông tin một cách rõ ràng, hiệu quả. Tư duy sáng tạo, luôn ưu tiên tìm kiếm những giải pháp mới cho vấn đề để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của công ty.
Nhân viên phân tích dữ liệu
Công ty thời trang ABC
04/2019 - 06/2022
Thực tập sinh phân tích thị trường
Thương hiệu thời trang Seonde
04/2018 - 05/2019
Cử nhân ngành Công nghệ thông tin ứng dụng
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
2014 - 2018
Công cụ tạo CV online trên Cake cung cấp nhiều mẫu CV miễn phí đa ngành nghề và các bài viết về cách làm hồ sơ xin việc hữu ích. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!
--- Tác giả bài viết: Lan Nguyen ---
Explore a range of job search tools and resources to achieve your dream career goals. Join the fastest-growing talent platform in the APAC region and expand your professional network.