Phỏng vấn xin việc là một cuộc trò chuyện chuyên nghiệp giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, sau khi CV của bạn đã được duyệt. Đây là cơ hội đề nhà tuyển dụng có được những đánh giá thực tế về ứng viên. Mặt khác, bạn cũng có dịp chia sẻ về bản thân mình cũng như tìm hiểu thêm về công việc.
Vậy trước khi đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì? Trong bài viết ngày hôm nay, Cake hướng dẫn từ A-Z cách chuẩn bị trước khi phỏng vấn, từ trang phục, tác phong cho đến tài liệu, câu hỏi cho nhà tuyển dụng và các mẹo bạn có thể áp dụng ngay.
Trang phục là “gạch đầu dòng” không thể thiếu trong danh sách những thứ cần chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn. Áo quần và phụ kiện phản ánh sự đầu tư của bạn cho buổi phỏng vấn và quan trọng hơn là tính chuyên nghiệp trong công việc.
Để chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn, bạn cần in sẵn hai bản CV và portfolio (nếu có) đến cuộc phỏng vấn, phòng trường hợp có nhiều người phỏng vấn trong phòng.
Ngoài ra, bạn cần mang gì khi đi phỏng vấn? Tùy vào đặc điểm ngành nghề mà nhà tuyển dụng sẽ mong đợi hoặc yêu cầu bạn mang thêm những tài liệu bổ sung như giấy tờ tùy thân, portfolio, bài thuyết trình,.... Đừng ngần ngại hỏi nếu như trong email thông báo phỏng vấn có nhắc tới việc “Đi phỏng vấn cần mang theo gì?”, từ đó bạn có thể chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn tốt nhất.
Để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn, hãy đọc kỹ bản mô tả công việc (Job Description) trong thông báo tuyển dụng và đảm bảo rằng bạn đã nắm rõ tất cả các yêu cầu và trách nhiệm đi kèm. Điều này không chỉ giúp bạnchuẩn bị tốt những câu hỏi phỏng vấn thường gặp, mà còn đảm bảo rằng bạn thực sự đủ tiêu chuẩn và đã sẵn sàng cho vai trò này. Trước khi kết thúc buổi phỏng vấn, bạn cũng nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng đề làm rõ về công việc mà bạn ứng tuyển.
Các công ty ngày nay thường có các trang mạng xã hội và website để giới thiệu về mô hình kinh doanh, sản phẩm và văn hóa doanh nghiệp. Dành thời gian tra cứu những nguồn này là một trong những thứ cần chuẩn bị khi đi phỏng vấn. Qua đó, bạn có thể hiểu rõ hơn về giá trị và mục tiêu của công ty, cũng như những điều mà họ đang tìm kiếm ở một ứng viên sáng giá.
Nhiều nhà tuyển dụng sẽ “ưu ái” những ứng viên biết đặt câu hỏi thấu đáo về công ty và vị trí ứng tuyển. Vậy trong khi chuẩn bị cho phỏng vấn, hãy lên danh sách một số câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng. Họ sẽ thấy được bạn thật sự nghiêm túc, quan tâm tới vị trí này đấy!
Những câu hỏi nên hỏi nhà nhà tuyển dụng:
Cảm thấy run hoặc lo lắng là trạng thái hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, có một vài tip hay khi chuẩn bị đi phỏng vấn xin việc để bạn giảm bớt căng thẳng và chuẩn bị một tâm lý tự tin, thoải mái nhất có thể.
Khi chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn, bạn chắc chắn sẽ nghĩ đến câu hỏi này tiên. Bắt đầu bằng một vài thông tin căn bản, giải thích ngắn gọn mục đích ứng tuyển, sau đó tóm tắt một số khía cạnh chuyên môn liên quan đến công việc là cách giới thiệu bản thân khi đi xin việc đơn giản mà hiệu quả.
Ví dụ cách giới thiệu bản thân ấn tượng khi phỏng vấn xin việc:
Xin chào anh/chị, em là Minh Phương, hiện đang là chuyên viên điều hành tài khoản tự do, xử lý và quản lý những khách hàng năng động nhất cho các công ty truyền thông. Trước đó, em từng có kinh nghiệm 3 năm làm việc tại một trung tâm Anh Ngữ tại Hà Nội. Em am hiểu và biết cách phối hợp hai lĩnh vực là IT và giáo dục. Đây cũng chính là lý do tại sao em rất quan tâm đến vị trí chuyên viên phân tích tại Eagle Education.
Hãy viết nháp câu trả lời cho câu hỏi này khi chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn. Thay vì chỉ đóng khung câu trả lời của bạn xung quanh những thành tích và đánh giá khiến bạn thành công trong những vị trí cũ, câu trả lời của bạn nên nhóm các thành tích này theo từng chuyên môn và kết hợp kể câu chuyện sự nghiệp của bạn.
Câu trả lời phỏng vấn mẫu:
Tôi từng đảm nhiệm vị trí Business Analyst tại CyberCommerce từ năm 2016 đến 2022. Tại đây tôi thành công cắt giảm được $1M chi phí cho công ty mỗi năm và giúp tăng doanh thu lên đến 30% năm 2019. Tôi luôn cảm thấy tự hào vì bản thân được thăng chức chỉ sau một năm làm việc tại đây.
Khi bạn nói về điểm mạnh của bản thân, hãy nghĩ đến chất lượng thay vì số lượng. Một danh sách các tính từ trống rỗng không phải là một trong những điều cần thiết khi đi phỏng vấn. Hãy chọn một vài phẩm chất cụ thể có liên quan đến vị trí ứng tuyển và minh họa bằng các ví dụ.
Câu trả lời phỏng vấn mẫu:
Với vai trò là một UI/UX designer, tôi tin rằng bản thân có thế mạnh lớn trong xác định các câu hỏi và vấn đề mà người dùng có xung quanh một sản phẩm hoặc tính năng mới. Tôi có khả năng đặt mình vào vị trí của các nhóm người dùng khác nhau và “gắn cờ” các câu hỏi mà nhóm sản phẩm có thể chưa giải đáp.
Nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên khi hỏi về điểm yếu của ứng viên? Ngoài việc xác định những “dấu hiệu đỏ”, câu hỏi này còn là để đánh giá mức độ tự nhận thức bản thân, sự trung thực và thái độ cầu tiến của bạn.
Khi đặt câu hỏi “đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì?”, hãy nghĩ về một điều ít gây khó khăn cho công việc nhưng bạn đang nỗ lực để cải thiện nó.
Câu trả lời phỏng vấn mẫu:
Tôi là một người theo chủ nghĩa cầu toàn. Tính cách này thường khiến tôi tốn nhiều thời gian hơn để hoàn thành một công việc vì tôi luôn cầu toàn và kỳ vọng nhiều ở bản thân. Trong tương lai, tôi mong muốn điều tiết được điểm này để tiết kiệm thời gian và làm việc hiệu quả với tâm lý thoải mái hơn.
Khi đặt ra cho mình câu hỏi “phỏng vấn cần chuẩn bị gì” bạn chắc chắn biết các công ty luôn muốn thuê những người có đam mê với công việc, vì vậy bạn nên có một câu trả lời “đủ sức nặng” về lý do tại sao bạn muốn vị trí này. Bạn có thể bắt đầu bằng việc chỉ ra một số yếu tố chính làm cho vai trò này trở nên phù hợp với bạn, sau đó, chia sẻ những gì bạn yêu thích ở công ty tuyển dụng.
Câu trả lời phỏng vấn mẫu:
Tôi thích công việc tư vấn, hỗ trợ khách hàng vì tôi thích sự tương tác thường xuyên giữa người với người và sự hài lòng khi có thể giúp ai đó giải quyết vấn đề. Tôi đã theo dõi hoạt động của Care Co. một khoảng thời gian và nhận thấy định hướng của công ty rất phù hợp với những gì mà tôi hướng tới.
Trả lời câu hỏi này cũng chính là tóm tắt những giá trị mà vị trí này có thể mang lại cho bạn. Vì thế, hãy trả lời thật cụ thể và gắn với định hướng nghề nghiệp hoặc kỹ năng của bản thân nhé!
Câu trả lời phỏng vấn mẫu:
Tôi đã trau dồi kỹ năng phân tích dữ liệu trong vài năm nay và trước hết, tôi đang tìm kiếm một vị trí mà tôi có thể tiếp tục chuyên môn này. Một điều quan trọng khác đối với tôi là cơ hội trình bày những phát hiện và đề xuất của tôi trực tiếp với khách hàng,...
Quy tắc số một để trả lời câu hỏi này là: Xác định mức lương mong muốn của bạn trước buổi phỏng vấn, và tham khảo các mối quan hệ trong ngành.
Ngoài ra, các tiêu chí quan trọng để deal lương khi phỏng vấn là chuyên môn, kinh nghiệm, trình độ học vấn, cũng như chế độ đãi ngộ khác của doanh nghiệp.
Đừng quá bận rộn với câu hỏi như ‘đi phỏng vấn cần mang theo gì’ mà quên mất việc biết ai sẽ là người đánh giá bạn. Nếu bạn không biết mình sẽ gặp ai trong cuộc phỏng vấn, hãy hỏi trong email xác nhận phỏng vấn. Hãy tìm hiểu vai trò của họ tại công ty và chuẩn bị một số câu hỏi dành riêng cho họ để thể hiện sự nghiêm túc tới vị trí ứng tuyển này nhé!
Đừng học thuộc mà hãy tập trả lời những câu hỏi phỏng vấn thường gặp, để bản thân bớt run khi đi “thực chiến". Trước ngày phỏng vấn, bạn có thể tự mình thực hành trả lời câu hỏi thành tiếng hoặc nhờ tới sự trợ giúp của một người bạn.
Những gì bạn truyền đạt thông qua tư thế và ngôn ngữ cơ thể của bạn là phương tiện giao tiếp hiệu quả, cũng như kỹ năng phỏng vấn xin việc quan trọng mà ứng viên nào cũng nên thành thục. Hãy rèn luyện những cử động tay, chân, ánh nhìn, đảm bảo rằng body language của bạn thể hiện thiện chí và sự chủ động.
Đi phỏng vấn xin việc cần chuẩn bị gì? Mong rằng bài viết của Cake đã giúp bạn giải đáp câu hỏi này. Các cuộc phỏng vấn có thể đi kèm các tình huống gây lo lắng, điều này là hoàn toàn bình thường. Hãy tin rằng với sự tìm hiểu thấu đáo, chuẩn bị kỹ càng và một chút luyện tập, bạn hoàn toàn có thể tự tin tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Công cụ tạo CV online trên Cake cung cấp hơn 500 mẫu CV miễn phí đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với hồ sơ xin việc chuyên nghiệp ngay hôm nay!
--- Tác giả bài viết: Dasie Pham ---
Explore a range of job search tools and resources to achieve your dream career goals. Join the fastest-growing talent platform in the APAC region and expand your professional network.