Digital Nomad là gì mà lại trở thành xu hướng nghề nghiệp mới?

Lưu ý gì khi muốn trở thành Digital Nomad?

Không giống với quan niệm “an cư lạc nghiệp”, digital nomad (tạm dịch: những người “du mục” hiện đại) lại lựa chọn lối sống tự do di chuyển và làm việc remote từ bất kỳ nơi nào trên thế giới. Từ những thành phố sôi động đến biển xanh cát trắng nắng vàng, họ tận hưởng sự tự do và linh hoạt nhờ Internet và khả năng sử dụng thành thạo công nghệ.

Vậy digital nomad là gì? Họ kiếm tiền bằng cách nào và điều gì đã thúc đẩy họ lựa chọn lối sống này? Bạn cần lưu ý những gì trước khi bắt đầu “xê dịch”? Cùng CakeResume tìm hiểu trong bài viết này!

Digital nomad là gì?

Du mục nghĩa là gì?

Nomadism có nghĩa là đời sống du mục (nomad: người du mục, nomadic: tính du mục/vô định). Người du mục di chuyển liên tục, không có nơi ở cố định, và sống nhờ các hoạt động chăn nuôi, săn bắt và hái lượm. Họ thường di chuyển theo mùa, theo đàn gia súc hoặc sự thay đổi của nguồn tài nguyên thiên nhiên. 

Du mục là một trong những lối sống lâu đời nhất gắn liền với phong tục “xê dịch”. Một số bộ tộc du mục còn tồn tại đến nay sinh sống ở những quốc gia như Ấn Độ, Kenya, Nga và Algeria.

Trong thời đại 4.0, “nomad” được ghép với từ “digital” (kỹ thuật số) để chỉ những người sử dụng công nghệ để làm việc từ xa và đi đến bất cứ nơi nào họ muốn. Digital nomadism, vì thế có thể được dịch là chủ nghĩa du mục kỹ thuật số - một xu hướng làm việc và lối sống đang ngày càng được nhiều người trẻ lựa chọn. 

Digital Nomad là gì?

Như vậy, digital nomad - “người du mục công nghệ” là thuật ngữ chỉ những ai có công việc cho phép họ làm việc từ bất kỳ địa điểm nào trên thế giới. Giống với những người du mục truyền thống, digital nomad thường không có nơi ở cố định, thay vào đó, họ sống ở nhiều nơi khác nhau trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, những “du mục thời kỹ thuật số” không chăn nuôi hay săn bắn mà làm việc với laptop trong các khách sạn, co-working space hay thậm chí là quán xá trên khắp mọi nơi. 

Dù là ở ngành nghề nào, điểm chung của các digital nomad high-tech là họ đều phụ thuộc vào công nghệ và kết nối internet. Ví dụ: Digital nomad làm việc trên không gian mạng, liên lạc với khách hàng hoặc đồng nghiệp thông qua các nền tảng giao tiếp trực tuyến và email.

Digital nomad kiếm tiền như thế nào? 

Thu nhập của digital nomad có thể đến từ nhiều nguồn và hình thức làm việc khác nhau, ví dụ như:

  • Remote work: Hình thức làm việc từ xa mà không cần phải có mặt tại văn phòng truyền thống. Các remote work phổ biến nhất là lập trình, thiết kế đồ họa, viết bài, dịch thuật,...
  • Kinh doanh: Nhiều digital nomad sáng lập và quản lý các doanh nghiệp trực tuyến từ xa (VD: bán hàng trực tuyến, kênh dịch vụ, các khóa học trực tuyến,...).
  • Đầu tư: Nomad có thể đầu tư vào các dự án kinh doanh, chứng khoán, tiền số (crypto), cho thuê nhà,... để kiếm thu nhập thụ động.
  • Freelance: Hình thức làm việc cho nhiều khách hàng/dự án khác nhau mà không bị ràng buộc bởi một công ty cụ thể. 
cong-viec-freelancer
Những công việc freelancer hot nhất hiện nay

Vì sao Digital Nomad là xu hướng nghề nghiệp mới?

Theo Statista - nền tảng trực tuyến chuyên thu thập và trực quan hóa dữ liệu, có hơn 35 triệu người hiện đang tự xếp mình vào nhóm digital nomad. Con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong những năm sắp tới. Vậy thì, những yếu tố đang thúc đẩy chủ nghĩa xê dịch là gì, cùng tham khảo 4 lý do dưới đây nhé!

1. Chủ động về giờ giấc.

Lối sống của một digital nomad cho phép họ tự quyết định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi và đi du lịch mà không bị ràng buộc bởi lịch làm việc cụ thể. Digital nomad cũng không cần phải lo lắng về làm thêm giờ (overtime) như “dân văn phòng", vì mô hình làm việc của họ thường dựa trên hiệu suất thay vì số giờ làm việc.

2. Những công việc freelance và remote work ngày càng phổ biến.

Internet đã mở ra cơ hội cho việc kết nối giữa nhà tuyển dụng và freelancer từ khắp nơi trên thế giới. Các nền tảng trực tuyến như Upwork, Freelancer và Fiverr giúp cho freelancer dễ dàng tìm kiếm khách hàng hoặc ứng tuyển cho các dự án freelance từ bất cứ nơi đâu.

Bên cạnh đó, làm việc từ xa (working remotely) cũng không phải là một xu hướng mới, nhưng nhiều công ty đã và đang áp dụng remote work hoặc hybrid work từ sau đại dịch Covid-19. 

3. Các quốc gia thu hút digital nomad với nhiều ưu đãi. 

Nhiều quốc gia nhận thức được tiềm năng kinh tế/xã hội mà “cộng đồng xê dịch” mang lại, từ đó triển khai các chính sách đặc biệt để thu hút ngày càng nhiều digital nomad (ví dụ: cấp digital nomad visa dài hạn, giảm thuế,...). Một số điểm đến yêu thích của digital nomad bao gồm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Thái Lan, Indonesia, Costa Rica... Những quốc gia này cũng hỗ trợ visa cho người làm việc từ xa. 

Việt Nam hiện chưa cung cấp thị thực digital nomad cho người nước ngoài nhưng lại có chính sách visa du lịch khá “dễ chịu". Đà Nẵng, Hà Nội, hay TP HCM vẫn là những thành phố quen thuộc với cộng đồng digital nomad quốc tế nhờ cảnh đẹp và chi phí sinh hoạt thấp. 

4. Sự phát triển của các dịch vụ hỗ trợ

Ngày nay, có rất nhiều sản phẩm và dịch vụ ra đời hướng đến nhóm đối tượng digital nomad, tiêu biểu là:

  • Không gian co-living và co-working cung cấp nơi làm việc, nhà ở tạm thời.
  • Dịch vụ tour/Agency hỗ trợ xử lý tất cả các công việc liên quan đến visa, thẻ cư trú, giấy phép kinh doah, v.v.
  • Các trang web tìm việc và cộng đồng trực tuyến là nơi digital nomad tìm việc và làm quen với cuộc sống địa phương. 

5. Ưu tiên cuộc sống có nhiều trải nghiệm.

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người chú trọng việc tích lũy trải nghiệm thay vì của cải, vật chất - với người tiên phong là thế hệ Millennials, hay thế hệ Gen Z ngày càng có xu hướng muốn có được work-life balance. Họ có xu hướng đầu tư vào những trải nghiệm “tinh thần" như du lịch chữa lành, leo núi, làm vlog,... Đây cũng là quan điểm sống thúc đẩy nhiều digital nomad từ bỏ cuộc sống văn phòng và trở thành người “du mục” thời đại số. 

Lưu ý gì khi chọn lối sống digital nomad?

Lối sống digital nomad đem lại sự linh hoạt về giờ giấc, địa điểm và nhiều trải nghiệm độc đáo, song cũng có nhiều thách thức trong quản lý thời gian, tài chính hoặc các mối quan hệ. Nếu như bạn đang cân nhắc trở thành một digital nomad, dưới đây là một số lời khuyên bạn sẽ cần phải “note" lại đấy! 

✅ Xác định được nghề nghiệp phù hợp. 

Đầu tiên và quan trọng nhất: bạn cần lựa chọn được nghề nghiệp bản thân thật sự yêu thích, và có nguồn thu nhập phù hợp với lối sống “xê dịch" liên tục. 

Công việc freelance là một lựa chọn phổ biến của các digital nomad vì tính linh hoạt và tự do mà hình thức làm việc này mang lại. Ngoài ra, bạn cũng có nhiều lựa chọn khác, nhưng hãy đảm bảo nghề nghiệp bạn theo đuổi không bị ràng buộc bởi vị trí địa lý cụ thể.

✅ Xây dựng quỹ dự phòng tài chính cá nhân.

Trước khi bắt đầu xê dịch, bạn nên có một quỹ “dự trữ” tài chính, đủ để hỗ trợ cuộc sống trong khoảng thời gian đầu tại nơi ở mới. Quỹ này nên đủ để bạn chi trả chi phí ăn uống, chỗ ở, đi lại, cũng như làm khoản dự phòng khi có sự cố.

✅ Có nhiều hơn một nguồn thu nhập.

Trừ khi bạn đang làm việc từ xa và có lương ổn định, thì khả năng cao là thu nhập của bạn sẽ thay đổi từng tháng tùy thuộc vào lượng công việc hoặc lợi nhuận kinh doanh. 

Vậy nên, digital nomad hãy cố gắng tìm kiếm các nguồn thu thụ động để đảm bảo sự ổn định tài chính phòng trường hợp nguồn thu chính bị ảnh hưởng, ví dụ: đầu tư chứng khoán, làm affiliate marketing, hay có nhiều dự án freelance khác nhau,.... 

✅ Học ngoại ngữ.

Ngoài tiếng Anh, việc có hiểu biết căn bản về ngôn ngữ của quốc gia mà bạn sắp tới sinh sống sẽ giúp digital nomad hòa nhập nhanh hơn và thậm chí tiết kiệm nhiều chi phí hơn. 

Kết luận: 

Bài viết này giải thích digital nomad là gì và chia sẻ lời khuyên cho những ai thích tự do và mê đi du lịch. Nhìn chung, phong cách sống digital nomad đòi hỏi sự cân nhắc và quá trình chuẩn bị kỹ càng, nếu không bạn sẽ rất dễ bị “vỡ mộng". CakeResume chúc bạn thành công trên hành trình sự nghiệp của mình nhé!

Cake là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Dasie Pham ---

3 Benefits of Subscribing to Cake's Newsletter

  • Bi-weekly newsletter updates
  • Industry trends and skills recommendation
  • Latest job openings and job search information
Newsletter

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Career Planning
Nov 20th 2024

Business Development là gì? 6 công việc BD có thu nhập cao

Business Development là gì? Hãy cùng Cake tìm hiểu khái niệm, công việc và mức lương của các vị trí BD phổ biến trong bài viết này nhé!