Cake cung cấp nhiều tính năng AI nhằm hỗ trợ ứng viên tìm việc thành công, gồm có:
- AI tạo Cover Letter bằng AI dựa trên vị trí ứng tuyển và CV của bạn.
- AI chấm điểm CV và cung cấp gợi ý chi tiết để cải thiện hồ sơ xin việc.
- AI đề xuất việc làm phù hợp với nhu cầu và chuyên môn cá nhân.
➡️ TRẢI NGHIỆM CAKE AI NGAY!
Mục lục:
Tính đến 2022, có xấp xỉ 132.000 học sinh Việt Nam nhập học tại nước ngoài, phần lớn tập trung ở Anh, Úc, Mỹ, Canada và Nhật Bản. Con số này tiếp tục có xu hướng tăng nhưng song song với đó, số du học sinh về nước cũng được ghi nhận nhiều hơn so với các năm trước.
Ngoài động lực cá nhân thúc đẩy du học sinh về nước làm việc, vẫn còn đó những nỗi lo thất nghiệp thường trực. Thực tế cho thấy, sở hữu tấm bằng quốc tế chưa hẳn là lợi thế, nhất là khi nhiều trường trong nước triển khai liên kết với đại học nước ngoài.
Cần làm gì để đảm bảo việc làm cho du học sinh về nước? Cùng Cake tìm hiểu bí quyết tìm việc làm dành cho du học sinh trong bài viết này nhé.
Báo cáo của Key Trends in Southeast Asia 2024 cho biết trong năm học 2021 - 2022, có hơn 132 nghìn người Việt Nam được cử hoặc tự nguyện sang nước ngoài học tập, dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.
Thế nhưng không nhiều người bày tỏ mong muốn quay về. Thực trạng này đã được nhiều chuyên gia đề cập, trong đó có ông Peter Hồng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân tại Nước ngoài (ghi nhận bởi báo Tuổi Trẻ).
Theo ông, bên cạnh các lý do cá nhân, yếu tố về chênh lệch thu nhập và chế độ đãi ngộ giữa quốc gia du học và ở Việt Nam là nguyên nhân chính khiến du học sinh băn khoăn du học xong có nên về nước hay không.
Mặc dù vậy, trước những thay đổi trong chính sách việc làm cho lao động nước ngoài tại nhiều quốc gia, số du học sinh về nước làm việc đang có xu hướng tăng trở lại.
Dù chưa có số liệu thống kê cụ thể, song đây là một tín hiệu tích cực đối với nguồn nhân lực trình độ cao của nước ta.
Bà Ngô Thị Ngọc Lan, Giám đốc Navigos Search khu vực miền Bắc, cho biết hiện nay nhiều doanh nghiệp có kế hoạch tuyển dụng ưu tiên đối với du học sinh về nước (theo báo Thanh Niên).
Nhà tuyển dụng của các công ty đang hoặc sắp mở rộng thị trường nước ngoài càng quan tâm tới nhóm đối tượng này, từ đó tăng cơ hội việc làm cho du học sinh về nước. Trong đó, công ty công nghệ - kỹ thuật chiếm đa số.
Du học sinh về nước làm việc có thể là một hành trình đầy hứng khởi nhưng cũng nhiều thử thách, trong đó có cả yếu tố chủ quan và khách quan.
Giống như khoảng thời gian đầu tiên đặt chân lên vùng đất mới, du học sinh về nước làm việc cũng sẽ trải qua những cú sốc văn hóa trên chính quê hương của mình.
Sau một vài năm sinh sống tại nước ngoài, những nếp sinh hoạt, phong cách giao tiếp tưởng chừng đã vô cùng quen thuộc bỗng trở nên xa lạ.
Ra nước ngoài du học thường mang đến những thay đổi và phát triển nội tại trong mỗi cá nhân. Khi hình ảnh của bạn trong mắt mọi người được nâng cao hơn thì kỳ vọng dành cho bạn cũng theo đó mà tăng lên, bất kể là ở nhà hay nơi làm việc.
Du học sinh về nước bởi vậy mà sẽ có thể gặp chút khó khăn khi cố gắng thích ứng cái tôi mới với các mối quan hệ xã hội.
Trong thời gian học tập và làm việc ở nước ngoài, chúng ta có thể vô tình mất liên lạc hoặc ít giao tiếp với một vài mối quan hệ đã xây dựng trước đó.
Thời gian ở nước ngoài càng lâu, khi du học sinh về nước càng dễ cảm thấy chơi vơi, lạ lẫm và ngại ngần mở rộng networking. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận cơ hội việc làm tiềm năng.
Không chỉ những bạn sinh viên trong nước mà các du học sinh về nước làm việc cũng đối mặt với áp lực này.
Nhiều người chia sẻ rằng đôi khi việc là du học sinh khiến những người xung quanh đặt kỳ vọng cao hơn. Lúc này, các bạn có cảm giác mình phải tìm được việc sớm nhất có thể để đáp ứng kỳ vọng đó.
Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và khác biệt trong chi phí sinh hoạt đòi hỏi du học sinh cân nhắc kỹ càng các khoản thu chi vì có thể bạn sẽ không tìm được việc làm ngay.
Do đó, trước khi về nước, bạn nên tích góp một khoản vừa đủ giúp bản thân duy trì cuộc sống trong vòng 6 tháng, bao gồm tiền ăn, tiền thuê nhà, xăng xe và thậm chí là chi phí networking khi cần thiết.
Thời gian xa nhà càng lâu, bạn càng cần nhiều thời gian để làm quen với môi trường tưởng chừng đã rất thân quen đó, đặc biệt là trong quá trình tìm việc làm.
Nhưng đừng vội nản chí! Chính những trải nghiệm tích lũy được nơi đất khách quê người sẽ là lợi thế của du học sinh về nước làm việc trên hành trình đến với công việc mơ ước. Đó là:
Và dưới đây là 5 tips giúp du học sinh về nước tận dụng tối đa các lợi thế trên để nâng cao cơ hội việc làm:
Khi đã đưa ra quyết định “du học xong có nên về nước hay không”, bạn nên bắt tay nghiên cứu thị trường lao động trong nước để biết đâu là các nghề nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng nhân lực trình độ cao và những vị trí tuyển dụng nào phù hợp với profile của bạn.
Các kênh thông tin bạn có thể tận dụng là: nhóm cựu du học sinh về nước, các nhóm HR và headhunter hay website của Tổng cục Thống kê.
Nhằm tránh khỏi tình huống lừa đảo tuyển dụng, bạn nên tìm đến các website tuyển dụng uy tín để tìm việc. Mặc dù hiện nay mạng xã hội cũng được tận dụng như một kênh tìm việc làm cho du học sinh về nước nhưng rủi ro gặp phải các đối tượng xấu vẫn rất cao.
Nếu bạn quan tâm tới các công việc cho phép sử dụng tiếng Anh hay có mong muốn làm việc remote với công ty lớn ở nước ngoài, Cake sẽ là lựa chọn phù hợp dành cho du học sinh.
Thực tế cho thấy thị trường việc làm cho du học sinh về nước không thiếu, thậm chí nhiều doanh nghiệp có những ưu tiên nhất định dành cho nhóm ứng viên này. Nhưng vì chưa có cách tiếp cận quá trình tuyển dụng phù hợp, một số bạn mất nhiều thời gian tìm việc.
Hãy bắt tay chỉnh sửa CV và Cover Letter phù hợp với yêu cầu công việc và văn hóa doanh nghiệp tại quê nhà; nhấn mạnh những lợi thế có được trong quá trình du học để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Phần lớn áp lực tìm việc của du học sinh về nước đến từ kỳ vọng “đậu job” lương cao với hợp đồng dài hạn.
Vô hình chung, các bạn dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu, thậm chí có xu hướng so sánh bản thân với bạn bè đồng trang lứa đã có việc làm ổn định - hay còn gọi là “peer pressure".
Lời khuyên của các cựu du học sinh dành cho “tấm chiếu mới” là:
Đừng ngần ngại chấp nhận các công việc ngắn hạn hoặc bán thời gian khi mới về nước để làm quen lại với môi trường làm việc, tích lũy kinh nghiệm cọ xát trong nước và tạo đà cho sự nghiệp dài hạn.
Như đề cập ở trên, networking là một trong các khó khăn phổ biến khi du học sinh về nước làm việc. Nếu bạn chưa sẵn sàng kết nối lại với contact cũ, tại sao không tận dụng thời gian đó để thiết lập những mối quan hệ mới nhỉ?
Giờ đây, chúng ta đã có thể kết nối dễ dàng với nhà tuyển dụng, chuyên gia và đồng môn cùng ngành nghề chỉ với ba bước Swipe - Match - Meet trên ứng dụng Cake Meet. Mở rộng mạng lưới chuyên nghiệp chưa bao giờ thú vị đến thế, ngay cả với các Introvert chính hiệu!
📲Tải xuống ứng dụng Cake: Job Searching & Networking và trải nghiệm Meet ngay hôm nay tại:
Tìm kiếm việc làm sau thời gian học tập tại nước ngoài luôn là một thử thách đối với du học sinh về nước, bất kể bạn đang ở độ tuổi nào và đã có kinh nghiệm làm việc hay chưa.
Tin vui là công việc cho du học sinh về nước không giới hạn trong phạm vi công ty nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp nội địa ưu tiên tạo cơ hội việc làm cho du học sinh về nước, đặc biệt ở các ngành nghề được dự báo thiếu nhân lực.
Do đó, chuẩn bị một kế hoạch sự nghiệp sau khi tốt nghiệp sẽ giúp bạn có thêm tự tin trên hành trình trở về. Với tâm thế cởi mở, khả năng thích nghi cao và những kiến thức, kỹ năng tích lũy sau quá trình du học, chắc chắn bạn sẽ là ứng viên sáng giá.
Cake là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!
--- Tác giả: Hoang Phuong ---
Explore a range of job search tools and resources to achieve your dream career goals. Join the fastest-growing talent platform in the APAC region and expand your professional network.