Employee turnover là gì? Bí quyết giữ chân nhân viên giỏi cho doanh nghiệp

employee-turnover-la-gi
7 yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhảy việc của nhân viên

Employee turnover là gì? Employee turnover hay còn gọi là tỷ lệ nhảy việc của nhân viên là một chỉ số quan trọng trong việc quản trị nguồn nhân lực của công ty. Nếu tỷ lệ này luôn duy trì ở mức cao, cho thấy công ty đang gặp vấn đề trong việc quản lý tài nguyên con người, gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của đội ngũ, ngân sách  và thời gian trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.

Để giải bài toán giữ chân nhân viên, thì trước tiên, bạn cần tìm hiểu khái niệm turnover rate là gì, tỷ lệ turnover hợp lý là bao nhiêu và các biện pháp nào giúp giảm thiểu tỷ lệ nhảy việc cho doanh nghiệp của mình!

Employee turnover là gì?

Employee turnover là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tỷ lệ nhân viên nghỉ việc ở doanh nghiệp. Tỷ lệ employee turnover càng thấp sẽ càng thu hút được nhiều người tài đến làm việc, bởi yếu tố này liên quan trực tiếp đến chính sách quản trị nhân sự cũng như cơ hội thăng tiến và phát triển mà công ty có thể mang đến cho nhân viên.

Các thuật ngữ đồng nghĩa với employee turnover thường gặp là: 

  • Staff turnover
  • Attrition
  • Churn rate
  • Employee defection
  • Employee migration
  • Workforce turnover
  • Labor turnover

Employee turnover rate là gì?

Employee turnover rate là tỷ lệ phần trăm của số lượng nhân viên nghỉ việc so với tổng số lượng nhân viên của công ty trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là một chỉ số quan trọng để đo lường sự ổn định và độ bền vững của lực lượng lao động công ty.

Cách tính turnover rate:

Turnover rate = (Số lượng nhân viên nghỉ việc / Tổng số lượng nhân viên trung bình) x 100%

Ví dụ về employee turnover rate trong năm 2022 của công ty ABC: 

Năm 2022, công ty ABC có 100 nhân viên và trong đó có 10 người đã nghỉ việc, và số nhân viên còn lại đến hết cuối năm là 90 người.  Vậy turnover rate của công ty sẽ là: 

 [10/(100+90)/2]*100 = 10.53%

Tương tự nếu bạn muốn tính employee turnover rate trong tháng, bạn chỉ cần lấy số nhân viên đã nghỉ việc trong tháng rồi chia cho số lượng nhân viên trung bình của tháng là được. 



Để theo dõi tình trạng employee turnover rate tốt hay xấu, doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp chia tỷ lệ như sau: 

  • 0-3%: Mức độ tốt nhất cho turnover rate, cho thấy rằng công ty đang có môi trường làm việc và chính sách đãi ngộ hiệu quả, đảm bảo sự ổn định của lực lượng lao động.
  • 3-5%: Công ty có chính sách quản lý nhân sự tốt, cùng với một môi trường làm việc tích cực. Tuy nhiên, để giữ chân những nhân viên tài năng thì công ty cần phải cố gắng đưa ra những điều kiện, môi trường làm việc tốt hơn nữa.
  • 5-8%: Đây là mức độ trung bình và công ty cần xem xét lại chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc và các vấn đề khác để cải thiện turnover rate của mình.
  • 8-10%: Thuộc mức độ cao, cho thấy công ty đang mắc phải một số vấn đề trong quản lý nhân sự và cần tìm cách khắc phục để giữ chân nhân viên.
  • Trên 10%: Mức độ rất cao và cần được theo dõi chặt chẽ. Công ty cần phải xem xét và đánh giá kỹ lưỡng chính sách quản lý nhân sự, môi trường làm việc và các vấn đề khác để đưa ra các giải pháp hiệu quả để giảm turnover rate. Nếu không giải quyết được vấn đề này, công ty đối mặt với việc mất mát nhân sự tài năng và gặp khó khăn trong việc cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, employee turnover rate còn chỉnh tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp. Nếu quy mô doanh nghiệp lớn, thì 5-8% vẫn được coi là tỷ lệ giữ chân nhân viên tốt.

5 yếu tố ảnh hưởng đến employee turnover là gì?

1. Phân công công việc

Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ nhảy việc là mức độ phù hợp giữa công việc và nhân viên. Khi nhân viên được sắp xếp công việc không phù hợp với khả năng và sở trường của mình, họ sẽ cảm thấy bị áp lực và gặp khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ, từ đó dẫn đến sự bất mãn, chán nản và tự ti trong công việc.

2. Chế độ đãi ngộ

Chế độ đãi ngộ là một trong những chiến lược giữ chân nhân viên thường gặp ở các tập đoàn lớn. Vì chế độ đãi ngộ trực tiếp ảnh hưởng đến nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân viên như mức lương, phúc lợi, sự minh bạch trong quá trình đánh giá nhân sự, cũng như cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp.

3. Phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo của một tổ chức là câu trả lời cho yếu tố ảnh hưởng đến turnover rate là gì. Một leader tốt sẽ thường xuyên hỗ trợ, đưa ra những phản hồi mang tính xây dựng nhằm giúp nhân viên cải thiện điểm yếu của mình, đồng thời gắn kết tinh thần đồng đội, giúp họ cảm thấy không bị bỏ lại phía sau; từ đó tăng cường sự cam kết của nhân viên với công ty, làm giảm employee turnover rate của doanh nghiệp.

4. Môi trường làm việc 

Môi trường làm việc và văn hóa công ty là yếu tố ảnh hưởng vô cùng lớn đến tỷ lệ nhảy việc trong doanh nghiệp. Nếu nhân viên làm việc trong một môi trường bị đối xử bất công, nói xấu, chia bè phái, v.v. thì họ sẽ cảm thấy mệt mỏi và không tập trung tâm trí cho công việc, thậm chí là thường xuyên có ý nghĩ nghỉ việc. Do đó, việc xây dựng môi trường làm việc lý tưởng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào để giữ chân nhân viên.

5. Quan hệ với đồng nghiệp

Khi nhắc đến yếu tố ảnh hưởng đến turnover là gì, thì câu trả lời thường được nhắc đến nhiều nhất chính là quan hệ đồng nghiệp. Theo ước tính, hơn 10% lao động nghỉ việc do quan hệ đồng nghiệp không tốt, đội ngũ nhân sự không có tinh thần đoàn kết và cạnh tranh nội bộ gay gắt. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần và hiệu suất làm việc của nhân viên, khiến họ chán nản và muốn thôi việc.

quan-ly-nhan-su-la-gi
Đọc thêm: Cách quản lý nhân viên hiệu quả nhà quản lý cần biết

Giải pháp giảm thiểu tỷ lệ nhảy việc

✅ Xây dựng môi trường làm việc lý tưởng

Như đã nói trên, một môi trường làm việc lành mạnh giúp nhân viên cảm thấy thoải mái và có tinh thần làm việc hứng khởi. Điều này không chỉ giúp nhân viên giảm stress, cải thiện sức khỏe tinh thần và nâng cao hiệu suất làm việc, mà còn tăng khả năng đạt danh hiệu “doanh nghiệp hạnh phúc”, giúp công ty giảm thiểu tỷ lệ nhảy việc, nâng cao sức cạnh tranh và thu hút nhiều nhân tài.

✅ Đầu tư vào việc đào tạo và phát triển nhân viên

Để giảm thiểu tình trạng nhảy việc của nhân viên, công ty nên tăng cường đầu tư cho việc đào tạo nhân viên như tổ chức các workshop nhằm nâng cao nghiệp vụ, nhằm giúp họ cải thiện kỹ năng chuyên môn, tự tin hơn trong công việc.

Ngoài ra, xây dựng một lộ trình thăng tiến rõ ràng và minh bạch cũng là cách giữ chân nhân viên giỏi mà các doanh nghiệp nên áp dụng.

✅ Thiết lập chính sách đãi ngộ tốt

Sự bất mãn về chế độ đãi ngộ chính là câu trả lời khi doanh nghiệp thăm dò ý kiến về lý do khiến nhân viên turnover là gì. Thế nên, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần xây dựng chính sách đãi ngộ tốt để nhân viên cảm thấy được trân trọng và xứng đáng cho sự cống hiến của mình. 

Đọc thêm: 10 hoạt động phát huy lợi ích của team building

✅ Nâng cao kỹ năng quản trị nhân sự cho các cấp cao

Biện pháp giúp giảm turnover rate là gì? Đó chính là nâng cao kỹ năng quản lý nhân sự cho các nhà lãnh đạo! Khi cấp cao có kỹ năng phân bổ nhân lực phù hợp, công bằng trong đánh giá nhân viên và luôn hỗ trợ, động viên họ khi cần thì chắc chắn sẽ tạo nên môi trường làm việc chuyên nghiệp, công bằng. Từ đó thúc đẩy năng suất lao động, cũng như tăng cường sự gắn kết của nhân viên với công ty.

✅ Thường xuyên khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên

Doanh nghiệp nên tổ chức các cuộc khảo sát thường xuyên để đo lường mức độ hài lòng của nhân viên về công việc, môi trường làm việc, chính sách đãi ngộ và cơ hội phát triển. Dựa trên kết quả khảo sát, các chính sách và hoạt động của công ty có thể được điều chỉnh và cải thiện để tìm ra cách giữ chân nhân viên hiệu quả.



📍Kết luận:

Chắc hẳn bạn đã hiểu turnover rate là gì và việc xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực có vai trò quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp. Thương hiệu nhà tuyển dụng tích cực không chỉ nâng cao uy tín, mà còn thu hút đội ngũ nhân viên chất lượng cao đến làm việc và đồng hành cùng doanh nghiệp; từ đó, tạo nên những sản phẩm có giá trị cao phục vụ cho cộng đồng, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp của bạn mong muốn xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng? Liên hệ ngay với đội ngũ headhunter giàu kinh nghiệm của Cake để được tư vấn về giải pháp tuyển dụng hiệu quả nhất, mà vẫn đảm bảo tối ưu hóa thời gian, chi phí và nguồn lực cho quy trình tuyển dụng của công ty.

--- Tác giả: Kristie Shenzhou ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

Plus d'Articles qui pourraient vous intéresser

Latest relevant articles
Workplace
mai 9ème 2024

6 mẫu email trả lời thư mời nhận việc cực chuẩn

Dù chấp nhận hay từ chối, hãy viết email trả lời thư mời nhận việc sớm để giúp nhà tuyển dụng kịp thời chuẩn bị các bước tiếp theo nhé!