Mục lục:
Hầu hết các ứng viên trong quá trình thử việc đều phải trải qua buổi đào tạo về văn hóa doanh nghiệp do chính bộ phận quản lý nhân sự thực hiện. Trong đó, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp được nhắc đến nhiều nhất bởi đây chính là yếu tố quyết định mọi hoạt động kinh doanh đồng thời là cơ sở tạo nên bản sắc riêng cho mỗi thương hiệu.
Vậy giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì? Quy trình xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp hiệu quả nhất hiện nay như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Trong tiếng Anh, giá trị cốt lõi có nghĩa là Core Values. Đây là yếu tố chủ chốt quyết định sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp trong mọi khía cạnh; đồng thời tạo nên bản sắc riêng không thể nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Trước khi tìm hiểu giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp là gì, chúng ta cần hiểu rõ giá trị cốt lõi là gì. Giá trị cốt lõi (Core Values) là tập hợp gồm những nguyên tắc, niềm tin và tôn chỉ cơ bản mà một tổ chức, nhóm người hoặc cá nhân coi trọng, tuân thủ trong mọi hoạt động và quyết định của chính mình.
Trong doanh nghiệp, giá trị cốt lõi đóng vai trò định hình văn hóa tổ chức, quy định cách ứng xử, làm việc hàng ngày của từng nhân sự. Nói cách khác, nếu coi doanh nghiệp như một ngôi nhà thì: Mái nhà là tầm nhìn, nền nhà là sứ mệnh, cột nhà chính là giá trị cốt lõi. Đó là những gì tinh túy nhất mà chỉ cần nhìn vào, người ta sẽ nhận ra ngay những đặc trưng riêng biệt, không hề trộn lẫn của cả ngôi nhà.
YODY - Thương hiệu thời trang được thành lập vào năm 2014 với sứ mệnh đưa sản phẩm Việt đến toàn thế giới là một điển hình cho sự thành công của việc duy trì văn hóa doanh nghiệp trong thời 4.0.
Các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp YODY là:
Trong đó, yếu tố chủ quan theo chia sẻ từ CEO của YODY - ông Nguyễn Minh Hòa cho biết là hiện thực hóa mong ước đưa sản phẩm “Made in Vietnam” chất lượng ra quốc tế và tạo dựng môi trường làm việc lý tưởng hội tụ các điểm như: sự trẻ trung, năng động, công bằng, đa dạng lứa tuổi và không phân biệt giới tính.
Giá trị cốt lõi doanh nghiệp là nền tảng chuẩn mực giúp điều hướng hành vi ứng xử của mọi nhân viên. Các điều này được thống nhất một cách nhất quán, đồng bộ giữa các bộ phận, mang lại hiệu quả vượt trội và tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Môi trường làm việc tích cực và sự phù hợp về văn hoá doanh nghiệp (Culture Fit) là yếu tố quan trọng giúp cho nhân sự có thể gắn bó lâu dài với công ty. Điều này được thể hiện rõ ràng trong giá trị cốt lõi khi đây chính là cơ sở để hình thành nên văn hóa doanh nghiệp.
Việc duy trì các giá trị cốt lõi của công ty có thể đảm bảo việc gây dựng thương hiệu tuyển dụng hiệu quả, tạo ra lợi thế cho công ty trong quá trình tuyển dụng, thu hút nhân tài.
Thông qua những cam kết về sản phẩm, dịch vụ có lợi ích thiết thực, công ty không chỉ có tệp khách hàng trung thành, gắn bó lâu dài mà còn tạo cơ hội tiếp cận khách hàng mới qua lời giới thiệu.
Giá trị cốt lõi góp phần tạo dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, uy tín trong mắt khách hàng, đối tác cũng như cộng đồng. Từ đó, có thể thu hút thêm nhiều khách hàng mới, nhà đầu tư và tạo ra lợi thế cạnh tranh với các thương hiệu khác trên thị trường.
Mời bạn tham khảo quy trình xây dựng giá trị cốt lõi của công ty nếu chưa biết bắt đầu từ đâu!
Giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp phải phù hợp với sứ mệnh, tầm nhìn và văn hóa doanh nghiệp để đảm bảo sự nhất quán và đồng bộ trong mọi hoạt động. Vậy nên, để xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp hiệu quả, bạn cần hiểu rõ sứ mệnh mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng, tầm nhìn là định hướng phát triển lâu dài cũng như quy tắc và chuẩn mực hành vi chung của tất cả các nhân sự.
Bước tiếp theo là nắm bắt và phân tích tâm lý, nhu cầu, giá trị khách hàng hướng đến cũng như điểm mạnh/yếu, cơ hội/thách thức của đối thủ làm căn cứ để doanh nghiệp có bộ giá trị cốt lõi vừa tạo niềm tin với khách, vừa tạo ra sự khác biệt cùng vị thế riêng so với đối thủ cạnh tranh.
Sau khi phân tích chân dung khách hàng và thách thức của đối thủ cạnh tranh, bạn cần tiến hành phân tích các nguồn lực và năng lực cốt lõi của doanh nghiệp mình ở thời điểm hiện tại. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng bộ giá trị cốt lõi doanh nghiệp trọng tâm, phản ánh đúng bản chất và định hướng phát triển của tổ chức để từ đó tạo ra bản sắc riêng trên thị trường cạnh tranh gay gắt.
Việc lắng nghe, tham khảo ý kiến của lãnh đạo, khách hàng, đối tác, nhân sự đang làm việc tại tổ chức… sẽ giúp bộ phận thực hiện hiểu rõ những giá trị cốt lõi mà họ muốn doanh nghiệp hướng đến.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, cần thường xuyên thu thập thông tin phản hồi từ các bên liên quan để điều chỉnh và hoàn thiện giá trị cốt lõi. Cách xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp này sẽ đảm bảo chúng phản ánh đúng mong muốn và kỳ vọng của các bên liên quan để khi áp dụng tất cả các cấp đều đồng lòng thực hiện.
Dựa trên các tiêu chí, nguyện vọng của chủ doanh nghiệp và các bên liên quan đã thống nhất, bộ phận phụ trách sẽ chọn ra những giá trị cốt lõi phù hợp nhất. Bước tiếp theo là cụ thể hóa những điều đã chọn thành hành vi cụ thể, dễ đo lường và dễ thực hiện để áp dụng cho nhân sự toàn công ty.
Ví dụ: Giá trị cốt lõi “Đổi mới” của Tập đoàn FPT có thể cụ thể hóa bằng các hành vi như: “Không ngừng học hỏi”, “Tiếp thu các phương thức quản trị/kinh doanh mới”...
Để toàn bộ nhân sự nắm vững giá trị cốt lõi, công ty cần tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn, truyền thông nội bộ để lan tỏa những định hướng, mong muốn, giá trị mà công ty hướng đến và áp dụng chúng thường xuyên, liên tục trong công việc hàng ngày.
Ngoài ra, tổ chức có thể lồng ghép các giá trị cốt lõi vào mọi hoạt động kinh doanh từ xây dựng chiến lược, lên chiến dịch Marketing,... và có bộ phận giám sát riêng để đảm bảo tất cả các nhân viên đều hiểu và làm đúng.
Việc chân thành tôn trọng những giá trị văn hóa trong quá khứ tới thời điểm hiện tại sẽ đảm bảo mọi thành viên trong tổ chức đều đồng thuận và nghiêm túc chấp hành giá trị cốt lõi của công ty.
Đây là điều tạo nên sự riêng biệt của một doanh nghiệp so với các đơn vị khác trên thị trường và là cơ sở để xây dựng một đội ngũ nhân viên nòng cốt, sẵn sàng gắn bó lâu dài.
Phục vụ việc đo lường hiệu suất của đội ngũ nhân viên, đảm bảo tiến độ thực hiện và sự phát triển bền vững của công ty.
Môi trường làm việc tích cực, văn minh, cởi mở sẽ giúp gia tăng tinh thần đoàn kết và tạo động lực phấn đấu, hướng tới mục tiêu chung của tất cả các thành viên.
Nên xây dựng giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp ngắn gọn, dễ hiểu và dễ nhớ để không chỉ nhân viên mà khách hàng cũng có thể nắm bắt, từ đó lựa chọn gắn bó với doanh nghiệp lâu dài.
Thức thời với tình hình thực tế giúp ban lãnh đạo có sự điều chỉnh giá trị cốt lõi doanh nghiệp kịp thời, phù hợp với sự thay đổi của thị trường.
Giá trị cốt lõi được xem như “kim chỉ nam” giúp doanh nghiệp có hành động đúng đắn để tiến gần hơn tới mục tiêu phát triển. Việc hiểu rõ “giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì” và quy trình xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp không chỉ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nội bộ công ty mà còn góp phần nâng tầm hình ảnh thương hiệu, đặc biệt là Employer Branding nhằm thu hút nhân tài đến làm việc.
Doanh nghiệp mong muốn xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng? Liên hệ ngay với đội ngũ giàu kinh nghiệm của Cake để được tư vấn về giải pháp tuyển dụng hiệu quả nhất, mà vẫn đảm bảo tối ưu hóa thời gian, chi phí và nguồn lực cho quy trình tuyển dụng của công ty.
--- Tác giả: Chloe Tran ---
Explore a range of job search tools and resources to achieve your dream career goals. Join the fastest-growing talent platform in the APAC region and expand your professional network.