Học khối C làm nghề gì? Bật mí top ngành khối C dễ kiếm việc nhất

hoc-khoi-c-lam-nghe-gi
Học khối C ra trường làm nghề gì?

Trước mỗi mùa thi Trung học phổ thông quốc gia, các sĩ tử sẽ không khỏi phân vân với 1001 câu hỏi về định hướng trong tương lai. Hiểu được tâm lý này, series phát triển sự nghiệp của Cake đồng hành cùng các bạn trẻ trong hành trình chọn ngành, chọn nghề.

Bài viết này dành riêng cho các bạn đang và sắp học khối C - một tổ hợp luôn nhận được nhiều sự chú ý. “Học khối C làm nghề gì?”, hay đâu là các ngành khối C dễ kiếm việc - nếu bạn đang “đau đầu” vì những câu hỏi trên thì bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp từ A tới Z!

Khối C gồm những môn nào?

Trước khi tìm hiểu về các ngành khối C dễ xin việc, hãy tìm hiểu về những tổ hợp học thuật của phân ban này. 

Khác với trước đây, khối C không còn chỉ bao gồm “bộ ba” truyền thống là Ngữ Văn - Lịch Sử - Địa Lý, mà đã được phân tách ra thành 19 tổ hợp đa dạng theo quy định của Bộ GD & ĐT. Các tổ hợp này xoay quanh 9 bộ môn chính là: Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Toán, Hóa học, Sinh học, Vật lý, Giáo dục công dân, Khoa học xã hội, đó là:

  • C00: Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử
  • C01: Ngữ văn, Toán, Vật lý
  • C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học
  • C03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử
  • C04: Ngữ văn, Toán, Địa lý
  • C05: Ngữ văn, Vật lý, Hóa học
  • C06: Ngữ văn, Sinh học, Vật lý
  • C07: Ngữ văn, Lịch sử, Vật lý
  • C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh học
  • C09: Ngữ văn, Địa lý, Vật lý
  • C10: Ngữ văn, Lịch sử, Hóa học
  • C11: Ngữ văn, Hóa học, Địa lý
  • C12: Ngữ văn, Lịch sử, Sinh học
  • C13: Ngữ văn, Địa lý, Sinh học
  • C14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
  • C15: Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội
  • C16: Ngữ văn, Vật lý, Giáo dục công dân
  • C17: Ngữ văn, Hóa học, Giáo dục công dân
  • C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
  • C20: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân

Khi đã nắm được các tổ hợp môn thi của khối C, cùng Cake tìm hiểu khối C gồm những ngành nào để từ đó xác định cho bản thân một công việc hợp với mình nhất nhé!

Học khối C làm nghề gì?

Dưới đây là 6 ngành nghề khối C chủ yếu. Với mỗi nhóm ngành, bạn có thể tìm thấy cho bản thân những định hướng nghề nghiệp phù hợp. 

1. Nhóm ngành Tâm lý học 

Lĩnh vực tâm lý học mang đến nhiều cơ hội cho những bạn trẻ có đam mê và mong muốn tìm hiểu về tâm trí, cảm xúc và hành vi của con người. Nhóm ngành này có tính chuyên môn hóa cao, bao gồm 3 ngành chính là: tâm lý học lâm sàng (Clinical Psychology), tư vấn tâm lý (Counseling Psychology) và tâm lý học thần kinh (Neuropsychology).

Khối C00 làm nghề này là một trong những lựa chọn hàng đầu, bởi sức khỏe tâm lý ngày càng được nhiều người chú trọng. Sinh viên ngành này ra trường có thể làm việc ở: trường học, trung tâm cộng đồng, phòng khám cho đến các nền tảng online.

Mức lương của một bác sĩ tâm thần tại các bệnh viện ở Việt Nam có thể xuất phát từ 12 triệu - 15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, học khối C làm nghề tư vấn tâm lý có thể nhận mức lương "khiêm tốn" hơn một chút. 

2. Nhóm ngành Luật

Tại Việt Nam, bằng “Cử nhân Luật" luật mở ra nhiều triển vọng nghề nghiệp, bao gồm:

  • Luật sư
  • Thẩm phán
  • Tư vấn pháp luật
  • Nhà nghiên cứu 
  • Hành pháp
  • Luật sư nội bộ
  • Nhân viên pháp lý 
  • Giáo sư / Giảng viên

Cơ hội và yêu cầu công việc có thể khác nhau nhưng ngành Luật nhìn chung thuộc các ngành dễ kiếm việc làm do nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng. Đối với những bạn đang có dự định thi khối C00, ngành Luật rất nên được cân nhắc.

Mức lương trung bình của sinh viên ra trường ngành Luật phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn, học khối C ra làm nghề luật sư tại một văn phòng tư nhân nhỏ có thể được trả khoảng 6 triệu đồng/tháng, trong khi các doanh nghiệp lớn hơn có thể offer 15- 20 triệu đồng. Theo thời gian, khi bạn đạt được đến vị trí quản lý, mức lương 30 triệu - 40 triệu đồng/tháng kèm hoa hồng là hoàn toàn có thể. 

3. Nhóm ngành Sư phạm

Ngành sư phạm cung cấp nguồn nhân lực cho nền giáo dục và đào tạo cả nước và là một trong những ngành nghề quan trọng nhất tại Việt Nam. Góp phần xây dựng một xã hội trí tuệ, nhóm ngành này vốn đã nhận được nhiều sự quan tâm từ nhà nước, nay lại càng trở thành một trong các ngành khối C dễ kiếm việc.

Không chỉ giới hạn ở C00, sĩ tử lựa chọn thi khối C19, khối C20, khối C01, khối C02 làm nghề này đều phù hợp. 

Đối với giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và THPT tại trường công, mức lương khởi điểm không cao, từ 3-6 triệu đồng/tháng. Giảng viên chính tại các trường đại học có thể nhận mức lương khởi điểm đến 9 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, cơ hội việc làm không chỉ dừng lại ở các trường công lập. Các giáo viên giỏi, biết nắm bắt cơ hội, và có tâm huyết với nghề có thể dạy thêm, mở trung tâm, soạn tài liệu luyện thi và làm ra hàng chục triệu đồng mỗi tháng.

4. Nhóm ngành Văn hoá-Du lịch

Ngay cả dưới tác động của đại dịch Covid-19, ngành du lịch và văn hóa tại Việt Nam vẫn đạt chỉ số năng lực phát triển cao (xếp thứ 52/117 nền kinh tế theo Diễn đàn kinh tế thế giới WEF) và đứng top trong số các ngành dễ xin việc. Vì vậy, đừng lo rằng học khối C làm nghề gì nhé! 

Các cơ hội việc làm cho các bạn thi khối C làm nghề Văn hóa-Du lịch:

  • Hướng dẫn viên du lịch, lữ hành
  • Tư vấn viên hoạch định 
  • Quản lý, điều hành khách sạn, resort
  • Nhân viên trong các văn phòng đại diện về Văn hóa- Du lịch trong và ngoài nước

5. Nhóm ngành Báo chí-Truyền thông

Nhu cầu tìm đọc những nội dung hữu ích, thú vị càng đảm bảo rằng ngành truyền thông sẽ tiếp tục nằm trong top các ngành khối C dễ kiếm việc.

Sau khi tốt nghiệp ngành Truyền thông báo chí, các bạn học khối C có thể làm nghề phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, nhân viên truyền thông, đạo diễn, quay phim,... cho các báo đài, trang tin điện tử, hoặc làm freelance.

cong-viec-freelancer
Những công việc freelancer hot nhất hiện nay

Mức lương ngành Truyền thông - Báo chí được cho là khả ổn định. Sinh viên học khối C làm nghề này thường được trả khoảng 7 triệu đồng/tháng, sau đó, mức lương 15-20 triệu là hoàn toàn có thể đạt được. 

6. Nhóm ngành Quan hệ quốc tế

Quan hệ quốc tế (QHQT) là một chuyên ngành tập trung vào nghiên cứu chính trị, các vấn đề toàn cầu và các giải pháp tiềm năng. Sinh viên khối C làm nghề liên quan đến QHQT có thể chọn tập trung vào thương mại và phát triển, hòa bình và an ninh, môi trường, sức khỏe và tài nguyên thiên nhiên; hoặc sự giao thoa giữa các dân tộc và quốc tịch.

Cơ hội việc làm của sinh viên mới ra trường ngành QHQT rất rộng mở, bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí như đại diện ngoại giao, chuyên gia đối ngoại, chuyện viên phân tích chính trị, nhân viên của các đại sự quán, tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Mức lương cho ngành này ở Việt Nam bắt đầu từ khoảng 8-10 triệu. 

Đọc thêm: 3 bài trắc nghiệm nghề nghiệp giúp bạn khám phá bản thân, tìm kiếm đam mê

Q&A về học và thi các ngành khối C

🤔 Học khối C có dễ xin việc không? 

Trước đây khi các ngành khối C bị giới hạn ở mảng Khoa học - Xã hội, cơ hội nghề nghiệp không quá đa dạng. Tuy nhiên, ngày nay với sự đa dạng trong các tổ hợp môn, bạn học khối C ra trường có thể làm việc trong cả lĩnh vực kinh tế, văn hóa, thế nên cơ hội việc làm cũng phong phú và linh hoạt hơn rất nhiều. 

Hơn nữa, ngành học có dễ xin việc hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Một khi bạn là người có năng lực và tính cách phù hợp, nghề sẽ chọn người.  

🤔 Thi khối C chọn trường nào để dễ xin việc?

Ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn đều có các trường cao đẳng và đại học cung cấp chương trình đào tạo từ chính quy, chất lượng cao, đến liên kết quốc tế,.... Bộ GD&ĐT có quy định yêu cầu các trường phải công bố danh sách tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm hàng năm, bạn có thể tham khảo những danh sách này để đánh giá chất lượng giáo dục của các trường mình muốn đăng ký nguyện vọng. 

🤔 Những ai thích hợp học khối C?

Học khối C làm nghề viết lách hoặc liên quan đến xã hội - văn hóa là vô cùng thích hợp. Nếu như bạn có hứng thú với những lĩnh vực này, hãy cứ mạnh dạn theo đuổi các ngành Khoa học xã hội, đừng chỉ vì nghe nói khối tự nhiên dễ xin việc hơn, lương cao hơn mà chuyển hướng nhé!  



📍Kết luận:

Cake mong rằng bạn đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc “Học khối C làm nghề gì?” sau khi đọc xong bài viết này. Tuy nhiên hãy nhớ là, việc tìm hiểu các ngành khối C dễ kiếm việc chỉ mang tính tham khảo mà thôi, quan trọng hơn cả vẫn là sở trường và thế mạnh của chính bạn.

Hy vọng là bài viết này có ích trong việc giúp các sĩ tử đưa ra lựa chọn đúng đắn cho con đường học vấn phía trước, chúc các bạn có một mùa thi thành công! 

Công cụ tạo CV miễn phí trên Cake cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Dasie Pham ---

3 lợi ích khi đăng ký nhận thông báo từ Cake

  • Không bỏ lỡ tin tức nổi bật
  • Cập nhật thông tin nghề nghiệp
  • Khám phá việc làm mới nhất
Newsletter

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

Các bài viết khác bạn có thể quan tâm

Bài viết liên quan mới nhất
Chuyện đi làm
thg 5 9 2024

6 mẫu email trả lời thư mời nhận việc cực chuẩn

Dù chấp nhận hay từ chối, hãy viết email trả lời thư mời nhận việc sớm để giúp nhà tuyển dụng kịp thời chuẩn bị các bước tiếp theo nhé!