Học kinh tế ra làm gì? Các ngành dễ kiếm việc làm lương cao không nên bỏ qua

hoc-kinh-te-ra-lam-gi
Học Kinh tế ra trường làm gì?

Khi phần lớn các doanh nghiệp dần quan tâm nhiều hơn tới năng lực và thái độ thái làm việc của ứng viên, có vẻ như chuyên ngành đại học ít ảnh hưởng tới nghề nghiệp trong tương lai. Sự thật là, ngành học vẫn đóng vai trò định hướng chuyên môn và hành trình phát triển sự nghiệp cá nhân, nhất là ở các lĩnh vực đặc thù như luật, y - dược, hay kỹ thuật. 

Là một trong những chuyên ngành có tính ứng dụng cao, ngành kinh tế không chỉ giúp bạn xây dựng năng lực chuyên môn mà còn trang bị nhiều kỹ năng mềm khác đang được săn đón bởi nhà tuyển dụng. Chính đặc điểm này đã đưa kinh tế vào nhóm các ngành dễ xin việc. Cùng Cake tìm hiểu từ A-Z: ngành kinh tế là gì và học ngành kinh tế ra làm gì nhé!

Ngành kinh tế là gì?

Ngành kinh tế học nghiên cứu cách thức các cá nhân, nhóm và quốc gia quản lý và sử dụng tài nguyên của mình. Nhiệm vụ chính của ngành kinh tế là nghiên cứu các xu hướng trong lịch sử và đánh giá điều kiện hiện tại nhằm hỗ trợ quá trình đưa ra quyết định, dự đoán liên quan đến hoạt động kinh tế.

Dưới đây là 5 chuyên ngành kinh tế bạn có thể tham khảo nếu có ý định theo đuổi lĩnh vực này:

Ngành kinh doanh quốc tế là gì?

Thuật ngữ “kinh doanh quốc tế” mô tả mọi giao dịch mua hoặc bán diễn ra xuyên biên giới. Sinh viên theo học ngành kinh doanh quốc tế tập trung nghiên cứu đặc điểm chính trị, kinh tế và pháp lý của hoạt động kinh doanh trong bối cảnh hội nhập, ví dụ: hệ thống tiền tệ toàn cầu, thuế quan, giao dịch quốc tế, động lực thị trường toàn cầu, v.v.

Ngành kinh tế quốc tế là gì?

Ngành kinh tế quốc tế nghiên cứu cách các nền kinh tế của các quốc gia ảnh hưởng lẫn nhau. Thông qua đánh giá thị trường, ngành kinh tế quốc tế làm rõ hơn vai trò của kinh tế đối với chính trị - xã hội trên quy mô quốc gia và toàn cầu. Ngành học này phù hợp với các bạn muốn tìm hiểu chiến lược quản trị và điều phối hoạt động kinh tế quốc tế.

Ngành ngoại thương là gì?

Ngoại thương đóng vai trò quan trọng trong kinh tế toàn cầu khi giúp doanh nghiệp tổ chức hoạt động giao thương, trao đổi hàng hóa xuyên biên giới và lãnh thổ. Sinh viên theo học ngành ngoại thương có cơ hội việc làm phong phú - từ chuyên gia phát triển kinh doanh đến điều phối viên dịch vụ logistics và tư vấn thương mại quốc tế.

Ngành thương mại quốc tế là gì?

Thương mại quốc tế bao gồm mọi hoạt động thúc đẩy trao đổi hàng hóa từ phía nhà sản xuất đến tay người dùng cuối: giao dịch ngân hàng, vận tải, kho bãi, bảo hiểm, v.v. Thông thường, thương mại quốc tế diễn ra giữa các doanh nghiệp lớn và hiệp hội cấp quốc gia. 

Ngành kinh tế xây dựng là gì?

Để hoàn thành một công trình, bên cạnh chuyên môn xây dựng còn cần tới kinh tế. Sinh viên ngành kinh tế xây dựng sẽ áp dụng chuyên môn của kinh tế học và xây dựng để nghiên cứu, đánh giá về hoạt động xây dựng. Đồng thời học cách quản lý quá trình đầu tư, triển khai dự án xây dựng và quản lý rủi ro cho doanh nghiệp.

Học kinh tế ra làm gì? 

Nếu đang băn khoăn không biết học ngành kinh tế ra làm gì, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng nhờ tính ứng dụng cao và sự linh hoạt, năng động của mình, cơ hội nghề nghiệp của ngành kinh tế rất đa dạng và đầy triển vọng. 

1. Kế - Kiểm

Kế - kiểm là nghề nghiệp giữ vững vị trí trong danh sách “học kinh tế tài chính ra làm gì” khi luôn có nhu cầu tuyển dụng và tính chất công việc ổn định.

  • Chức năng nghề nghiệp chính:
    • Kế toán: Thu thập, tổng hợp, xử lý các thông tin về hoạt động tài chính của tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan. 
    • Kiểm toán: Kiểm tra tính tin cậy và trung thực của thông tin cung cấp bởi kế toán, nhằm giám sát các hoạt động quản lý ngân sách, tiền và tài sản.
  • Mức lương trung bình
    • Sinh viên mới ra trường: 6 ~ 8 triệu đồng/tháng. 
    • 1 đến 3 năm kinh nghiệm: ~ 15 triệu đồng/tháng. 
    • Cấp quản lý: Từ 30 triệu đồng/tháng trở lên.

Đọc thêm: Cách viết CV kế toán ghi điểm ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng

2. Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 

Với tốc độ phát triển nhanh chóng và thị trường hoạt động năng động, dự báo sinh viên học kinh tế đối ngoại ra làm logistics và quản lý chuỗi cung ứng sẽ tiếp tục tăng trong các năm tới. 

  • Chức năng nghề nghiệp chính:
    • Logistics: Công việc của nghề logistics thường xoay quanh ba mảng nhiệm vụ liên quan tới quản lý kho vận, quản lý vận chuyển - vận tải và phân phối - giao nhận.
    • Quản lý chuỗi cung ứng: Quản lý dòng hàng hóa từ khâu sản xuất cho đến tổ chức các hoạt động phân phối giúp tối đa hóa giá trị khách hàng và tăng lợi nhuận.
  • Mức lương trung bình:
    • Logistics: 10 ~ 15 triệu đồng/tháng.
    • Quản lý chuỗi cung ứng: 7 ~ 15 triệu đồng/tháng.

Đọc thêm: Mẫu CV xin việc logistics được nhà tuyển dụng săn đón

3. Ngân hàng 

Mặc dù có những giai đoạn khó khăn song ngân hàng vẫn là câu trả lời cho câu hỏi “học kinh tế ra làm gì”, cũng như top các ngành nghề hot hiện nay nhờ đãi ngộ tốt, môi trường làm việc ổn định.

  • Các vị trí làm việc trong ngân hàng:
    • Giao dịch viên
    • Nhân viên tín dụng
    • Chuyên viên quản lý rủi ro
    • Chuyên viên báo cáo tài chính
    • Chuyên viên quan hệ khách hàng
  • Mức lương trung bình ngành ngân hàng là khoảng 15-20 triệu/tháng. Tuy nhiên, mỗi vị trí khác nhau sẽ có mức lương tương ứng, chưa kể tiền thưởng.

Đọc thêm: Viết CV xin việc ngân hàng không khó như bạn nghĩ!

4. Đánh giá, nghiên cứu thị trường

Đây là nghề nghiệp đang dần có chỗ đứng trong mỗi doanh nghiệp, đòi hỏi kết hợp nhiều kỹ năng và kiến thức thuộc khối kinh tế. Do đó, người học ngành kinh tế ra làm công việc đánh giá-nghiên cứu thị trường là rất phù hợp, đặc biệt nếu bạn thích làm việc với số liệu và thông tin.

  • Chức năng nghề nghiệp chính: 
    • Phát triển các công cụ và thu thập dữ liệu thị trường
    • Sử dụng các công cụ mô hình hóa dữ liệu
    • Phân tích tập dữ liệu và báo cáo kết quả tới ban giám đốc/khách hàng
    • Tư vấn, ứng dụng kết quả nghiên cứu trong xây dựng chiến lược kinh doanh
    • Tiến hành thử nghiệm sản phẩm, thương hiệu
  • Mức lương trung bình: 11 ~ 14 triệu đồng/tháng

5. Quản lý rủi ro

Với tình hình nền kinh tế có nhiều biến động, quản lý rủi ro đang được các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu. Dự báo, sinh viên học kinh tế đầu tư ra trường làm quản lý rủi ro sẽ là ngày càng “hot" trong tương lai gần.

  • Chức năng nghề nghiệp chính: 
    • Xây dựng chính sách quản lý rủi ro cho hoạt động doanh nghiệp
    • Triển khai các phương pháp, mô hình đánh giá và đo lường rủi ro
    • Phát triển và triển khai hệ thống báo cáo quản lý rủi ro
  • Mức lương trung bình: 
    • Sinh viên mới ra trường: 8 triệu đồng/tháng.
    • Người có kinh nghiệm từ 2 đến 5 năm: 15 triệu đồng/tháng trở lên.

6. Kinh doanh / Sales

Nhiều sinh viên mới tốt nghiệp ngành kinh tế ra làm sales bởi nghề kinh doanh/bán hàng có nhu cầu tuyển dụng cao. Ngoài ra, các bạn còn có cơ hội rèn luyện nhiều kỹ năng mềm nếu sau này muốn “nhảy việc".

  • Chức năng nghề nghiệp chính: 
    • Triển khai chiến dịch bán hàng và khai thác thị trường 
    • Xác định và tìm kiếm khách hàng tiềm năng
    • Liên hệ, thuyết phục khách hàng mua hàng và chăm sóc khách hàng
    • Đàm phán, thương lượng với khách hàng/đối tác
  • Mức lương trung bình: 8 ~ 12 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền thưởng và trợ cấp.

7. Phân tích kinh doanh

Nhiều sinh viên học ngành kinh doanh quốc tế ra làm các vị trí liên quan đến phân tích kinh doanh nhờ cơ hội thăng tiến tốt và khả năng mở rộng mối quan hệ chuyên môn trong giới. 

  • Chức năng nghề nghiệp chính: 
    • Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả quy trình vận hành của doanh nghiệp
    • Nghiên cứu và xây dựng phương án cải tiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
    • Triển khai và quản lý, đánh giá chất lượng của các phương án, dự án cải tiến
  • Mức lương trung bình: 15 ~ 17 triệu đồng/tháng với người có kinh nghiệm làm việc 2 ~ 3 năm.
trac-nghiem-nghe-nghiep
Đọc thêm: 3 bài trắc nghiệm nghề nghiệp giúp bạn hiểu rõ bản thân

Các trường đại học kinh tế tốt ở Việt Nam

Lựa chọn môi trường giảng dạy kinh tế đạt chuẩn cũng quan trọng không kém việc cân nhắc học kinh tế ra làm gì. 

Dưới đây là danh sách 10 trường đại học đào tạo ngành kinh tế chất lượng ở nước ta:

  1. Đại học Kinh tế Quốc dân
  2. Đại học Ngoại thương
  3. Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội)
  4. Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)
  5. Học viện Ngân hàng
  6. Đại học Thương mại
  7. Học viện Tài chính
  8. Đại học FPT
  9. Đại học RMIT
  10. Đại học Thăng Long

📍Kết luận:

“Học kinh tế ra làm gì?” từ lâu không còn là nỗi lo của sinh viên kinh tế. Qua bài viết này, bạn cũng có thể thấy kinh tế là một trong các ngành dễ kiếm việc làm lương cao. Tuy vậy, hãy lưu ý rằng tìm hiểu về các ngành dễ xin việc sau khi tốt nghiệp chỉ nhằm mục đích tham khảo. Quan trọng là chúng ta tìm thấy đam mê với ngành học để vững tin phát triển tiềm năng tối đa. Đó mới là chìa khóa cho thành công.

Công cụ tạo CV miễn phí trên Cake cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Hoang Phuong ---

3 Benefits of Subscribing to Cake's Newsletter

  • Bi-weekly newsletter updates
  • Industry trends and skills recommendation
  • Latest job openings and job search information
Newsletter

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

Más artículos que pueden interesarle

Latest relevant articles
Career Planning
nov 20º 2024

INTP là gì? Đặc điểm tính cách và nghề nghiệp phù hợp với INTP

INTP là gì? INTP có hiếm không? là thắc mắc chung của rất nhiều bạn sau khi làm bài test MBTI. Cùng Cake khám phá chi tiết trong bài viết nhé!