Học ngành gì dễ xin việc: Gen Z học 10 ngành này không lo thất nghiệp

hoc-gi-de-xin-viec
Top 10 ngành học dễ xin việc 2023

Sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2023, “học ngành gì dễ xin việc?” chắc hẳn là một trong những trăn trở lớn nhất của các sĩ tử cả nước. Cake giới thiệu series bài viết phát triển sự nghiệp để đồng hành cùng các bậc phụ huynh và các bạn học sinh trên hành trình định hướng nghề nghiệp còn nhiều mông lung. 

Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về 10 ngành học dễ xin việc cho Gen Z trong thời đại mới nhé!

1. Ngành Tài chính - Ngân hàng

Với sự phát triển của ngân hàng số, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, sinh viên học tài chính ngân hàng sẽ dễ xin việc với mức lương và phúc lợi hấp dẫn.  

Tài chính - Ngân hàng học gì?

  • Tài chính doanh nghiệp
  • Kinh tế vi mô/ vĩ mô
  • Kế toán tài chính
  • Quản trị tài chính
  • Thị trường chứng khoán
  • Tài chính quốc tế
  • Ngân hàng thương mại

Một số trường đại học dễ xin việc có chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân Hàng bao gồm:

Tài chính - Ngân hàng là một trong số những ngành dễ xin việc. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ tìm thấy cơ hội của mình trong các lĩnh vực Ngân hàng, Tài chính, Kế toán, Bảo hiểm, Quản trị tài chính, Đầu tư và Thị trường tài chính, cụ thể như các vị trí: Nhân viên ngân hàng, Chuyên viên tài chính, Kiểm toán, Kế toán, Nhà đầu tư, kinh doanh tiền tệ,...

2. Ngành Công nghệ thông tin

Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những ngành dễ xin việc rất “hot” trong những năm gần đây, nhờ có sự đầu tư mạnh mẽ từ phía chính phủ, cũng như sức thu hút của thị trường Việt Nam với các công ty công nghệ quốc tế. 

Công nghệ thông tin học gì?

  • Mạng máy tính và bảo mật
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
  • Ngôn ngữ lập trình
  • Phương pháp phát triển phần mềm
  • Quản lý cơ sở dữ liệu 
  • Trí tuệ nhân tạo và học máy
  • Đồ họa máy tính
  • Hệ điều hành 
  • Quản trị kinh doanh

Vậy ngành CNTT học trường nào dễ xin việc? Tham khảo danh sách dưới đây:

Các ngành lương cao dễ xin việc bao gồm Công nghệ phần mềm, Trí tuệ nhân tạo, Công nghệ blockchain, An ninh mạng,...

Đọc thêm: Học Công nghệ thông tin ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp ngành IT trong thời đại số

3. Ngành Quản trị kinh doanh

Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển mạnh, các doanh nghiệp phải có cơ cấu quản lý tốt để tăng sức cạnh tranh. Vì thế, ngành Quản trị kinh doanh là một trong những ngành đào tạo “khát nhân lực”. 

Là một trong số các ngành nghề dễ xin việc, chương trình đào tạo Quản trị kinh doanh bao gồm những môn học giúp sinh viên có được kiến thức chuyên sâu về các khía cạnh của kinh doanh và quản lý.

Quản trị kinh doanh học gì?

  • Kinh tế học
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Quản lý nhân sự
  • Marketing
  • Chuỗi cung ứng
  • Kế toán doanh nghiệp
  • Luật kinh doanh
  • Nghiên cứu thị trường

Cầm trên tay tấm bằng ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên ra trường có cơ hội nghề nghiệp đa dạng trong các doanh nghiệp, công ty trên cả nước dưới vai trò:

  • Quản lý dự án
  • Chuyên viên Marketing
  • Nhân viên phòng kinh doanh/tài chính
  • Quản trị nhân sự
  • Quản lý chuỗi cung ứng

4. Ngành Kinh tế đối ngoại

Bạn quan tâm đến các vấn đề về thương mại quốc tế, đầu tư nước ngoài, tài chính quốc tế, và các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội, vậy học ngành nào dễ kiếm việc làm? Kinh tế đối ngoại chính là câu trả lời.

Những môn học chủ đạo của ngành Kinh tế đối ngoại:

  • Kinh tế vĩ mô/ vi mô
  • Toán cao cấp
  • Quan hệ quốc tế/ Chính trị
  • Thanh toán quốc tế
  • Luật kinh doanh quốc tế
  • Đầu tư nước ngoài
  • Thuế
  • Hải quan

Với ngành Kinh tế đối ngoại, một số trường đại học dễ xin việc gồm có: 

Học kinh tế đối ngoại có dễ xin việc? Ngành Kinh tế đối ngoại sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời đại toàn cầu hóa. Sinh viên ra trường có thể làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, đại sứ quán, các doanh nghiệp xuất khẩu và ngân hàng thương mại,... 

5. Ngành Marketing

Ngành marketing có dễ xin việc không? Câu trả lời là có - khi mà nền kinh tế đang ngày một phát triển nhanh chóng, các doanh nghiệp cần nhân lực để đẩy mạnh các chiến lược marketing và giành thị phần.

Chương trình đào tạo ngành Marketing sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức về cách quảng bá sản phẩm, xây dựng hình ảnh thương hiệu, tạo ra các chiến lược marketing hiệu quả.

Marketing học gì?

  • Quản lý Marketing
  • Thương hiệu
  • Digital Marketing
  • Chiến lược kinh doanh
  • Chiến lược sản phẩm
  • Nghiên cứu thị trường

Marketing hay Tiếp thị luôn là một ngành nghề dễ xin việc, với triển vọng và tiềm năng lớn tại Việt Nam; cơ hội việc làm cũng rất đa dạng, bao gồm: Quảng cáo, Content Writer, SEO, Tư vấn và bán hàng, Digital Marketing,...

6. Ngành Thương mại

Thương mại liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa và dịch vụ để đổi lấy tiền. Đời sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng và trao đổi hàng hóa tăng sẽ tạo cơ hội cho Thương mại từ đó trở thành một trong số những ngành nghề dễ xin việc.

Học ngành Thương mại, sinh viên sẽ có cho mình lượng kiến thức và kỹ năng liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp như sản xuất, quản lý kho, tiếp thị, bán hàng, quản lý sản phẩm, tài chính và nhân sự,....

Thương mại điện tử hay E-Commerce là một chuyên ngành tương đối mới, có đặc thù là tập trung vào ứng dụng của phương tiện điện tử như mạng Internet, email hay các ứng dụng di động (Shopee, Lazada,...) trong trao đổi hàng hóa. Thương mại điện tử đang trở thành một xu hướng mua sắm ngày càng phổ biến trên toàn cầu, vì thế ngành thương mại điện tử rất dễ xin việc. 

7. Ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn

Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất của Việt Nam, có đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc gia. Sẽ không khó để Du lịch đứng thứ 7 trong top các ngành học dễ xin việc của Cake. 

Chương trình đào tạo của ngành Du lịch bao gồm các môn:

  • Lịch sử và Văn hóa
  • Địa lý và Môi trường
  • Ngoại ngữ
  • Kinh tế và Quản trị
  • Truyền thông và Quảng cáo

Với tấm bằng cử nhân Du lịch - Nhà Hàng - Khách sạn, sinh viên có thể đảm nhiệm các vai trò từ: Hướng dẫn viên du lịch, Tư vấn viên hoạch định, Quản lý nhà hàng, khách sạn, resort cho đến vị trí nhân viên trong các văn phòng đại diện về Văn hóa - Du lịch trong và ngoài nước.

hoc-khoi-c-lam-nghe-gi
Đọc thêm: Bật mí top ngành khối C dễ kiếm việc làm năm 2023

8. Ngành Thiết kế đồ hoạ 

Với sự tăng trưởng của thị trường quảng cáo trực tuyến và truyền thông số, ngành Thiết kế đang và sẽ nằm trong top các ngành dễ xin việc. Với chuyên ngành này, sinh viên sẽ tập trung học về đồ họa máy tính, thiết kế web, truyền thông, UI/UX,....

Công nghệ thông tin, kỹ thuật số, internet và các nền tảng truyền thông xã hội phát triển, ngành Thiết kế đồ họa mở ra cho sinh viên những cơ hội việc làm như thiết kế đồ họa cho các trang web, quảng cáo trực tuyến, ứng dụng điện thoại, hoặc các sản phẩm in ấn,.... Sinh viên ra trường ngành Thiết kế đồ họa không nhất thiết phải làm việc cho một doanh nghiệp mà có thể chọn con đường freelance.

9. Ngành Sư phạm

Học sư phạm có dễ xin việc không? Câu trả lời là có - bởi đây là một ngành nghề truyền thống có vai trò quan trọng trong xã hội.

Chương trình học phụ thuộc nhiều vào chuyên ngành (Sư phạm Toán, Anh, Văn,...) và hệ đào tạo (Giáo dục Tiểu học, Trung học...) nhưng đều bao gồm những môn học về phương pháp giảng dạy, tâm lý học giáo dục, khoa học giáo dục,....

Một câu hỏi thường gặp khác là ngành Sư phạm học Cao đẳng có dễ xin việc không? Với tấm bằng Cao đẳng Sư phạm, cơ hội tìm được vị trí giảng dạy ở các trường từ cấp tiểu học trở lên là hạn chế theo Luật mới về trình độ của nhà giáo. Tuy nhiên, các trường mầm non vẫn sẽ tiếp tục lấy chỉ tiêu đối với ứng viên có bằng Cao đẳng. Vì vậy, bạn đừng lo lắng quá rằng đây có phải là một nghề dễ xin việc hay không nhé!

Đọc thêm: Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Học ở đâu?

10. Ngành Điện - Cơ khí

Ngành Điện - Cơ khí là một ngành công nghiệp quan trọng và luôn cần nhân lực. Nghề nghiệp này có triển vọng rất tốt và sẽ tạm khép lại danh sách các ngành dễ kiếm việc làm của Cake! 

Chương trình đào tạo ngành Điện - Cơ khí là khối kiến thức và kỹ thuật tổng hợp từ Toán học, Vật lý, Cơ học, Điện học, Chế tạo và Cải tiến,… Sau khi tốt nghiệp ngành Điện - Cơ khí, bạn có thể trở thành kỹ sư làm việc trong ngành Thiết kế, Sản xuất, Cơ khí, Điện,... hoặc tập trung vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới. 



📍Kết luận:

Trên thực tế, với câu hỏi học ngành nào dễ xin việc, rất khó để có thể đưa ra một câu trả lời đúng cho tất cả mọi người và mọi thị trường lao động. Ngoài việc tìm hiểu xem học ngành gì dễ xin việc, bạn cũng cần biết sở thích và năng lực của bản thân phù hợp với nghề gì. 

Lựa chọn ngành nghề là rất đa dạng và không chỉ dừng lại ở danh sách trên, nếu bạn vẫn còn nhiều thắc mắc, tìm đọc thêm series bài viết định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trên Cake nhé!

Công cụ tạo CV miễn phí trên Cake cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Dasie Pham ---

3 Benefits of Subscribing to Cake's Newsletter

  • Bi-weekly newsletter updates
  • Industry trends and skills recommendation
  • Latest job openings and job search information
Newsletter

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Career Planning
Nov 11th 2024

Bài test “What Cake R U” là gì mà viral đến thế?

Bài test What Cake R U là gì mà gây sốt giới trẻ châu Á thời gian gần đây? Hiệu quả của nó trong việc định hướng nghề nghiệp ra sao? Khám phá ngay nhé!