Mục lục:
Hybrid working là hình thức làm việc kết hợp giữa làm việc tại văn phòng và từ xa, và đang trở thành một giải pháp hiệu quả và bền vững cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Đây là ví dụ tiêu biểu cho việc ứng dụng công nghệ để làm việc dễ dàng và linh hoạt hơn.
Nhưng chính xác thì làm việc hybrid là gì? Lí do nào khiến mô hình hybrid working được ưa chuộng? Và làm thế nào để một doanh nghiệp vẫn đảm bảo hiệu suất và chất lượng công việc của nhân viên? Cùng Cake khám phá “tất tần tật” các khía cạnh về xu hướng làm việc không thể bỏ qua - hybrid working, trong bài viết ngày hôm nay!
Trước tiên bạn cần hiểu được sự khác nhau giữa remote working và WFH là gì. Remote working là mô hình làm việc cho phép nhân viên làm việc hoàn toàn từ xa (tại bất kỳ địa điểm nào có kết nối Internet đủ mạnh) mà không cần có mặt tại trụ sở công ty. Trong những năm Covid-19 diễn biến phức tạp, remote working còn thường đi liền với WFH, viết tắt của "work from home" (làm việc tại nhà).
Hybrid tiếng Anh có nghĩa là hỗn hợp/lai tạo. Vì thế, hybrid working có thể hiểu là hình thức làm việc kết hợp giữa truyền thống và làm remote, cho phép người đi làm hoàn thành nhiệm vụ cả ở văn phòng và ngoài văn phòng. Cụ thể là, nhân viên sẽ có mặt tại văn phòng vào các ngày cần gặp mặt đồng nghiệp hoặc tham gia cuộc họp. Vào các ngày còn lại, họ sẽ làm việc từ xa (remote working) với chiếc máy tính cá nhân.
Hybrid working tạo ra một hệ sinh thái mới mẻ cho doanh nghiệp, bao gồm những nhân viên làm việc tại nhà, những nhân viên làm việc tại không gian làm việc chung (co-working space) và văn phòng truyền thống. Các thành viên trong một nhóm hoặc phòng ban có thể di chuyển giữa các địa điểm khác nhau tùy thuộc vào công việc họ cần hoàn thành.
Hybrid working đang trở thành xu hướng làm việc phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Lời giải thích nào cho sức hút của hybrid work đối với cả người đi làm lẫn doanh nghiệp?
Câu trả lời là tối ưu hoá chi phí cho doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo hiệu suất làm việc của nhân viên, cụ thể là:
Mô hình hybrid working đòi hỏi hệ thống tổ chức và quản lý bài bản, để đảm bảo mọi nhân viên có sự kết nối và hỗ trợ đầy đủ từ đồng nghiệp/cấp trên; và năng suất chung được cải thiện.
Dưới đây là 5 chiến lược triển khai mô hình hybrid working hiệu quả mà Cake gợi ý cho các doanh nghiệp và bộ phận HR:
Tùy thuộc vào nhu cầu và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, mỗi mô hình hybrid work nhất định có thể sẽ phù hợp và phát huy tác dụng hơn cả.
5 mô hình làm việc hybrid đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng là:
1. Mô hình hybrid working flexible (linh hoạt): Nhân viên tự do lựa chọn giờ làm việc phù hợp với lịch trình cá nhân vào bất kỳ ngày nào trong tuần. Ví dụ: nếu cần dành thời gian tập trung vào một dự án, họ có thể tận dụng lợi ích của làm việc tại nhà và không đến công ty.
2. Mô hình hybrid working fixed (cố định): Công ty đặt lịch cho nhân viên làm remote một số ngày trong tuần/tháng hoặc một số giờ trong ngày. Các ngày còn lại, nhân viên làm việc tại văn phòng.
3. Mô hình hybrid working rotational (xoay vòng): Các bộ phận hoặc nhóm nhân viên thay phiên làm việc từ xa hoặc tại văn phòng theo theo một lịch trình xoay vòng thống nhất. Ví dụ, một team sẽ làm việc từ xa trong tuần 1, sau đó làm việc tại văn phòng trong tuần thứ 2,3,4 của tháng. Trong khi đó, một team khác đến văn phòng vào tuần 1,3,4, và work from home vào tuần 2.
4. Mô hình hybrid working office-first (ưu tiên làm việc tại văn phòng): Công ty yêu cầu và khuyến khích nhân viên phải có mặt tại văn phòng, nhưng có thể lựa chọn một vài ngày trong tuần hoặc tháng để làm remote.
5. Mô hình hybrid working remote-first (ưu tiên làm việc từ xa): Nhân viên làm việc từ xa phần lớn thời gian và chỉ đến văn phòng hoặc không gian làm việc chung khi thực sự cần thiết.
Sau khi đã lựa chọn được mô hình hybrid work phù hợp, doanh nghiệp cần phải thiết lập các quy định rõ ràng về làm việc hybrid, bao gồm các quy định về giờ làm việc, phương tiện làm việc, định hướng và định dạng công việc để đảm bảo tính chuyên nghiệp, thống nhất và hiệu quả làm việc.
Các doanh nghiệp cần cung cấp các tài nguyên công nghệ tối ưu để đảm bảo rằng nhân viên có thể hybrid work một cách hiệu quả. Điều này bao gồm hỗ trợ về kết nối internet, các thiết bị công nghệ và đặc biệt là các công cụ giao tiếp trực tuyến chuyên nghiệp. Những nền tảng như Microsoft Teams, Slack, Skype for Work,... đảm bảo quá trình giao tiếp giữa các nhân viên và tính chuyên nghiệp trong quá trình làm việc từ xa.
Để hybrid working diễn ra thuận lợi thì doanh nghiệp cần kiểm soát và bảo mật được thông tin trong quá trình nhân viên không có mặt tại văn phòng. Một khía cạnh quan trọng của chiến lược này là đầu tư vào an ninh mạng, đảm bảo rằng dữ liệu được sao và truyền tải an toàn.
Sẽ rất khó để một doanh nghiệp có được chính sách hybrid working hoàn hảo ngay từ đầu. Việc đón nhận những ý kiến phản hồi và đề xuất sửa đổi từ phía nhân viên sau một thời gian thử nghiệm một mô hình hybrid working là thiết yếu.
Theo thời gian, các thay đổi phù hợp kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp đạt được sự cân bằng giữa nguyện vọng của đội ngũ nhân viên và lợi luận kinh doanh.
Mô hình hybrid work đang trở thành xu hướng trong cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu. Trong tương lai, đây có thể trở thành một hình thức làm việc tiêu chuẩn. Hiểu rõ được hybrid working là gì và cách thức hoạt động của mô hình này sẽ giúp các doanh nghiệp nghiệp đưa ra các chính sách và công nghệ hỗ trợ phù hợp, giúp nâng cao đời sống cho nhân viên, đồng thời cải thiện hiệu suất làm việc.
Doanh nghiệp của bạn mong muốn xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng? Liên hệ ngay với đội ngũ headhunter giàu kinh nghiệm của Cake để được tư vấn về giải pháp tuyển dụng hiệu quả nhất, mà vẫn đảm bảo tối ưu hóa thời gian, chi phí và nguồn lực cho quy trình tuyển dụng của công ty.
--- Tác giả: Dasie Pham ---
Explore a range of job search tools and resources to achieve your dream career goals. Join the fastest-growing talent platform in the APAC region and expand your professional network.