Cách khắc phục 12 khó khăn trong tuyển dụng nhân sự hiện nay

kho-khan-trong-tuyen-dung
12 khó khăn trong tuyển dụng nhân sự

Các bạn trẻ bây giờ tài năng lắm, HR thỏa thích tìm kiếm ứng viên, có gì đâu mà khó?!”. Trên thực tế, câu chuyện khó khăn trong tuyển dụng nhân sự vẫn đang tồn tại trong hầu hết doanh nghiệp hiện nay. Chẳng hạn như: ứng viên không đáp ứng nguyện vọng của doanh nghiệp. thời gian sàng lọc hồ sơ kéo dài, ứng viên đã tuyển vào rồi nhưng lại không vượt qua quá trình thử việc… 

Vậy đâu là giải pháp khắc phục hiệu quả cho những khó khăn khi tuyển dụng nhân sự? Nên áp dụng những cách tuyển dụng nhân sự hiệu quả như thế nào để giúp doanh nghiệp tìm được đội ngũ nhân viên “hùng hậu”? Xem ngay bài viết này để tìm câu trả lời nhé!

1. Khó khăn trong tuyển dụng trên nhiều kênh khác nhau.

Để có thể tiếp cận được nguồn ứng viên đa dạng và chất lượng, nhiều doanh nghiệp triển khai quy trình tuyển dụng thông qua nhiều kênh khác nhau như mạng xã hội (Facebook, LinkedIn, Threads…), website của công ty, website của bên thứ 3. Thậm chí, có một vài công ty còn chấp nhận chi thêm một khoản tiền để chạy quảng cáo cho bản tin tuyển dụng. 

Nếu tìm được ứng viên phù hợp thì câu chuyện chẳng có gì để nói, nhưng thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty lại không lý tưởng được như vậy. Giải pháp cho công tác nhân sự trong trường hợp này chính là đánh giá hiệu quả của từng kênh tuyển dụng, hạn chế đăng tin quá nhiều, giảm chi phí và công sức cho những kênh không mang lại kết quả, tận dụng nguồn ứng viên referral từ chính nhân viên trong công ty. 

2. Chất lượng CV không đảm bảo, tuyển dụng nhân sự “đổ sông đổ biển”.

Không phủ nhận rằng hiện nay lực lượng lao động trẻ ngày càng năng động và tài năng, nhưng công tác tuyển dụng nhân sự tại các doanh nghiệp thường xuyên gặp rào cản bởi những bộ CV không đảm bảo chất lượng. 

Khó khăn trong tuyển dụng nhân sự đôi khi xuất hiện ở ngay giai đoạn đầu tiên là nhận CV từ ứng viên. Chẳng hạn như gặp phải những chiếc email trống trơn chỉ đính kèm mỗi CV, hay những dòng email không đúng chuẩn, những bộ CV sơ sài không rõ ràng thông tin…

Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp có thể bổ sung thông tin cụ thể vào thông báo tuyển dụng, đề nghị ứng viên gửi CV vào email với đầy đủ các yếu tố: tiêu đề email, nội dung giới thiệu bản thân và kinh nghiệm làm việc… và chỉ phản hồi những ứng viên đáp ứng đầy đủ yêu cầu “đầu vào” này. 

3. HR “ngỡ ngàng” vì bị “bùng kèo” phỏng vấn.

Bộ phận tuyển dụng tại các doanh nghiệp cũng gặp không ít trường hợp ứng viên hẹn đã “chốt đơn” lịch phỏng vấn nhưng đến giờ thì chẳng thấy đâu, làm cản trở công tác tuyển dụng. 

Trong trường hợp này, rõ ràng là không có giải pháp nào có thể đảm bảo hiệu quả 100%. Bộ phận HR nên lưu ý trước cho ứng viên trong trường hợp hủy hoặc thay đổi lịch phỏng vấn cần phải báo lại để tránh mất thời gian của đôi bên.  

4. Khung đánh giá ứng viên không đảm bảo chất lượng.

Khi nói đến những khó khăn khi tuyển dụng nhân sự, chắc chắn không thể không nhắc đến hiệu quả của khung đánh giá ứng viên. Trên thực tế, có không ít trường hợp HR đánh giá nhầm ứng viên, làm lỡ mất cơ hội của những bạn có tiềm năng, tốn thời gian với những ứng viên không phù hợp.

Trước khi tiến hành công tác tuyển dụng, bộ phận HR nên tập trung vào phác thảo chân dung ứng viên phù hợp, tạo ra khung đánh giá chuẩn chỉnh nhất theo mong muốn từ phía công ty. Từ đó, đánh giá CV và chất lượng ứng viên. 

chan-dung-ung-vien
Cần chú ý gì khi tạo “candidate persona”?

5. Ứng viên và doanh nghiệp không “match” nhau.

Đây có lẽ là điểm khó khăn trong tuyển dụng nhân sự phổ biến nhất trong hầu hết mọi công ty. Trên thực tế, số lượng ứng viên trên thị trường lao động ngày nay dần trở nên đông đảo, nhưng doanh nghiệp vẫn ở trong trạng thái “thiếu người phù hợp”. 

Ứng viên và doanh nghiệp có thể không “match” nhau ở nhiều khía cạnh, chẳng hạn: trình độ của ứng viên không đáp ứng yêu cầu của công ty, mức lương của doanh nghiệp đưa ra không khớp với nguyện vọng của người lao động, công ty chưa đủ môi trường để ứng viên thỏa sức phát triển…

6. Ứng viên đã tuyển bỗng dưng “rời đi không lời từ biệt”.

Tồn tại một thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty khiến bộ phận HR đôi khi “dở khóc dở cười”, đó chính là việc ứng viên rời công ty sau một khoảng thời gian thử việc vì cảm thấy không phù hợp. Cũng có trường hợp sau khi kết thúc thử việc nhưng ứng viên không đáp ứng nguyện vọng của công ty, hoặc được công ty yêu cầu kéo dài thời gian thử việc để đánh giá thêm nhưng lại từ chối… 

Có thể nói, công đoạn tuyển dụng thành công ban đầu chỉ mang 50% tính quyết định, không có gì chắc chắn ứng viên sẽ trở thành nhân viên chính thức và gắn bó lâu dài với công ty. 

7. Kết hợp với Recruitment Agency nhưng kết quả không như mong đợi.

Thuê Recruitment Agency đảm nhận công tác tuyển dụng nhân sự là một trong những giải pháp khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự kết hợp này cũng “đơm hoa kết trái”, có không ít công ty tốn công, tốn chi phí nhưng vẫn không chọn được ứng viên phù hợp. 

Trước khi “giao phó” nhiệm vụ cho agency, doanh nghiệp nên làm rõ những yếu tố quan trọng để tìm đối tác phù hợp. Đồng thời phác thảo quy trình làm việc để nâng cao hiệu quả cho việc tuyển dụng nhân lực.

8. Tuyển mass khó khăn vì không có nguồn ứng viên phù hợp.

Đến những đợt tuyển mass, bộ phận tuyển dụng nhân lực có thể gặp khó khăn vì không thể tìm được nguồn ứng viên đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng. Không những thế, việc tiếp cận những ứng viên thật sự tiềm năng, cho đến công đoạn điều phối lọc CV và phỏng vấn cũng sẽ gặp thử thách về mặt thời gian và nhân lực. 

Trước những đợt tuyển mass, doanh nghiệp nên lên kế hoạch cụ thể để hạn chế tình trạng gấp rút về mặt thời gian cho công tác tuyển dụng nhân sự, bộ phận HR cũng không cần tốn quá nhiều công sức để “chạy” cho đủ số lượng ứng viên.

9. Khó khăn trong việc quản lý tài khoản tuyển dụng nhân sự.

Khi tuyển dụng qua nhiều nền tảng khác nhau, nhà tuyển dụng thường sử dụng nhiều tài khoản đăng nhập vào các kênh để đăng tin tuyển dụng và tiếp cận ứng viên. Vì vậy, không thể tránh khỏi tình trạng quên tên đăng nhập và mật khẩu, làm mất thời gian. 

Tốt hơn hết, khi tuyển dụng nhân lực trên nhiều kênh, nhà tuyển dụng nên đồng nhất thông tin đăng nhập, hoặc lưu lại thông tin ở một nơi nào đó.

10. Tốn thời gian cho công đoạn nhập liệu thủ công và lọc CV.

Hãy thử tưởng tượng, một ngày bạn nhận được khoảng 100 - 200 CV và phải nhập liệu thủ công toàn bộ số hồ sơ này, bạn sẽ mất khoảng bao lâu đến hoàn thành? 

Đó là chưa nói đến, số lượng CV mà nhà tuyển dụng nhận được mỗi ngày còn có thể vượt hơn con số này, và kéo dài sang nhiều ngày, thậm chí là tháng sau. Do đó, có thể thấy được rằng công đoạn nhập liệu và lọc CV tốn khá nhiều thời gian trong công tác tuyển dụng nhân sự. 

Để tiết kiệm thời gian và không bỏ lỡ ứng viên tiềm năng, nhà tuyển dụng cần chú ý phân loại các ứng viên như sau:

  • Ứng viên không đáp ứng đủ tiêu chuẩn của công ty. 
  • Ứng viên đáp ứng đủ tiêu chuẩn để tham gia vòng phỏng vấn sau đó.
  • Ứng viên tiềm năng cho một vị trí khác nhưng hiện tại vẫn chưa tuyển, phù hợp để lưu trữ hồ sơ cho cơ hội trong tương lai.

11. Tạo ra thương hiệu đủ thu hút ứng viên tiềm năng.

Bên cạnh công tác tuyển dụng nhân sự, bộ phận HR còn đảm nhận việc phát triển các hoạt động có liên quan đến nhân sự trong công ty, làm thế nào để “flex” cho các ứng viên ngoài kia biết được rằng doanh nghiệp là một nơi lý tưởng để gia nhập vào.

Đây cũng là thách thức không nhỏ, đòi hỏi nhà tuyển dụng phải biết cách khai thác những khía cạnh tốt đẹp của công ty, đồng thời đầu tư công sức và thời gian vào việc tổ chức các hoạt động quảng bá cho “bộ mặt” của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp trở nên thu hút với hàng nghìn ứng viên ngoài kia, thì những khó khăn trong tuyển dụng nhân sự cũng dần giảm đi một phần nào đó. 

12. Quên không gửi email thông tin cho ứng viên.

Chắc hẳn có không ít nhà tuyển dụng từng mắc phải lỗi quên không gửi email thông báo cho ứng viên về thời gian, địa điểm phỏng vấn hay những lưu ý cần thiết, và thậm chí là kết quả sau buổi phỏng vấn. Đây là một lỗi khá phổ biến trong công tác nhân sự, được đánh giá là điểm khiến cho ứng viên có ấn tượng xấu với công ty, và trở thành lý do để ứng viên từ chối cơ hội. 


📍Kết luận

Nếu đã từng đi tìm kiếm ứng viên, chắc hẳn bạn cũng hiểu được những thuận lợi và khó khăn trong công tác tuyển dụng. Hy vọng bài viết này từ Cake đã giúp bạn hình dung được những rào cản phổ biến và tìm ra giải pháp khắc phục hợp lý nhất. Lời khuyên cho bạn là có thể tìm đến dịch vụ tuyển dụng nhân sự để có thêm đối tác hỗ trợ đắc lực hơn cho nhiệm vụ tìm được những “viên ngọc quý” cho công ty nhé!

Doanh nghiệp của bạn mong muốn xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng? Liên hệ ngay với đội ngũ headhunter giàu kinh nghiệm của Cake để được tư vấn về giải pháp tuyển dụng hiệu quả nhất, mà vẫn đảm bảo tối ưu hóa thời gian, chi phí và nguồn lực cho quy trình tuyển dụng của công ty.

--- Tác giả: Liesel Phan ---

あなたが関心のありそうな記事

Latest relevant articles
Recruitment & HR
8月 3日 2024

Screen CV là gì? Các bước screen CV hiệu quả nhất hiện nay

Screen CV là gì mà được nhà tuyển dụng đề cao như “kim chỉ nam” giúp họ sàng lọc và tìm ra ứng viên ưu tú trong thời gian ngắn? Khám phá ngay!