Khi xét duyệt hồ sơ xin việc, nhà tuyển dụng thường chú trọng nhất mục kinh nghiệm làm việc trong CV. Với những kinh nghiệm mà ứng viên đã có, doanh nghiệp có thể so sánh và đưa ra nhận định liệu đây có phải là hồ sơ phù hợp với vị trí đang tuyển nhân tài hay không. Vì vậy bạn nên chuẩn bị mục kinh nghiệm làm việc trong CV sao cho nổi bật để giúp bạn tạo điểm cộng so với những ứng viên cạnh tranh và giành được nhiều khả năng đi tiếp vào vòng phỏng vấn.
Tuy nhiên, để viết kinh nghiệm làm việc trong CV lại không thực sự dễ dàng. Sinh viên mới ra trường thì không biết nên viết gì khi chưa đi làm nhiều nơi, người có nhiều năm kinh nghiệm lại không biết trình bày như thế nào cho súc tích.
Ở bài viết này, Cake sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt nhất để "hạ gục" nhà tuyển dụng với mục kinh nghiệm làm việc trong CV thật thuyết phục!
Nêu rõ vị trí bạn đảm nhiệm khi viết kinh nghiệm làm việc trong CV giúp nhà tuyển dụng dễ dàng có được cái nhìn tổng thể đầu tiên về những gì bạn đã làm. Điều này đặc biệt có lợi khi bạn đang ứng tuyển vào vị trí có chức danh công việc tương đương.
Tuy có thể có những khác biệt nhỏ về nội dung công việc ở các công ty, ngành nghề khác nhau, nhưng về cơ bản, họ có thể đánh giá mức độ phù hợp giữa những vị trí bạn từng đảm nhiệm và vị trí họ đang tìm nhân tài.
Đây là thông tin quan trọng giúp nhà tuyển dụng biết được môi trường làm việc mà bạn đã từng trải qua. Tên công ty ở mục kinh nghiệm làm việc trong CV thể hiện bạn đã từng làm ở các công ty đa quốc gia, hay công ty tư nhân, hoặc start-up, v.v. sẽ có thể là điểm cộng nếu môi trường tương đương với vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV sao cho rõ ràng và minh bạch nhất là khi bạn nêu rõ thời gian thực tế mà bạn đảm nhiệm vị trí tại từng công ty. Thông thường họ sẽ đánh giá cao các ứng viên có thời gian làm việc không quá ngắn ở mỗi vị trí, để tránh hiện tượng “nhảy việc” của nhân viên tương lai.
Kinh nghiệm làm việc trong CV được thể hiện cụ thể nhất qua những đầu việc mà bạn đảm nhiệm. Đây là mục "khó nhằn" đối với hầu hết các ứng viên khi tạo CV.
Bạn nên liệt kê những nhiệm vụ liên quan nhất tới vị trí ứng tuyển để thể hiện rõ năng lực và chuyên môn của bản thân. Mỗi đầu việc nên được trình bày bằng gạch đầu dòng và viết sao cho súc tích. Để làm được điều này, bạn nên đọc thật kỹ bản tin tuyển dụng để từ đó có thể chèn vào các từ khóa tương ứng cho mục "Kinh nghiệm làm việc" trong CV. Hồ sơ của bạn cũng vì thể vừa chuẩn ATS (hệ thống theo dõi ứng viên), vừa khiến nhà tuyển dụng "gật gù" rằng bạn đã tìm hiểu kỹ về công việc này trước khi ứng tuyển.
Ví dụ về viết kinh nghiệm làm việc trong CV quản lý dự án:
Để mô tả rõ hơn về chuyên môn và năng lực của bản thân, hãy chứng minh qua các thành tích, đóng góp. Nhà tuyển dụng hẳn sẽ cảm thấy ấn tượng hơn nếu bạn viết kinh nghiệm làm việc trong CV với những con số, dẫn chứng cụ thể. Bạn sẽ ghi điểm hơn so với việc tạo CV đơn thuần qua những đầu việc khô khan.
Ví dụ về viết thành tựu trong CV quản lý dự án:
[Vị trí đảm nhiệm]
[Tên công ty], [Thành phố hoặc địa điểm làm việc]
[Thời gian làm việc] (tháng/năm - tháng/năm)
Bạn cần luôn lưu ý rằng nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian để xét duyệt hồ sơ xin việc, vì vậy đừng trình bày lan man những thông tin không liên quan tới vị trí ứng tuyển khi viết kinh nghiệm làm việc trong CV của bạn. Tập trung vào những kinh nghiệm sát với yêu cầu của vị trí ứng tuyển sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng.
Khi viết kinh nghiệm làm việc trong CV, ngoài tính hợp lý thì bạn cần tăng tính thuyết phục và làm CV nổi bật hơn bằng cách chèn các số liệu cụ thể.
Ví dụ: Thay vì viết kinh nghiệm trong CV về việc quản lý hồ sơ khách hàng thì bạn có thể thêm số lượng hồ sơ mà bạn giám sát như sau:
Một cách để mô tả kinh nghiệm làm việc trong CV khoa học, dễ nhìn nhất là sử dụng gạch đầu dòng để phân tách các ý. Nhờ đó, nhà tuyển dụng dễ dàng theo dõi và đánh giá khả năng trình bày vấn đề cũng như tư duy logic của bạn.
Nếu bạn mô tả kinh nghiệm làm việc trong CV vượt quá 5 nhiệm vụ trên mỗi đầu việc, thì bạn nên rút ngắn lại ngay. Việc liệt kê quá chi tiết khiến cho CV trở nên dài dòng. Bạn nên tập trung vào những đầu việc chính và chăm chút sao cho mục này thật sát với phần "Mô tả công việc" trong bản tin tuyển dụng.
Khi viết kinh nghiệm làm việc trong CV tiếng Anh, cần chú ý đến thì của động từ để đảm bảo đúng ngữ pháp. Nếu vẫn đang làm công việc này tại thời điểm hiện tại thì bạn nên chia động từ ở dạng V-ing. Ngược lại, chia động từ ở thì quá khứ nếu như bạn đang mô tả những công việc đã làm qua trong mục kinh nghiệm làm việc trong CV tiếng Anh của mình.
📍Tham khảo 10+ mẫu CV mới nhất tại đây để biết cách tạo CV chuyên nghiệp!
Thực tập sinh khách hàng cá nhân
Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Ba Đình
03/2022 - 07/2022
Giám Đốc Hành Chính Nhân Sự
Tập đoàn OEML, Đà Nẵng
09/2015 - Nay
Isodyne Inc., Kansas City, MO
Accounts Receivable Specialist
January 2013–Present
Công cụ tạo CV miễn phí trên Cake cung cấp hơn 500 mẫu CV đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Nhờ đó, bạn có thể tạo CV online dễ dàng mà vẫn vô cùng ấn tượng. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!
--- Tác giả bài viết: Moon Tran ---
Explore a range of job search tools and resources to achieve your dream career goals. Join the fastest-growing talent platform in the APAC region and expand your professional network.