KOL là nghề không phải mới nhưng rất “hot” trong những năm gần đây. Khi các hoạt động kinh doanh truyền thống bị giới hạn, doanh nghiệp cũng có xu hướng sử dụng các nền tảng trực tuyến làm kênh marketing chính. Do đó, thuật ngữ KOL Marketing cũng trở nên phổ biến hơn rất nhiều.
Vậy chính xác KOL là gì? Công việc của KOL gồm những gì? Cùng Cake tìm hiểu từ A-Z các khía cạnh của nghề KOL trong bài viết này, để giúp bạn định hướng nghề nghiệp đúng đắn nhé!
KOL là viết tắt của từ Key Opinion Leader, trong nhiều trường hợp còn được biết đến là Influencer. Như vậy, KOL nghĩa là người có quan điểm dẫn dắt dư luận hoặc người có tầm ảnh hưởng.
KOL được coi là có am hiểu sâu rộng và góc nhìn thú vị về một chủ đề nhất định, ý kiến mà họ chia sẻ được một cộng đồng tin tưởng và tôn trọng. Đặc điểm này khiến KOL có phần giống với Celebrity hay Celeb - người nổi tiếng. Tuy nhiên, hai nhóm này có những khác biệt nhất định, có thể được phân biệt như sau:
KOL marketing là việc các thương hiệu hợp tác với những người có tầm ảnh hưởng để quảng bá sản phẩm. Việc kết hợp KOL vào các chiến lược tiếp thị - marketing là cực kỳ có lợi cho các công ty. Quá trình này không chỉ thúc đẩy doanh thu bán hàng mà còn giúp tăng mức độ nhận diện thương hiệu, và liên kết nhãn hàng của mình với các giá trị như lòng trung thành, sự chân thành và niềm tin.
Nếu bạn đã từng thêm một món đồ vào giỏ hàng online dựa trên một bài đăng hay truy cập một kênh Youtube để xem “review” trước khi quyết định “tậu” thứ gì đó thì ý kiến của những KOL đã có ảnh hưởng hành vi mua sắm của bạn. Để trả lời cho câu hỏi công việc KOL là gì, dưới đây là danh sách những hoạt động chính:
Để thành công trong việc thu hút người theo dõi và nâng tầm ảnh hưởng, KOL phải không ngừng tìm hiểu và cập nhật thông tin về thị trường của mình. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng, một trong những công việc quan trọng của nghề KOL là phân tích những đặc điểm về “sân chơi” và đối tượng mà mình hướng tới. Quá trình này bao gồm việc trả lời những câu hỏi như:
KOL đưa ra những nhận định này bằng cách tham khảo và đánh giá nội dung của các nhà sáng tạo nội dung (content creator) trong ngành, phân tích thông tin khán giả dựa trên lượng tương tác, khảo sát và thử nghiệm nhiều dạng nội dung. Hiểu được những đặc tính của thị trường và khán giả tiềm năng, KOL biết được mình cần tập trung vào nền tảng nào, dạng nội dung chủ đạo và phong cách, chủ đề chủ đạo.
Không cần phải giải thích nhiều, công việc chính của KOL là tích cực tạo ra nội dung trên các nền tảng mà họ muốn thu hút người theo dõi như Youtube, Facebook, Tiktok, Linkedin, Podcast, Blog cá nhân hoặc các phương tiện truyền thông công nghiệp khác. Nội dung dưới dạng hình ảnh, video, âm thanh hay bài viết của các KOL dựa trên trải nghiệm, kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng của họ, nhằm cung cấp cho khán giả những thông tin có giá trị.
Châu Bùi là một KOL không còn xa lạ với giới trẻ Việt, cô sáng tạo nội dung chủ yếu trên nền tảng Youtube và Instagram về các chủ đề như thời trang, làm đẹp và self-help.
Đọc đến đây, bạn chắc hẳn đã căn bản hiểu được làm KOL là gì? Vậy họ tạo ra thu nhập như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thêm trong những công việc KOL tiếp theo.
Tiếp thị liên kết (Affiliate marketing) là một quá trình mà trong đó người làm nghề KOL kiếm hoa hồng bằng cách đăng tải nội dung quảng cáo và đường link tới sản phẩm hoặc dịch vụ do một thương hiệu hoặc trang thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Amazon,...) cung cấp. Mỗi khi một người theo dõi của họ có hứng thú với sản phẩm và truy cập đường link để mua hàng, KOL sẽ được hưởng một khoản thanh toán. Dựa vào thỏa thuận từ trước với đối tác, tỷ lệ hoa hồng trên mỗi đơn hàng mà KOL nhận được có thể dao động từ 5% lên đến 30%.
Những nền tảng như Patreon hay Kofi cung cấp các công cụ kinh doanh cho KOL và các content creator để chạy dịch vụ đăng ký. KOL có thể chia sẻ tài khoản trên các kênh này và kiếm thu nhập hàng tháng bằng cách cung cấp các lợi ích cho những người trả tiền để đăng ký (subscribe) nhận những đặc quyền này.
Đơn giản hơn, KOL cũng có thể chia sẻ tài khoản nhận ủng hộ từ những người hâm mộ để có chi phí đầu tư cho kênh truyền thông của mình.
Một trong những công việc mang lại nhiều lợi nhuận cho nghề KOL là tham gia vào chiến dịch quảng cáo của thương hiệu. Họ sẽ có mặt ở các sự kiện liên quan, review sản phẩm, giới thiệu thương hiệu hoặc đưa sản phẩm vào một bài đăng với nội dung bất kỳ. Khoản tài trợ này có thể là tiền, vật chất (sản phẩm miễn phí) hoặc phi vật chất (chi phí du lịch, bảo hiểm).
Nếu gặt hái được kết quả tiếp thị tích cực thì các KOL còn có cơ hội nhận được các hợp đồng làm đại diện thương hiệu kéo dài vài tháng hoặc vài năm.
Làm KOL là làm hình ảnh và kiếm tiền từ chính “sở trường” của mình. Vậy đằng sau quá trình này, những yếu tố cần có để trở thành KOL là gì?
Trước khi có được một số lượng người đông đảo theo dõi thì trước hết một KOL phải tự tin vào kiến thức và vốn hiểu biết của bản thân. Thể hiện được điều này cho khán giả qua phong cách giao tiếp thú vị, cởi mở trong các nội dung mình chia sẻ không chỉ giúp bạn truyền tải thông điệp tới nhiều người hơn mà còn giúp tăng độ tin cậy và tín nhiệm.
Việc nghề KOL trở nên “nổi như cồn” vừa tạo ra cơ hội, nhưng cũng vừa là thách thức. Với những bạn mới theo đuổi công việc KOL, vô vàn các nội dung sẵn có sẽ gây khó khăn trong việc sáng tạo ra nội dung khác biệt. Thậm chí khi bạn đã có chỗ đứng trong nghề KOL, việc liên tục cập nhật và sáng tạo nội dung, chủ đề mới là rất quan trọng để duy trì lượt tương tác. Vì thế, tư duy sáng tạo là một trong những kỹ năng chính của KOL.
Trong thời đại “đi đâu cũng thấy KOL”, việc xây dựng thương hiệu cá nhân để không bị trộn lẫn là thiết yếu để trở thành người có chỗ đứng vững chắc. Nhưng bắt đầu xây dựng hình ảnh từ đâu? Câu trả lời cho bạn chính là những công cụ trực tuyến như portfolio online, hoặc các tài khoản mạng xã hội dành riêng cho một lĩnh vực mình đam mê. Quá trình giúp bạn có được sự chú ý của công chúng sẽ đòi hỏi một khoảng thời gian dài liên tục đầu tư, chăm chút và cải tiến những kênh truyền thông này.
Nếu như một KOL không sở hữu trang blog riêng, thì mạng xã hội là công cụ phát triển chính của họ. Phần lớn các hoạt động KOL marketing cũng diễn ra trên các nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok hay Youtube.
Một người chưa từng được biết đến trước đây cũng có thể trở thành một KOL nếu như họ biết kiên trì tạo dựng các mối quan hệ để mở rộng networking - với công chúng của mình và với chính những KOL khác. Điều này có liên quan trực tiếp đến công việc KOL nghiên cứu về nhóm khán giả của mình được nhắc đến ở phần trên.
Để làm tốt công việc KOL, bạn cần hiểu rõ những gì mình đang làm và chia sẻ tới công chúng. Có như vậy, bạn mới xây dựng được một hình ảnh uy tín và có được sự tự chủ trong sáng tạo nội dung. Sau tất cả, KOL được công nhận chính vì kiến thức của họ, vì vậy họ mới có thể tác động đến quyết định của mọi người.
Cake hy vọng bài viết này đã giải đáp các thắc mắc của bạn về "Làm KOL là gì?" và những yếu tố để trở thành một KOL chuyên nghiệp. Hãy theo dõi Cake để không bỏ lỡ những kiến thức, thông tin mới nhất về thương hiệu cá nhân - Personal Branding!
Cake là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!
--- Tác giả bài viết: Dasie Pham ---
Explore a range of job search tools and resources to achieve your dream career goals. Join the fastest-growing talent platform in the APAC region and expand your professional network.