Mục lục:
Khi trình bày mục "Kỹ năng" trong CV, ứng viên thường được khuyên nên viết cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Lý do là cả hai đều cần thiết để thành công trong bất kỳ vai trò nào.
Nhưng chính xác thì kỹ năng cứng là gì? Kỹ năng mềm là gì? Đâu là sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này và tại sao kỹ năng mềm quan trọng? Cake sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên, đồng thời đưa ra những ví dụ cụ thể trong bài viết dưới đây!
Kỹ năng cứng (kỹ năng chuyên môn) là kiến thức và thực hành thuộc về một lĩnh vực chuyên môn mà bạn đã đạt được thông qua kinh nghiệm làm việc hoặc chương trình học tập.
Ví dụ, một trong các kỹ năng cứng phổ biến hiện nay là đánh máy. Không ai được sinh ra với kỹ năng này cả. Thay vào đó, chuyên môn này phải được học theo thời gian, thường là thông qua bài giảng và luyện tập.
Mỗi công việc sẽ yêu cầu một bộ những kỹ năng cứng cần thiết. Quay trở lại ví dụ về kỹ năng đánh máy, kỹ năng này là điều kiện tiên quyết nếu bạn là trợ lý hành chính hoặc người viết nội dung, nhưng ít quan trọng hơn nếu bạn là nhiếp ảnh gia hoặc đầu bếp.
Khái niệm kỹ năng mềm có thể được hiểu là kỹ năng xã hội, là những đặc điểm trong tính cách và hành vi của một người, cách họ tương tác với mọi người và môi trường xung quanh.
Đặc điểm của kỹ năng mềm là những thứ bạn có thể thấy mình giỏi một cách tự nhiên mà chưa chắc đã phải qua học tập hoặc thực hành. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện các kỹ năng này để trở thành "phiên bản tốt hơn của chính mình".
Vai trò của kỹ năng mềm là rất quan trọng trong mọi công việc, không kể nhóm ngành. Nhìn vào ví dụ về kỹ năng mềm như khả năng quản lý thời gian, bạn sẽ có lợi thế trong hầu hết các vị trí, ngành nghề nếu biết quản lý tốt lịch trình của mình và từ đó hoàn thành công việc đúng thời hạn.
📍Tóm lại là...
Cách bạn có được một kỹ năng và cách bạn áp dụng điều đó vào công việc chính là hai sự khác biệt giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Ngoài ra:
Trong phần này, Cake sẽ cung cấp các ví dụ về kỹ năng cứng cho 10 công việc: kế toán, marketing, thiết kế, lập trình, HR, ngân hàng, xây dựng, chăm sóc khách hàng, kiến trúc sư và Sales.
Một số ví dụ về kỹ năng cứng hữu ích cho nghề kế toán:
Vai trò của kỹ năng cứng trong lĩnh vực Marketing là cho phép các chuyên viên thực hiện chiến lược tiếp thị, cũng như đo lường kết quả của những dự án này.
5 kỹ năng cứng trong nghề marketing bạn cần có là:
Đọc thêm: SEO là gì? Tất tật về công việc nghề SEO
Dưới đây là những kỹ năng cứng cần thiết cho một Graphic Designer:
Với một nghề đòi hỏi chuyên môn cao như nghề lập trình, kỹ năng cứng gồm những kiến thức và khả năng sau:
Đối với nghề nhân sự, vai trò của kỹ năng cứng là để quản lý và hỗ trợ nhân viên trong tổ chức một cách hiệu quả.
5 kỹ năng cứng cho HR gồm có:
Kỹ năng chuyên môn giúp nhân viên ngân hàng quản lý các giao dịch tài chính, giảm rủi ro và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
5 ví dụ về kỹ năng cứng cho ngành ngân hàng là:
Nghề xây dựng có nhiều quy định chặt chẽ về chuyên môn.
Dù có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí và nơi làm việc, nhưng về cốt lõi thì 5 kỹ năng cứng cho nghề xây dựng gồm những điều kiện sau:
Các kỹ năng cứng cần thiết của nhân viên chăm sóc khách hàng bao gồm:
Các kiến trúc sư cần tạo ra các công trình đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ và an toàn của khách hàng cũng như cộng đồng.
5 ví dụ kỹ năng cứng trong ngành kiến trúc có thể kể đến là:
Đối với nghề Sales (nhân viên kinh doanh/bán hàng), kỹ năng cứng gồm những kỹ thuật và kiến thức như sau:
Không hề bị lép vế so với nhóm kỹ năng cứng, vậy kỹ năng mềm có tầm quan trọng như thế nào? Dưới đây là 10 kỹ năng mềm cần thiết dù bạn đang làm việc trong bất kỳ lĩnh vực và môi trường nào.
Là yếu tố cần thiết để thành công trong bất kỳ khía cạnh nào của cuộc sống, kỹ năng mềm này liên quan đến khả năng truyền đạt và tiếp nhận thông tin một cách hiệu quả, cũng như hiểu các tín hiệu bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Đặc biệt là trong môi trường công sở thì kỹ năng này có liên quan trực tiếp tới kỹ năng thuyết trình - một nhiệm vụ quan trọng mà ai cũng cần phải đảm nhiệm ít nhất 1 lần.
Kỹ năng giải quyết vấn đề là quá trình xác định vấn đề, đưa ra giải pháp và thực hiện giải pháp một cách hiệu quả. Tăng khả năng quyết đoán, hiệu suất làm việc và giảm thiểu căng thẳng cũng là những lợi ích của kỹ năng mềm này.
Nhóm kỹ năng mềm này bao gồm khả năng giao tiếp, cộng tác hiệu quả, cộng với tinh thần đoàn kết. Khi một nhóm làm việc cùng nhau và hướng tới một mục tiêu chung, các thế mạnh và kỹ năng của từng cá nhân sẽ dẫn đến một kết quả tốt hơn so với nỗ lực riêng lẻ. Vậy mới thấy kỹ năng mềm quan trọng như thế nào!
Đa nhiệm là một ví dụ về kỹ năng mềm rất quan trọng trong xã hội với nhịp sống nhanh như ngày nay. Khả năng sắp xếp nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm cùng một lúc cho phép bạn làm việc hiệu quả và năng suất hơn. Tuy nhiên, bạn cần nhận thức được những mặt trái của multitasking trong công việc, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của chính mình cũng như cả tổ chức.
Một cá nhân có kỹ năng lãnh đạo tốt là người hướng dẫn và truyền cảm hứng cho những thành viên khác trong một nhóm để hướng tới một mục tiêu chung, chứ không phải là ra lệnh và yêu cầu cấp dưới tuân thủ. Và dù bạn đã ở vị trí leader hay chưa, bạn vẫn cần trau dồi kỹ năng mềm này liên tục.
Với những thay đổi liên tục của công nghệ và xã hội, khả năng thích ứng và học các kỹ năng mới là không thể thiếu để duy trì tính cạnh tranh. Ngoài ra, kỹ năng thích ứng cũng liên quan đến khả năng làm quen với môi trường hoặc cách làm việc mới trong khoảng thời gian ngắn.
Quản lý thời gian là một kỹ năng mềm thiết yếu để có một lối sống hiệu quả và trọn vẹn. Bằng cách tạo lịch trình hợp lý, ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng và tự đặt thời hạn cho bản thân, bạn có thể đạt được mục tiêu của mình trong một khoảng thời gian tối ưu.
Tư duy sáng tạo (creative thinking) cho phép chúng ta tạo ra những ý tưởng mới và mang tính cải tiến. Vai trò của kỹ năng mềm này thường gắn liền với các hoạt động nghệ thuật như hội họa, viết lách và âm nhạc, nhưng không bị giới hạn chỉ trong những lĩnh vực này.
Đầu tiên, hãy xác định xem những kỹ năng mềm nào là quan trọng nhất đối với ngành nghề bạn đang/sẽ theo đuổi. Ở bước này, bạn cần tự đánh giá trung thực hoặc xin phản hồi từ sếp, mentor, đồng nghiệp, bạn bè,...
Khi bạn biết mình muốn phát triển những kỹ năng nào, đừng chần chừ mà hãy bắt tay vào cải thiện ngay. Một số kỹ năng mềm có thể được trau dồi qua học tập, một số khác lại phát triển hiệu quả nhất qua rèn luyện. Sau cùng, hãy nhớ rằng kiên trì tập luyện sẽ dẫn đến sự thuần thục!
Hiểu được các tiêu chí của nhà tuyển dụng về kỹ năng mềm và kỹ năng cứng, sau đó biết cách mô tả kỹ năng trong CV và khi phỏng vấn sẽ giúp bạn trở thành ứng viên sáng giá. Đọc thêm chuỗi bài viết hướng dẫn tạo CV xin việc cho từng ngành nghề tại đây nhé! Cake chúc bạn thành công trên hành trình sự nghiệp của mình!
--- Tác giả bài viết: Dasie Pham ---
Explore a range of job search tools and resources to achieve your dream career goals. Join the fastest-growing talent platform in the APAC region and expand your professional network.