Mục lục:
Để đi nhanh và đi xa trong nghề nhân sự, kỹ năng quản trị nhân sự là yếu tố bạn không thể thiếu ngoài kiến thức chuyên môn. Vậy kỹ năng quản lý nhân sự là gì? Làm sao để phát triển kỹ năng này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Kỹ năng quản lý nhân sự là tập hợp những năng lực thiết yếu để hướng dẫn, quản lý và phát triển đội ngũ nhân sự trong một nhóm hoặc tổ chức, bao gồm các hoạt động sau:
Kỹ năng quản trị nhân sự hiệu quả mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp, trong đó có thể kể đến như:
Khi người quản lý phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng của nhân viên, họ sẽ cảm thấy yêu thích công việc mình đang làm, từ đó phát huy tối đa năng lực của bản thân, giúp nâng cao hiệu quả chung của doanh nghiệp.
Tuyển nhân viên phù hợp khó một, giữ chân họ gắn bó lâu dài với công ty khó mười. Người quản lý nhân sự hiệu quả cần xây dựng môi trường làm việc tích cực, chính sách đãi ngộ tốt cùng lộ trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng. Những yếu tố này sẽ giúp nhân viên cảm thấy bản thân đã tìm được “bến đỗ” phù hợp, từ đó nâng cao khả năng đồng hành lâu dài với tổ chức.
Người quản lý nhân sự hiệu quả là người có khả năng xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp tích cực thông qua việc thúc đẩy giao tiếp mở, tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ chức. Điều này không chỉ thu hút thêm nhân tài mà còn giúp người quản lý “thu phục nhân tâm” của nhân viên.
Để trở thành một nhà quản lý nhân sự hiệu quả, bạn nên trang bị và phát triển cho mình 10 kỹ năng quan trọng dưới đây:
Theo một nghiên cứu của Mỹ vào năm 2020, gần 70% nhân viên được khảo sát cho biết đại dịch là khoảng thời gian căng thẳng nhất trong sự nghiệp của họ. Vì thế, sau đại dịch Covid-19, kỹ năng quản trị nhân sự này ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm.
Đồng cảm đơn giản là nhận ra cảm xúc của người khác và có thể đặt bản thân vào vị trí của họ mà suy nghĩ. Điều này có nghĩa là, ở vai trò một người quản lý nhân sự, đôi khi bạn cần quên đi vị trí của mình và đặt bản thân vào góc nhìn, quan điểm của nhân sự để thấu hiểu những vấn đề họ đang gặp phải, từ đó có cáchxử lý tình huống linh động, hợp tình hợp lý.
Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng quan trọng dù là ở cấp bậc nhân viên hay quản lý. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự làm chủ được kỹ năng này. Điều này cũng không quá khó để lý giải vì có rất nhiều tình huống giao tiếp khác nhau và ở mỗi tình huống lại cần một cách tiếp cận phù hợp.
Để quản lý nhân sự hiệu quả, bạn cần phải thực hiện tốt cả giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Chẳng hạn như, khi đứng ở vai trò đại diện doanh nghiệp để đàm phán lương, giải thích các phúc lợi, hay thuyết trình trước toàn thể nhân viên, bạn đều cần vận dụng tốt cả hai hình thức giao tiếp này để nắm bắt tâm trạng và cảm xúc của nhân viên, thuyết phục họ sao cho cân bằng hài hòa giữa lợi ích doanh nghiệp và người lao động.
Nhân sự nào cũng có nhu cầu được doanh nghiệp lắng nghe ý kiến của mình. Vì điều này thể hiện rằng họ được tôn trọng và giá trị của họ được công nhận. Một nhà quản lý nhân sự hiệu quả là người có kỹ năng lắng nghe tốt. Điều này có nghĩa là họ không chỉ đơn giản đưa ra chỉ đạo và quyết định, mà còn phải biết lắng nghe để nắm bắt được vấn đề cũng như đề xuất từ nhân viên. Khi nhân viên thấy họ được lắng nghe, mức độ cam kết và sự hài lòng trong công việc cũng cao hơn, dẫn đến khả năng rời bỏ công ty hay rơi vào tình trạng quiet quitting cũng thấp hơn.
Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng cơ bản mà nhà quản lý nhân sự cần có để thành công. Khi kỹ năng này được vận dụng tốt sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được đội ngũ sáng tạo, những người có thể giải quyết vấn đề hiệu quả dù ở bất kỳ cấp bậc nào trong tổ chức.
Những thách thức trong công việc là điều không thể tránh khỏi đối với vị trí quản lý nhân sự, từ xung đột giữa các cá nhân trong tổ chức, hiệu suất công việc cho đến những quyết định liên quan đến tuyển dụng và sa thải. Kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ tác động trực tiếp đến việc duy trì sự ổn định trong môi trường làm việc. Khi vấn đề được giải quyết tốt, doanh nghiệp có thể định hình và phát triển văn hóa công ty theo hướng tích cực.
Đôi khi, mâu thuẫn trong tổ chức xuất phát từ những vấn đề nhỏ. Chẳng hạn như, “Tôi không muốn ngồi cạnh bạn này vì bạn ấy suốt ngày chỉ nhìn màn hình làm việc mà không có sự tương tác với đồng nghiệp xung quanh” hay “Tôi cảm thấy sếp đối xử không công bằng so với những thành viên khác trong nhóm”.
Là một người quản lý nhân sự, bạn sẽ phải tìm cách giải quyết những mâu thuẫn trên. Điều này đòi hỏi bạn cần có tư duy đa chiều và thái độ điềm tĩnh trước mọi tình huống xảy ra.
Khi nhân viên đến gặp cấp trên để trình bày vấn đề về tiền lương, giờ làm, nhiệm vụ công việc,... họ luôn cho rằng bản thân mình hoàn toàn đúng còn những bên liên quan khác là sai. Đây cũng là tâm lý chung dễ hiểu. Vai trò của người quản lý nhân sự lúc này là thương lượng để tìm được tiếng nói chung giữa doanh nghiệp và người lao động.
Một nhà quản lý nhân sự hiệu quả cần thực sự quan tâm đến tình trạng của doanh nghiệp để đưa ra hướng dẫn, giải quyết các vấn đề, tạo động lực hay đáp ứng nhu cầu của nhân viên khi cần thiết.
Những nỗ lực nửa vời có thể khiến nhân viên cảm thấy hụt hẫng, dẫn đến tỷ lệ thôi việc cao. Ngay cả khi họ chọn tiếp tục ở lại doanh nghiệp, họ cũng không cố gắng hết mình nếu cảm thấy nỗ lực của bản thân không được đánh giá cao.
Vì thường xuyên đối mặt với những tình huống đòi hỏi khả năng phán đoán chính xác nên kỹ năng ra quyết định cũng là một kỹ năng quan trọng để quản lý nhân sự hiệu quả. Quyết định của bạn có thể không chỉ ảnh hưởng đến sự nghiệp của bản thân mà còn là sự phát triển của các cá nhân khác trong tổ chức.
Khi các yêu cầu và nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý nhân sự thay đổi nhanh chóng, việc phân bổ thời gian hợp lý sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh rõ rệt. Nhà quản lý nhân sự hiệu quả cần xác định được nhiệm vụ nào cấp bách, cần ưu tiên giải quyết trước và nhiệm vụ nào có thể thong thả về thời gian. Vậy nên, kỹ năng quản lý thời gian tốt không chỉ giúp bạn hoàn thành tốt công việc của mình mà còn hỗ trợ sự phát triển của các nhân viên khác.
Có nhiều cách để trau dồi kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp, dưới đây là một vài cách phổ biến mà bạn có thể tham khảo.
Tìm một mentor hoặc coach có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhân sự sẽ giúp bạn có thêm lời khuyên hữu ích và thiết thực để từ đó tìm được phương pháp hiệu quả cho riêng mình.
Việc học tập liên tục rất quan trọng dù ở bất kỳ vị trí nào. Nhà quản lý nhân sự có thể cập nhật các xu hướng cũng như phương pháp quản lý mới bằng cách tham gia khóa học về lãnh đạo, nhân sự,... hoặc workshop.
Tham gia các nhóm liên quan đến quản lý nhân sự hiệu quả để kết nối học hỏi kinh nghiệm hay tìm sự hỗ trợ khi cần từ các chuyên gia.
Nhằm nhìn nhận điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để cải thiện tốt hơn trong tương lai, nhà quản lý nhân sự nên định kỳ xin phản hồi từ đồng nghiệp, cấp dưới và ban lãnh đạo, ví dụ như qua các buổi 1:1 meeting.
Công nghệ ngày càng đóng góp tích cực trong cách quản lý nhân sự. Vì vậy, luôn cập nhật và ứng dụng công nghệ mới sẽ giúp người quản lý đo lường hiệu suất, tối ưu hóa quy trình, từ đó đưa ra giải pháp hiệu quả hơn.
Cake mong rằng qua bài viết này bạn đã nắm được khái niệm kỹ năng quản lý nhân sự là gì. Có thể nói, phát triển kỹ năng này là điều cần thiết với bất kỳ ai theo đuổi lĩnh vực hành chính nhân sự mà muốn thăng tiến nhanh trong công việc, góp phần quan trọng vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Đội ngũ Recruitment Consultant giàu kinh nghiệm của Cake cam kết tư vấn và mang đến các giải pháp tuyển dụng hiệu quả, đảm bảo chất lượng ứng viên cũng như tối ưu hóa thời gian, chi phí và nguồn lực cho quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp.
--- Tác giả: Liesel Phan ---
Explore a range of job search tools and resources to achieve your dream career goals. Join the fastest-growing talent platform in the APAC region and expand your professional network.