50+ kỹ năng trong CV giúp ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng

Cake cung cấp nhiều tính năng AI nhằm hỗ trợ ứng viên tìm việc thành công, gồm có:

- AI tạo Cover Letter bằng AI dựa trên vị trí ứng tuyển và CV của bạn.

- AI chấm điểm CV và cung cấp gợi ý chi tiết để cải thiện hồ sơ xin việc.

- AI đề xuất việc làm phù hợp với nhu cầu và chuyên môn cá nhân.

➡️ TRẢI NGHIỆM CAKE AI NGAY!

ky-nang-trong-cv
Các kỹ năng cần có trong CV

 Bạn ‘rải’ hàng tá hồ sơ mà mãi chưa thấy có nhà tuyển dụng nào gọi phỏng vấn? Đáng lo đó nhỉ, nhưng không sao cả, quan trọng là bạn không ngừng cải thiện để viết CV càng ngày càng tốt hơn.

Bạn có biết: các kỹ năng trong CV là mục mà nhà tuyển dụng sẽ lưu tâm và đánh giá kỹ lưỡng bên cạnh các thông tin quan trọng khác để cân nhắc sự phù hợp của một ứng viên? Đó có thể là năng khiếu đặc biệt hay những kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cần thiết cho công việc bạn đang theo đuổi.

Tuy nhiên, hay loại kỹ năng này khác nhau như thế nào, và đâu là các kỹ năng cần có trong CV? Cùng Cake tìm hiểu trong bài viết này nhé!

3 loại kỹ năng trong CV (kèm ví dụ)

Các kinh nghiệm làm việc của bạn là nền tảng để bạn viết các kỹ năng cứng trong CV. Còn cách bạn xử lý công việc, giao tiếp, hòa nhập với môi trường thì thể hiện kỹ năng mềm và con người của bạn. Bên cạnh hai kỹ năng sát sườn này thì thời đại công nghệ hóa cực kì nhanh chóng khiến nhóm kỹ năng tin học trong CV chiếm một vị trí cũng vô cùng thiết yếu.

✨ Kỹ năng cứng (Hard Skills / Technical Skills)

Đây là các kỹ năng liên quan đến chuyên môn có được thông qua học tập và làm việc. Để lựa ra các kỹ năng nên ghi vào CV, hãy tham khảo kỹ mô tả công việc để ưu tiên nổi bật, tránh việc liệt kê tất thảy những kỹ năng dù bạn có, nhưng lại không phải các kỹ năng cần có trong CV của mình.

Ví dụ kỹ năng cứng tương ứng với các ngành nghề khác nhau:

  • Tính toán
  • Tóm tắt làm báo cáo
  • Ghi chép hệ thống
  • Viết lách
  • Dịch thuật
  • Thiết kế
  • Nghiên cứu thị trường
  • Lập kế hoạch
  • Phân tích và tổng hợp dữ liệu
  • Theo dõi và quản lý hồ sơ

Nếu có các văn bản hay chứng từ đính kèm các kỹ năng này thì chắc chắn bạn sẽ ghi điểm lớn khi thể hiện các kỹ năng của bản thân trong CV đó! 

Khả năng ngoại ngữ cũng có thể được xếp vào nhóm kỹ năng này trong CV. Bạn nên liệt kê chứng chỉ tương đương để nhà tuyển dụng thấy rõ trình độ ngoại ngữ của bạn.

✨ Kỹ năng mềm (Soft Skills / Personal Skills)

Bên cạnh kỹ năng cứng thì các kỹ năng mềm trong CV là thông tin không thể thiếu. Ở mục này, bạn cần để ý tới môi trường làm việc mà công việc yêu cầu để cân nhắc lựa chọn ưu tiên kỹ năng nào đưa vào CV của mình.

Kỹ năng mềm thể hiện được cả về tính cách và con người bạn, nên cần phải thực sự lắng nghe bản thân mình để mô tả sao cho chuẩn sát nhất các kỹ năng mềm trong CV!

Ví dụ kỹ năng mềm trong CV thường được các nhà tuyển dụng ưu tiên:

  • Khả năng giao tiếp
  • Khả năng lắng nghe
  • Kỹ năng xử lý xung đột
  • Ham học hỏi
  • Sáng tạo
  • Quản lý cảm xúc
  • Kỹ năng đàm phán
  • Thuyết trình
  • Lãnh đạo
  • Tôn trọng deadline

✨ Kỹ năng tin học văn phòng (Computer Skills)

Dù bạn đang làm việc trong lĩnh vực nào thì khả năng và độ thành thạo trong tin học văn phòng, cũng như các công cụ, phần mềm kỹ thuật số đều được đánh giá cao. Nếu bạn có chứng chỉ tin học văn phòng thì đừng quên liệt kê vào CV của mình nhé!

Ví dụ về kỹ năng tin học trong CV:

  • Kỹ năng chỉnh sửa ảnh (Adobe Photoshop, Illustrator, Canva)
  • Kỹ năng chỉnh sửa video (Video Maker, Adobe Premiere)
  • Thuần thục Excel, VBA
  • Kỹ năng làm báo cáo trên PowerPoint
  • Sử dụng phần mềm kế toán, sao kê
  • Quen thuộc các phần mềm quản lý bán hàng
  • Kỹ năng soạn mail và mailing
  • Kỹ năng sử dụng các ngôn ngữ lập trình C++, Python
  • Quản lý các trang mạng xã hội (Instagram, Facebook, v.v)
  • Quản lý trang web

Bạn đã hình dung rõ hơn về 3 nhóm kỹ năng cần có trong CV rồi chứ? Ngoài việc chia làm 3 nhóm kỹ năng chính, bạn có thể viết một mục lớn làm nổi bật những kỹ năng chuyên môn trong CV mà bạn tự tin cũng như là nhà tuyển dụng mong chờ nhất!

Cách mô tả kỹ năng trong CV

Hiểu được các kỹ năng trong CV là cần thiết thế nào rồi thì giờ cùng bắt tay viết mục này thôi!

5 bước giúp bạn lựa chọn các kỹ năng ghi trong CV:

  1. Suy nghĩ thật kỹ và liệt kê tất cả những kỹ năng mà bạn có!
  2. Đọc kỹ bản mô tả công việc (job description) và các yêu cầu của công việc đó.
  3. Đối chiếu những kỹ năng mà bạn đã liệt kê ở bước 1 và những chi tiết bạn chắt lọc từ bước 2 để viết những kỹ năng chính trong CV.
  4. Làm rõ các mức độ của mỗi kỹ năng sao cho đẹp mắt và dễ theo dõi.
  5. Thêm các bằng cấp, thang đo nếu có, hay các chi tiết đặc biệt như các sản phẩm bạn đã làm chẳng hạn.

📍Tham khảo 10+ mẫu CV mới nhất tại đây để biết cách tạo CV online chuyên nghiệp!

Ghi kỹ năng nghề nghiệp trong CV ở đâu?

Để viết kỹ năng nghề nghiệp trong CV, bạn có thể có nhiều lựa chọn. Thông thường có 4 mục mà bạn nên mô tả kỹ năng trong CV: mục sơ lược (CV Summary), mục Kinh nghiệm, mục Bằng cấp (Certifications) hoặc tạo riêng mục Kỹ năng.

1. Mô tả kỹ năng trong CV - mục "Giới thiệu bản thân" (Summary)

Đây là mục bắt đầu của một CV và thường ngắn gọn nên dễ dàng thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng. Bạn nên tận dụng để làm nổi bật những kỹ năng mà công việc yêu cầu để viết trong CV của mình.

  • Ưu: Dễ dàng cho nhà tuyển dụng thấy được ngay từ đầu những kỹ năng trong CV của bạn là những gì mà họ cần.
  • Nhược: Không có nhiều ‘đất dụng võ’ cho bạn thể hiện các kỹ năng một cách cụ thể, cần cân nhắc các kỹ năng ghi trong CV, tránh dài dòng.

Ví dụ:

2. Viết kỹ năng trong CV vào mục "Kinh nghiệm làm việc" (Work Experience)

Đây là mục mà bạn có thể dễ dàng đưa các kỹ năng ghi trong CV một cách hệ thống và chi tiết hóa kèm với từng kinh nghiệm làm việc.

  • Ưu: Bổ sung hiệu quả cho các kinh nghiệm mà cũng thấy rõ ràng các kỹ năng bạn có đều có cơ sở.
  • Nhược: Khó đưa vào các kỹ năng mềm hay các phẩm chất kỹ năng đặc biệt trong CV mà bạn có được ngoài kinh nghiệm làm việc.

Ví dụ

3. Viết các kỹ năng vào CV trong mục "Chứng chỉ" (Certification)

Để có được các kỹ năng đặc biệt thì việc trải qua các bài thi và các bằng cấp là chứng minh rõ ràng nhất cho trình độ của bạn. Đừng ngần ngại thêm vào mục bằng cấp các kỹ năng trong CV của bạn nhé.

  • Ưu: nhà tuyển dụng rất ưu ái những thông tin có chứng cứ rõ ràng, đây là điểm cộng lớn để thuyết phục họ đấy.
  • Nhược: hầu hết các chứng chỉ thường dành cho các kỹ năng cứng hơn là các kỹ năng mềm và kỹ năng tin học trong CV.

Ví dụ:

4. Tạo riêng mục "Kỹ năng" (Skills) trong CV

Tại sao không tạo hẳn một mục riêng cho kỹ năng trong CV nếu bạn có nhiều kỹ năng đặc biệt để thể hiện chứ?

  • Ưu: mô tả được tất cả các kỹ năng trong CV một cách rõ ràng và chi tiết, giúp nhà tuyển dụng dễ dàng theo dõi hơn.
  • Nhược: dễ lan man và tạo cảm giác dài dòng với quá nhiều chi tiết.

Ví dụ:

ky-nang-trong-cv-xin-viec


📍Kết luận:

Nhìn chung thì viết kỹ năng trong CV xin việc không khó nhưng làm thế nào nào để những kỹ năng này giúp bạn nổi bật giữa những ứng viên khác lại không hề đơn giản. 

Mẹo cho bạn là: các kỹ năng cần có trong CV cần thể hiện được đầy đủ điểm mạnh của bạn - không chỉ về chuyên môn, lĩnh vực làm việc mà còn cả tính cách. Ngoài ra, bạn nên trình bày những thông tin liên quan đến vị trí ứng tuyển thay vì liệt kê mọi kỹ năng trong CV mà bạn có. Chúc bạn có được một CV thật chất lượng và "săn job" thành công nhé!

Công cụ tạo CV online trên Cake cung cấp nhiều mẫu CV miễn phí đa ngành nghề và các bài viết về cách làm hồ sơ xin việc hữu ích. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Moon Tran ---

订阅电子报三大优势

  • 双周一则电子报新知
  • 产业趋势与软硬技能建议
  • 最新职缺 / 找工作资讯
Newsletter

更多您可能有兴趣的文章

最新相关文章
简历
2024年11月4日

5 mẫu giấy xác nhận thực tập chuẩn nhất cho sinh viên năm cuối

Giấy xác nhận thực tập là minh chứng cho việc bạn đã hoàn thành khóa thực tập tại công ty. Hãy chuẩn bị thật chỉn chu để vượt qua học kỳ cuối thật tốt nhé!