Trong kinh doanh hiện đại, Learning and Development (L&D) đã trở thành một yếu tố then chốt. Quá trình này không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn tạo điều kiện cho mỗi nhân viên phát triển toàn diện. Nhưng thực chất L&D là gì, có giống với HR không và tại sao lại quan trọng đến vậy?
Nếu như bạn đang là sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp hay ứng viên xin việc đang tìm hiểu cho mình định hướng nghề nghiệp phù hợp trong lĩnh vực phát triển con người, bài viết này là dành cho bạn.
Hãy cùng Cake khám phá tổng quan về L&D, vai trò của bộ phận này trong doanh nghiệp, và những công việc cụ thể của nhân viên L&D nhé!
L&D là viết tắt của Learning and Development - có nghĩa là quá trình đào tạo và phát triển nhằm nâng cao kỹ năng và kiến thức cho nhân viên của các doanh nghiệp/tổ chức. L&D đôi khi có thể được gọi là Training and Development (đào tạo và phát triển), hay Talent Development (phát triển tài năng).
Trong bối cảnh kinh doanh năng động ngày nay, nơi mà sự thay đổi là điều hiển nhiên, khả năng học hỏi và thích nghi đã trở thành nền tảng của thành công bền vững. L&D, vì thế đã trở thành tâm điểm chú ý trong chính sách nhân lực của mỗi công ty, đóng vai trò quan trọng trong việc trang bị cho cá nhân và tổ chức những công cụ cần thiết để phát triển.
Công việc của L&D bao gồm một chuỗi các hoạt động huấn luyện (training), đào tạo tại chỗ (coaching), đến phát triển kỹ năng mềm và kiến thức chuyên môn cho nhân viên (qua mentoring, sharing,...).
HR (Human Resources), hay quản lý nhân sự, là bộ phận chịu trách nhiệm với các vấn đề liên quan đến con người trong một tổ chức.
Và, nhân viên L&D thường làm việc trong một phòng ban trực thuộc bộ phận HR, nhưng có nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể hơn, đó là:
Quá trình L&D có thể bao gồm nhiều phương pháp đa dạng và được phân ra thành 2 dạng thức chính:
Chức năng của bộ phận L&D trong doanh nghiệp rất đa dạng, nhưng đều xoay quanh mục tiêu chính là tạo dựng văn hóa học tập và phát triển cho nhân viên. Dưới đây là một số vai trò cụ thể của bộ phận L&D:
L&D xác định các kỹ năng và kiến thức cần thiết để nhân viên làm việc hiệu quả, sau đó sử dụng các công cụ đánh giá hiệu suất hay khảo sát để tính toán khoảng cách kỹ năng (skill gap) và nhu cầu đào tạo.
L&D lập kế hoạch và tổ chức các khóa học, chương trình đào tạo, và hội thảo phù hợp với nhu cầu của nhân viên và tổ chức. Ví dụ, nhân viên Digital Marketing cần được tạo điều kiện tham gia các khoá học ngắn hạn để cập nhật kịp thời thuật toán của Google, hay các xu hướng SEO nâng cao mới nhất.
L&D kết nối nhân viên với các mentor hoặc nhân viên senior có nhiều kinh nghiệm để hướng dẫn “newbie" mới đi làm. Điều này vừa đảm bảo nhân viên mới có thể nhanh chóng làm quen với môi trường và công việc mới, mà về lâu dài mentor có thể hỗ trợ mentee phát triển nghề nghiệp.
Ngoài việc thiết kế và triển khai các chương trình nhằm nâng cao kỹ năng lãnh đạo cho các cấp quản lý, công việc của L&D còn là đánh giá và phát triển tiềm năng lãnh đạo của những cá nhân này trong tương lai.
Sau khi triển khai các chương trình đào tạo, L&D có chức năng thu thập kết quả và phản hồi từ nhân viên để liên tục cải tiến các chương trình và phương pháp training.
L&D dự đoán các nhu cầu kỹ năng tương lai của doanh nghiệp, sau đó chuẩn bị cho các chương trình đào tạo tiên tiến.
Như vậy, vai trò thiết yếu của Learning & Development là nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên, thúc đẩy sự phát triển bền vững của tập thể, và đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn sẵn sàng đón nhận những cơ hội mới trong tương lai.
Cũng giống như các ngàn nghề khác, vị trí L&D rất đa dạng và thay đổi tùy thuộc vào các cấp trình độ và thâm niên khác nhau.
Tuy nhiên, nhìn chung thì công việc chính của L&D là đưa ra các sáng kiến học tập giúp các tổ chức không ngừng tiến hóa và phát triển. Họ cũng cần biết cách xác định các yêu cầu kỹ năng ở hiện tại và tương lai, đồng thời tạo ra các biện pháp học tập linh hoạt (tích hợp công nghệ và các phương tiện khác) để đáp ứng nhu cầu của lực lượng lao động.
Vậy công việc và mức lương cụ thể của nghề L&D là gì? Tham khảo danh sách dưới đây!
Công việc của nhân viên L&D tập trung vào việc phát triển và cung cấp các chương trình đào tạo thực hành, cụ thể là:
Thông thường, ứng viên cho vị trí này được yêu cầu có bằng cấp ngành Giáo dục, Nhân sự, tâm lý học hoặc một số lĩnh vực liên quan khác. Nhà tuyển dụng cũng đánh giá cao kinh nghiệm thực tế của ứng viên trong việc thiết kế và cung cấp các chương trình đào tạo con người.
Mức lương của Nhân viên L&D: dao động trung bình từ 8 đến 15 triệu VNĐ mỗi tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp.
Trước tiên, bạn cần nắm được L&D Manager là gì? L&D manager là vai trò lãnh đạo cấp trung, giám sát nhóm L&D và chiến lược đào tạo tổng thể của doanh nghiệp.
Công việc L&D ở cấp quản lý có thể bao gồm:
Ứng viên vị trí L&D manager thường được yêu cầu có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ ngành Nhân sự, Giáo dục, Quản trị kinh doanh,... Hầu hết các quản lý L&D đều cần có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trở lên trong một lĩnh vực liên quan, chẳng hạn như nhân viên L&D, hoặc training manager.
Mức lương của L&D Manager: có thể khởi điểm từ 15 triệu VNĐ/tháng.
Nhiều bạn thắc mắc L&D Executive là gì? Ở vị trí lãnh đạo cấp cao, L&D Executive là người đặt ra tầm nhìn và định hướng cho bộ phận của mình, tập trung vào tình hình phát triển chung, hợp tác với các lãnh đạo cấp cao để đảm bảo các sáng kiến đưa ra phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty.
L&D Executive là vai trò lãnh đạo cấp cao, vì vậy yêu cầu kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực phát triển nhân lực.
Thông thường, L&D Executive phải có hơn 10 năm kinh nghiệm, trong đó có vài năm đảm nhiệm vai trò lãnh đạo. Các doanh nghiệp trong một số ngành kinh doanh đặc thù cũng sẽ có yêu cầu cụ thể về kinh nghiệm và kỹ năng ngoại ngữ.
Mức lương của L&D Executive: khởi điểm khoảng 20 triệu/ tháng, tùy thuộc vào quy mô công ty.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay, L&D là công cụ quan trọng để các doanh nghiệp thu hẹp các khoảng cách kỹ năng, cải thiện hiệu suất, và tăng cường mức độ cam kết của nhân viên đối với tổ chức.
Để thực hiện tốt vai trò của mình trong lĩnh vực L&D, các chuyên viên và nhà quản lý cần không ngừng trau dồi các kiến thức và kỹ năng mềm quan trọng.
Khả năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, và thích ứng là những yếu tố then chốt giúp L&D Specialist xây dựng các chương trình đào tạo chất lượng, giúp doanh nghiệp luôn đi đầu trong việc phát triển nguồn nhân lực và duy trì tính cạnh tranh trên thị trường.
Cake là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!
--- Tác giả: Dasie Pham ---
Explore a range of job search tools and resources to achieve your dream career goals. Join the fastest-growing talent platform in the APAC region and expand your professional network.