Mục lục:
Làm trái ngành là việc chuyển từ một lĩnh vực hoặc ngành nghề đã được đào tạo bài bản sang lĩnh vực hoặc ngành nghề khác. Trong những năm qua, số sinh viên ra trường làm trái ngành ở Việt Nam ngày càng tăng dù rằng trước khi vào đại học, ai cũng suy nghĩ rất nhiều về chuyên ngành sẽ theo đuổi. Trước thế giới đầy biến động và những thay đổi trong quan điểm, hứng thú cá nhân theo thời gian, chuyện đổi ngành, đổi nghề xảy ra như một điều tất yếu.
Tuy có những khó khăn khi ra trường làm trái ngành, Cake tin rằng bạn vẫn có thể thành công khi chuyển hướng nghề nghiệp. Vậy đâu là cách để xin việc làm trái ngành và tận dụng kiến thức cho lĩnh vực mới?
Nếu bạn đang là sinh viên đại học, chắc hẳn sẽ có đôi lần bạn tự hỏi chuyên ngành đang theo học có xứng đáng với thời gian và công sức mình bỏ ra hay không. Mặc dù khó để có thể đưa ra đáp án cho câu hỏi này nhưng hãy cùng tìm hiểu xem đâu là những nguyên nhân chính dẫn tới quyết định làm việc trái ngành của người trẻ hiện nay nhé!
Thị trường lao động luôn luôn biến động: Cùng một lĩnh vực nhưng có một số ngành cạnh tranh cao hơn, ngành khác lại không có nhiều cơ hội việc làm trong khu vực mà bạn muốn. Bởi vậy, nếu chọn chuyên ngành mà không tìm hiểu kỹ về tình hình và xu thế phát triển của ngành nghề, sinh viên có thể đánh mất sự chủ động sau khi tốt nghiệp. Thêm vào đó, việc không nắm rõ các nghề nghiệp trong nhóm ngành theo học sẽ khiến các bạn trẻ dễ đi theo đám đông, bỏ qua các yếu tố cá nhân như độ phù hợp giữa mình và nghề, dẫn đến trường hợp bỏ dở giữa chừng đi làm trái ngành, cảm thấy thất vọng, mông lung.
📍Để hiểu rõ hơn về ngành nghề, khám phá ngay series bài viết giới thiệu các ngành học và cơ hội nghề nghiệp của Cake tại đây!
Đôi khi, sau quá trình học tập và hoạt động tại trường đại học, sở thích và mục tiêu cá nhân về sự nghiệp của bạn chuyển hướng sang lối đi khác. Ngành mà bạn chọn ban đầu dường như không còn phù hợp với ước mơ và mục tiêu mới của bạn, thành thử ra trường làm trái ngành trở thành lẽ tất nhiên. Thông thường, giai đoạn nhiều bạn sinh viên nhận ra điều này rơi vào năm ba, năm tư đại học, khi các bạn có cơ hội thực tập và thực sự trải nghiệm công việc như một chuyên viên chuyên nghiệp. Trong quá trình tiếp xúc với người thật, việc thật, bạn sẽ dần nhận ra đâu mới là “chốn đi về” mà mình có thể thỏa sức vẫy vùng, phô diễn tài năng.
Con số sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường ngày một tăng và đáng ngạc nhiên thay, lại không phải là do họ không có năng lực mà nguyên nhân là do không có đủ vị trí công việc sẵn sàng để tuyển dụng nhân tài mới. Cứ mỗi mùa tốt nghiệp tới, xã hội đón chào hàng ngàn cử nhân mới nhưng chưa cung cấp đủ chỗ trống để họ làm việc. Đó là chưa kể tới việc nhiều công ty, ngành nghề có xu hướng cắt giảm nhân sự do tình hình kinh doanh khó khăn. Thực tế này trở thành thách thức lớn nhất, ngăn cản sinh viên tìm việc theo chuyên ngành đào tạo, buộc phải tìm việc làm trái ngành để đảm bảo cuộc sống.
Làm trái ngành đôi khi lại không hẳn là chuyện của ngày tận thế. Giống như mọi sự vật, sự việc tồn tại trong cuộc sống, đi làm trái ngành học cũng có những cái được và mất mà mỗi cá nhân cần suy xét cẩn thận, chín chắn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Làm việc trái ngành giúp mở rộng kiến thức và bộ kỹ năng, trở thành lợi thế để bạn phát triển sự nghiệp vì khi được tiếp xúc với không chỉ một mà hai lĩnh vực chuyên ngành, tính linh hoạt trong công việc và đa dạng trong cách giải quyết vấn đề của bạn sẽ được nâng cao.
Sinh viên ra trường làm trái ngành thường được nhận xét là có khả năng thích ứng nhanh chóng với môi trường mới, vị trí mới và đây chắc chắn là một kỹ năng quan trọng, vô cùng cần thiết trong bối cảnh xã hội và thị trường lao động biến đổi từng ngày, từng giờ.
Bằng việc thử sức ở lĩnh vực mới với công việc trái ngành, bạn đang gián tiếp tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp mới mà trước đây chính bạn cũng chưa từng nghĩ đến. Chính những trải nghiệm đó sẽ là động lực quan trọng để tạo ra sự khác biệt và thành công trong sự nghiệp.
Khi đi làm trái ngành, thành công có thể đến với bạn chậm hơn so với bạn bè đồng trang lứa do bạn cần thời gian để học hỏi và tích lũy trải nghiệm với công việc mới. Đôi khi, bạn sẽ cần bắt đầu từ những vị trí mang tính học việc trước khi đến với vai trò cao hơn.
Muốn bắt kịp đồng nghiệp - những người đã có kinh nghiệm trong ngành, một điều chắc chắn là bạn sẽ cần làm việc chăm chỉ hơn gấp đôi, thậm chí gấp ba để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với họ.
Bạn có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi ứng tuyển vào các vị trí làm việc trái ngành học, vì nhà tuyển dụng thường ưu tiên người tốt nghiệp đúng chuyên ngành. Họ cũng sẽ lo lắng, không biết bạn có thể thích nghi với vị trí mới này hay không khi chưa có trải nghiệm.
Để không bị động trước tình huống ra trường làm trái ngành và luôn sẵn sàng, tự tin chinh phục cơ hội bất kết lúc nào, bạn cần trang bị cho bản thân những hành trang sau đây:
Vì làm trái ngành sẽ gặp nhiều thử thách hơn nên trước tiên, bạn cần đặt câu hỏi “Tôi có yêu thích ngành nghề này không” cho bản thân và xác định rõ những kỹ năng nào mình có thể tận dụng cho công việc mới. Bạn cũng có thể sử dụng bài trắc nghiệm ngành nghề để hiểu hơn về thế mạnh, hứng thú và đam mê của bản thân.
Để xin làm việc trái ngành thành công, hãy bắt đầu bằng việc trau dồi những kỹ năng chuyên môn liên quan đến lĩnh vực mà bạn dự định làm việc. Tham gia khóa học trực tuyến hoặc tự học từ các tài liệu, sách chuyên ngành là ý tưởng không tồi giúp bạn làm quen với chuyên ngành mới. Chẳng hạn nếu bạn muốn thử sức với vị trí marketing, các khóa học của Google Analytics hay Microsoft Advertising sẽ giúp bạn bớt bỡ ngỡ khi đảm nhận công việc trái ngành.
Các mối quan hệ từ networking sẽ mang đến “món quà” bất ngờ mà bạn không thể đoán trước được khi làm việc trái ngành, đặc biệt là những cơ hội việc làm và thông tin mà bạn có thể khó tiếp cận nếu chỉ giữ mình trong ngành học chính. Đừng ngần ngại tham gia các sự kiện, hội thảo và cộng đồng liên quan để bạn mở rộng mối quan hệ trong lĩnh vực mới nhé.
Các vị trí thực tập hay những dự án nhỏ giúp bạn tích lũy kinh nghiệm và hiểu biết sâu hơn về lĩnh vực mà bạn sẽ làm trái ngành. Sở hữu những hoạt động này trong hồ sơ xin việc vừa cho thấy bạn đã có trải nghiệm với lĩnh vực mới, vừa chứng minh bạn thực sự nghiêm túc muốn theo đuổi nó. Đây sẽ trở thành lợi thế khi đi bạn ứng tuyển việc làm trái ngành đấy!
Cuối cùng, hãy làm CV xin việc một cách chỉn chu, tập trung vào kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến ngành mới mà bạn muốn chuyển đến. Bạn cần đảm bảo CV của mình nhấn mạnh năng lực, thế mạnh tương ứng với công việc trái ngành này cũng như đam mê bạn dành cho vị trí ứng tuyển. Để làm được điều này, bạn nên:
Ngoài ra, sẽ là một bước đi khôn ngoan nếu bạn cho thấy mình sở hữu các kỹ năng chuyển đổi có thể đem lại nhiều lợi ích cho công ty.
GS-TS Phan Thanh Sơn Nam, một trong hai người Việt nằm trong top 100 nhà khoa học châu Á, từng chia sẻ rằng bất kể chuyên ngành hiện tại của bạn là gì, chỉ cần bạn gìn giữ một thái độ tích cực để phát triển bản thân thì sau này ra trường, làm trái ngành hay đúng ngành cũng không thể thất bại.
Cake là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!
--- Tác giả bài viết: Hoang Phuong ---
Explore a range of job search tools and resources to achieve your dream career goals. Join the fastest-growing talent platform in the APAC region and expand your professional network.