Vòng phỏng vấn là bước cuối cùng quyết định ứng viên có “săn job” thành công hay không. Qua cách trả lời phỏng vấn của ứng viên, nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực và cá tính của họ để quyết định xem ai là người doanh nghiệp đang tìm kiếm.
Cũng chính vì mức độ quan trọng của vòng này, nhiều ứng viên lần đầu đi phỏng vấn xin việc lo lắng đến “mất ăn mất ngủ”. Có thể bạn đang lo sợ mình không trả lời tốt, hoặc băn khoăn làm cách nào để thể hiện bản thân cho ấn tượng. Cũng có bạn lại không biết đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì? Thấu hiểu những lo lắng ấy của bạn, bài viết này sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị chu toàn nhất và tự tin trong lần đầu đi phỏng vấn xin việc.
Trang phục là dấu ấn đầu tiên cho cuộc gặp gỡ giữa bạn và nhà tuyển dụng. Nếu bạn đang tự hỏi: "Đi phỏng vấn mặc gì thì phù hợp?", câu trả lời là: trang phục mặc đi phỏng vấn phần lớn tùy thuộc tính chất công việc bạn đang ứng tuyển.
Nhìn chung thì đồ công sở như áo sơ mi, quần tây cùng chân váy trơn dài được cho là thích hợp với hầu hết các ngành nghề và môi trường làm việc. Tuy nhiên, nếu công việc của bạn liên quan đến nghệ thuật như biên đạo múa, diễn viên hay thiết kế thời trang thì trang phục cần toát lên gu thẩm mỹ và cái tôi riêng.
Việc nắm bắt những thông tin này sẽ giúp bạn “chinh chiến” tốt hơn dù trong lần đầu đi phỏng vấn xin việc, ví dụ:
Điều này sẽ giúp bạn tìm tiếng nói chung với nhà tuyển dụng dễ dàng hơn và có cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm thông minh, khôn khéo.
Việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng sẽ thể hiện bạn là người chủ động và có thái độ nghiêm túc, thực sự quan tâm đến vị trí này.
Kinh nghiệm đi phỏng vấn xin việc lần đầu là chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi liên quan đến vị trí việc làm mà tin đăng tuyển không có, ví dụ như:
Một trong những mục đích quan trọng của vòng này là xác thực hồ sơ xin việc của bạn. Ngoài việc yêu cầu bạn trả lời các câu hỏi phỏng vấn thường gặp, nhà tuyển dụng có thể đề nghị bạn cung cấp các chứng chỉ, giấy chứng nhận, bằng cấp hoặc thậm chí mô hình sản phẩm mà bạn đã nêu trong CV.
Vậy thì, đi phỏng vấn cần mang theo gì?
Có thể bạn đang thắc mắc sự tự tin thì làm sao chuẩn bị? Một trong những kinh nghiệm phỏng vấn “vàng" là bạn nên luyện tập trước gương về cách đi đứng, di chuyển, kiểm soát cử chỉ, hành động, mỉm cười, v.v.. Quan trọng nhất là tập dượt cách trả lời phỏng vấn cho các câu hỏi thường gặp với lối diễn đạt rành mạch, phong thái bình tĩnh, và nói chuyện rõ ràng.
Đúng giờ là phép lịch sự tối thiểu ở mọi hoàn cảnh. Trong tuyển dụng, điều này thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với phía công ty. Kinh nghiệm đi phỏng vấn không bao giờ trễ là trừ hao thời gian di chuyển để có mặt trước 30 phút. Tốt nhất bạn không nên tranh thủ sắp xếp thêm công việc nào khác trước thời gian phỏng vấn để tránh trường hợp công việc bị “delay”.
Đây là kỹ năng cơ bản mà nhiều ứng viên chưa biết trong lần đầu đi phỏng vấn xin việc. Cũng có bạn lại quá bận tâm liệu mình đã trả lời câu hỏi phỏng vấn đủ tốt hay chưa mà quên nói lời cảm ơn nhà tuyển dụng và chào tạm biệt sau khi kết thúc phiên phỏng vấn. Như thế cũng là một điều tối kỵ nên tránh nhé!
Trước khi trả lời phỏng vấn, giới thiệu bản thân là điều bạn cần chủ động làm. Tuy nhiên, nhiều bạn chỉ vì quá lo lắng, mải suy nghĩ đến các câu hỏi đã chuẩn bị sẵn mà quên bẵng việc này. Do đó, đừng quá căng thẳng mà quên kỹ năng phỏng vấn quan trọng này nhé!
Mách bạn mẹo trả lời phỏng vấn tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng là mở rộng câu trả lời. Việc trả lời cụt lủn sẽ làm phía công ty nghĩ rằng bạn không thực sự mong muốn vị trí này, hoặc kỹ năng giao tiếp chưa thực sự tốt.
Đặc biệt, với các câu hỏi về điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn, bạn hãy cố gắng khoe được sở trường của bản thân một cách khiêm tốn, và tinh thần cầu thị mong muốn biến nhược điểm thành ưu điểm nhé!
Biết cách trả lời khôn khéo về mức lương là một kỹ năng bạn nên luyện tập cho lần đầu tiên đi phỏng vấn. Bạn nên tránh đưa ra mức lương “trên trời” hoặc đánh giá quá thấp về năng lực của bản thân. Lưu ý, bạn cũng không nên deal lương với nhà tuyển dụng ngay khi mới bắt đầu buổi phỏng vấn hoặc khi chưa được hỏi đến nhé!
Các yếu tố có thể khiến bạn lúng túng trong lần đầu đi phỏng vấn xin việc có thể kể đến sự cố về trang phục, giao thông hay thiếu hồ sơ. Vì thế, hãy luôn nghĩ sẵn phương án thay thế cho mọi tình huống này.
Có thể bạn đã tham khảo các cách trả lời phỏng vấn giúp ghi điểm ấn tượng với nhà tuyển dụng và bạn cố gắng áp dụng chúng. Tuy nhiên, nếu bạn biến “không” thành “có” hoặc cố che giấu khuyết điểm thì ngược lại sẽ khiến nhà tuyển dụng khó chịu và đưa bạn vào “blacklist”.
Ví dụ, cách trả lời điểm yếu khi phỏng vấn khôn ngoan nhất là thẳng thắn thừa nhận nhưng thể hiện sự cầu tiến bằng minh chứng bản thân đã và đang nỗ lực sửa đổi, khắc phục khuyết điểm của mình.
Nhiều ứng viên e ngại rằng không được nêu ý kiến trái ngược với nhà tuyển dụng. Điều này dù đúng nhưng nếu bạn luôn gật gù với mọi điều họ nói ra sẽ gây phản tác dụng. Ví dụ, nếu bạn lập tức đồng tình với quan điểm họ đưa ra nhưng trái ngược với thông tin bạn trả lời câu hỏi phỏng vấn trước đó thì vô hình trung bạn đang cho thấy mình không có lập trường.
Đặc biệt với sinh viên mới ra trường, việc chăm chỉ luyện tập chính là chìa khóa thành công. Bạn hoàn toàn có thể tự trau dồi cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm thông qua việc chuẩn bị cho 10 câu hỏi phỏng vấn thường gặp sau đây:
Lợi thế của sinh viên chính là sự nhiệt huyết của tuổi trẻ. Vậy thật đáng tiếc nếu bạn không tận dụng và thể hiện nó ngay trong lần đầu tiên đi phỏng vấn xin việc. Cùng với đó, bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự nghiêm túc với lĩnh vực mình đang theo đuổi. Điều này thể hiện qua tác phong chuyên nghiệp, sự chuẩn bị chu đáo, thái độ khiêm nhường, từ tốn khi trả lời câu hỏi phỏng vấn cùng những hiểu biết của bạn về doanh nghiệp và công việc sắp tới.
Mọi nhà tuyển dụng đều quan tâm bạn sẽ đóng góp gì cho doanh nghiệp. Dù bạn thiếu kinh nghiệm làm việc, song các kỹ năng nghề nghiệp nổi bật và chứng chỉ bồi dưỡng liên quan là yếu tố then chốt chứng minh bạn sẽ mang nhiều giá trị cho công ty. Do đó, hãy tập trung làm nổi bật chúng khi trả lời câu hỏi phỏng vấn trong lần đầu đi xin việc nhé!
Vận dụng body language sao cho hiệu quả là thử thách lớn cho những ai lần đầu tiên đi phỏng vấn xin việc. Bạn nên tránh biểu cảm gương mặt quá đà, không giao tiếp bằng ánh mắt với nhà tuyển dụng hoặc quơ tay thiếu kiểm soát.
Đây là một kinh nghiệm đi phỏng vấn đắt giá giúp bạn “săn job” thành công ngay từ lần đầu tiên. Để đỡ quên, bạn hãy soạn sẵn email, sau đó điều chỉnh nội dung cần thiết và gửi thư cảm ơn sau phỏng vấn ngay nhé!
Trên đây là những kinh nghiệm tưởng khó nhưng cực đơn giản và hiệu quả cho lần đầu đi phỏng vấn xin việc của các "newbie". Để có được tâm thế tốt nhất khi trả lời phỏng vấn và nói chuyện với nhà tuyển dụng, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về kỹ năng phỏng vấn - xin việc trên Cake nhé!
Công cụ tạo CV online trên Cake cung cấp hơn 500 mẫu CV miễn phí đa ngành nghề và các bài viết về tip làm CV hữu ích. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với hồ sơ xin việc chuyên nghiệp ngay hôm nay!
--- Tác giả bài viết: Lana Nguyen ---
Explore a range of job search tools and resources to achieve your dream career goals. Join the fastest-growing talent platform in the APAC region and expand your professional network.