Lương cơ bản là yếu tố được hầu hết tất cả người lao động quan tâm khi đi tìm việc làm tại các doanh nghiệp tư nhân hoặc cơ quan Nhà nước. Bằng các phương thức tìm kiếm và phương tiện truyền thông, bạn có thể thu thập rất nhiều nguồn thông tin khác nhau liên quan đến mức lương cơ bản. Việc hiểu rõ những quy định của pháp luật Việt Nam về lương cơ bản sẽ giúp người lao động hình dung được quyền lợi tối thiểu của bản thân khi đảm nhận một vị trí nào đó trong công ty.
Vậy lương căn bản chính xác là gì? Làm thế nào để tính mức lương cơ bản hiện nay? Tìm hiểu trong bài viết này!
Trước tiên đi sâu vào khái niệm lương cơ bản, chúng ta hãy cùng tìm hiểu định nghĩa về tiền lương. Tiền lương chính là khoản thu nhập được biểu hiện bằng tiền, thông qua sự thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động. Thỏa thuận này được thể hiện bằng hợp đồng lao động đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật Việt Nam.
Trên thực tế, hiện nay Việt Nam chưa có quy định về khái niệm chính thức của lương cơ bản. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu rằng, lương cơ bản là mức lương tối thiểu người lao động sẽ nhận được khi làm việc tại các cơ quan Nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân. Lương cơ bản là khoản thu nhập chưa bao gồm các trợ cấp, phụ cấp của người sử dụng lao động dành cho người lao động.
Lương cơ sở là mức lương được áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại các đơn vị của Đảng, Nhà nước và các Tổ chức chính trị - xã hội. Theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 14/5/2023, mức lương cơ sở áp dụng từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000 đồng dành cho 9 nhóm đối tượng.
Lương cơ bản là khoản thu nhập tối thiểu người lao động sẽ nhận được dựa vào thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, được thể hiện rõ trong hợp đồng lao đồng. Lương cơ bản được áp dụng cho người làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân và cả cán bộ công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước. Vậy lương cơ bản nhà nước và lương cơ bản 2023 được tính như thế nào mới đúng với quy định của Pháp luật? Tham khảo ngay nội dung sau đây!
Mức lương cơ bản dành cho người lao động tại các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước có sự khác biệt. Nắm vững cách tính lương cơ bản 2023 sẽ giúp người lao động hiểu rõ quyền lợi tối thiểu của mình khi nắm giữ một vị trí nào đó tại các doanh nghiệp theo quy định mới nhất của Pháp luật. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để người lao động đưa ra quyết định lựa chọn doanh nghiệp phù hợp với nguyện vọng về mức lương cũng như năng lực của bản thân.
Mức lương cơ bản dành cho cán bộ, công chức, viên chức hoạt động trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc Đảng, Nhà nước có thể được tính theo vùng hoặc theo hệ số.
Quy định 204/2004/NĐ-CP nêu rõ hệ số lương theo cấp bậc tốt nghiệp:
📌 Lưu ý: hệ số lương của người lao động sẽ phụ thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực và chức vụ khác nhau.
Mức lương cơ bản nhà nước là tích của mức lương cơ sở và hệ số lương của người lao động. Công thức tính như sau:
Lương cơ bản = Lương cơ sở x hệ số lương
Trước 01/7/2023, theo Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP, mức lương cơ sở mỗi tháng là 1.490.000 đồng. Từ 01/7/2023 trở đi cho đến khi có thông báo tiếp theo, mức lương cơ sở dành cho người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước đạt mức 1.800.000 đồng/tháng (Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Như vậy, thông qua đợt điều chỉnh mức lương cơ sở này, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp Nhà nước đã có kế hoạch tăng lương cơ bản 2023 cho cán bộ công chức, đảm bảo phù hợp với quy định của Pháp luật.
Ví dụ:
Nguyễn Văn A đã tốt nghiệp Cao đẳng, hiện đang làm việc tại Ủy ban nhân dân phường, mức lương tối thiểu hằng tháng anh A sẽ nhận được là: 1.800.000 x 2,1 = 3.780.000 đồng.
Mức lương cơ bản dành cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp tư nhân phụ thuộc vào quy định và cách tính riêng của mỗi người sử dụng lao động, dựa theo nhu cầu ứng viên tại vị trí cần tuyển dụng và mức độ cạnh tranh trên thị trường lao động.
Khác với lương cơ bản công chức, mức lương cơ bản 2023 của người lao động tại các doanh nghiệp tư nhân không được thấp hơn mức lương cơ bản vùng.
Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP đưa ra quy định về mức lương vùng tối thiểu:
Theo quy định của Pháp luật, doanh nghiệp không được phép chi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương cơ bản. Do đó, trong trường hợp nhận thấy thu nhập của mình thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định mới nhất của Nhà nước, người lao động có quyền yêu cầu doanh nghiệp tăng lương cơ bản đúng với mức thu nhập đã được quy định.
Ví dụ:
Chị Lê Thị B hiện đang làm việc tại một doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Quận 3, TPHCM (Vùng I), mức lương cơ bản chị sẽ nhận được theo quy định mới nhất là 4.680.000 đồng.
Hiện nay, Nghị định Chính phủ đã không còn quy định về việc các doanh nghiệp phải chi trả mức lương cao hơn ít nhất 7% mức lương tối thiểu. Tuy nhiên, Bộ Lao động thương binh và Xã hội có quy định tại Công văn 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN nội dung như sau:
"Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, theo đó, các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động".
Theo quy định của Nhà nước, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động làm việc tại cơ quan nhà nước là khoản tiền lương như sau:
Mặt khác, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội dành cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động với các doanh nghiệp khác hoặc cá nhân bao gồm: mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật.
Như vậy, mức lương cơ bản không phải là khoản lương đóng tiền Bảo hiểm xã hội.
Theo quy định của pháp luật, 3 đối tượng sau đây sẽ được áp dụng lương tối thiểu theo tháng, lương tối thiểu theo giờ:
Lương cơ bản là căn cứ để tính toán chi phí Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm y tế cần đóng theo quy định của Pháp luật.
Lương cơ sở là căn cứ để tính toán mức lương trong các bảng lương; hoạt động phí theo quy định của pháp luật; các khoản tiền được trích từ nguồn vốn của công ty, xác định chế độ và khoản lợi nhuận người lao động được hưởng theo quy định của Nhà nước.
Lương cơ bản, cách tính lương cơ bản mới nhất và một số vấn đề xoay quanh luôn là chủ đề được người lao động quan tâm khi tìm việc làm. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin cần thiết. Khi có thắc mắc về khoản thu nhập hằng tháng được nhận, đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho doanh nghiệp!
Đọc thêm: Cách tính lương gross sang net
--- Tác giả bài viết: Irene Nguyen ---
Explore a range of job search tools and resources to achieve your dream career goals. Join the fastest-growing talent platform in the APAC region and expand your professional network.