Đối với các ứng viên đang tìm kiếm cơ hội việc làm trong lĩnh vực digital marketing và truyền thông, một CV Social Media chỉn chu là bước đầu tiên để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bên cạnh phần “nhìn” hấp dẫn, nội dung trong CV cần chứng minh bạn là ứng viên hoàn hảo cho vị trí đó.
Cùng Cake tìm hiểu cách viết CV Social Media và tham khảo một số mẫu CV Social Media phù hợp với từng cấp bậc chuyên môn nhé!
Bất kể bạn đang chuẩn bị nộp hồ sơ trong lĩnh vực nào, CV luôn là tài liệu quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá nhanh ứng viên nào có thể phù hợp với vị trí cần tuyển. Do đó, hãy dành thời gian lựa chọn thông tin phù hợp và chỉn chu nội dung để đảm bảo CV Social Media Marketing của bạn đáp ứng tiêu chí nhà tuyển dụng.
Dưới đây là bố cục cơ bản của một CV chuẩn chỉnh với 05 phần nội dung gồm:
Mục tiêu nghề nghiệp marketing luôn nằm trong top các thông tin được nhà tuyển dụng quan tâm nhất khi nhìn vào hồ sơ xin việc.
Thông qua mục tiêu nghề nghiệp trong CV, nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng hiểu được định hướng phát triển chuyên môn, động lực, kỳ vọng của ứng viên cũng như thể hiện sự chuyên nghiệp và quyết tâm của họ - những phẩm chất quan trọng trong lĩnh vực marketing, nơi đòi hỏi sáng tạo, tư duy chiến lược và tinh thần sẵn sàng đối mặt với thử thách mới.
Ví dụ mục tiêu nghề nghiệp trong CV social media:
"Tôi mong muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực marketing tại Tập đoàn X, nơi có môi trường sáng tạo và tầm nhìn đột phá. Trong 3 năm đảm nhận các vai trò liên quan tới chiến dịch tiếp thị số, tôi không ngừng học tập và áp dụng kiến thức, kỹ năng của mình để tăng cường hiệu quả truyền thông và củng cố giá trị thương hiệu. Mục tiêu của tôi là tạo ra những chiến lược marketing có khả năng đóng góp vào sự phát triển bền vững của công ty, từ đó đưa công ty đạt được những vị trí nổi bật và thành tựu lớn trong ngành."
Khi được hỏi nhiệm vụ chính của Social Media Executive là gì, chắc chắn viết lách sẽ là một trong các công việc được liệt kê đầu tiên. Vậy thì tại sao chúng ta không tận dụng ngay CV để chứng tỏ khả năng “con chữ” nhỉ?
Trong phần giới thiệu bản thân của CV Social Media Marketing, bạn nên nhấn mạnh các kỹ năng tiếp thị và truyền thông đa nền tảng của bản thân.
Nếu đã từng thực hiện các vai trò mang tính quản lý, đừng ngần ngại “flex” kỹ năng lãnh đạo bởi đó luôn là điều doanh nghiệp tìm kiếm ở ứng viên tiềm năng.
Bạn có thể cân nhắc gộp mục tiêu nghề nghiệp vào phần giới thiệu bản thân để CV trở nên súc tích và tiết kiệm không gian hơn.
Ví dụ giới thiệu bản thân trong CV Social Media Marketing:
“Trong quá trình học tập tại trường A, chuyên ngành Digital Marketing, em đã tham gia nhiều dự án trong và ngoài Nhà trường với vai trò phát triển chiến lược content trên Facebook, Instagram và TikTok. Các trải nghiệm này giúp em thực hành và trau dồi kỹ năng phân tích data và insight khách hàng hiệu quả, đóng góp vào kết quả chung của dự án. Em mong muốn được trao cơ hội thực tập tại công ty B để không chỉ được học hỏi kinh nghiệm mà còn mài giũa năng lực chuyên môn, hướng tới mục tiêu trở thành một marketer giỏi, nhạy bén với thị trường.”
Phần tiếp theo trong CV Social Media là kinh nghiệm làm việc.
Nhiều người cho rằng nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành thì hãy cứ liệt kê tất cả các hoạt động đã từng thực hiện để dùng số lượng áp đảo chất lượng. Tuy nhiên, dù là đích thân nhà tuyển dụng screen CV hay là phần mềm AI, họ chỉ quan tâm tới những thông tin thực sự liên quan tới vị trí tuyển dụng mà thôi.
CV Social Media manager mà lan man sang kinh nghiệm dịch thuật và thiếu liên kết với nghề nghiệp ứng tuyển chắc chắn sẽ không được đánh giá cao. Vì thế, ngay cả đối với CV sinh viên mới ra trường, hãy chỉ ghi những kinh nghiệm có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển về khía cạnh kỹ năng, kiến thức chuyên môn nhé.
Hướng dẫn viết kinh nghiệm làm việc:
Kinh nghiệm làm việc trong CV nên được liệt kê theo thứ tự thời gian đảo ngược, bắt đầu từ vị trí gần đây nhất. Trong mỗi mục, bạn cần ghi rõ các thông tin sau:
Các nhà tuyển dụng sẽ muốn biết kỹ năng chuyên môn và thế mạnh của bạn là gì nhằm đánh giá mức độ phù hợp giữa bạn với vị trí tuyển dụng.
Khi mô tả kỹ năng trong CV, bạn nên:
Một lần nữa, hãy đảm bảo chỉ liệt kê các kỹ năng có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển và sắp xếp chúng theo mức độ ưu tiên sử dụng của công việc. Để biết đâu là kỹ năng nhà tuyển dụng đang tìm kiếm, bạn có thể dựa vào bản mô tả công việc (Job Description) do công ty cung cấp.
Ngoài bốn nội dung kể trên, bạn có thể cân nhắc bổ sung một số thông tin khác vào CV Social Media của mình và khiến bản thân độc đáo hơn so với những ứng viên khác. Đó có thể chứng chỉ tập huấn, các dự án bạn đã từng tham gia, thậm chí là hoạt động ngoại khóa, giải thưởng tiêu biểu.
Lưu ý:
Luôn xem xét độ dài của CV trước khi bổ sung thông tin, tránh việc CV trở nên dài dòng và lan man. Mỗi thông tin ghi trong mục 5 cần có tác dụng làm nổi bật kỹ năng, đam mê, hứng thú bạn giới thiệu ở những phần trước đó.
Nếu bạn đã sẵn sàng tạo CV online, hãy bắt đầu bằng một trong những mẫu CV Social Media mà bạn ưng ý dưới đây:
Thực tập sinh Social Media có vai trò hỗ trợ các hoạt động truyền thông của công ty trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, TikTok, Threads.
Các công việc cụ thể của thực tập sinh có thể bao gồm:
Để biết cách viết CV Social Media Intern, bạn có thể tham khảo mẫu CV dưới đây nhé:
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong nước yêu cầu ứng viên có khả năng giao tiếp tiếng Anh để có thể thực hiện các hoạt động chuyên môn trong môi trường quốc tế. Do đó, nếu CV Social Media Marketing của bạn được viết bằng tiếng Anh thì chắc chắn sẽ là một điểm cộng rất lớn đấy.
Bạn có đang tự hỏi điểm khác nhau giữa công việc của Social Media Intern và entry-level với Social Media Executive là gì?
Bên cạnh các đầu việc liên quan đến quản lý và sáng tạo content, một chuyên viên Social Media còn đảm nhiệm vai trò:
Các công việc trên phản ánh sự nâng cấp về kinh nghiệm, phạm vi trách nhiệm và kỹ năng cần thiết của một chuyên viên Social Media.
Đúng như tên gọi của chức danh này, trong CV Social Media Manager chắc chắn không thể thiếu những thông tin cho thấy phẩm chất của một người quản lý thực thụ. Vậy những năng lực cần có của một Social Media Manager là gì?
Bất kể bạn đang tạo hồ sơ ứng tuyển ở cấp độ nào, hãy áp dụng 05 mẹo sau để thiết kế CV Social Media hiệu quả:
Một CV Social Media tốt cần thể hiện được rằng ứng viên không chỉ có hiểu biết sâu sắc về các nền tảng tiếp thị và truyền thông khác nhau, mà còn sở hữu các kỹ năng chuyên môn với lối tư duy nhạy bén.
Ngoài các công cụ như Word hay Canva, hãy cân nhắc sử dụng công cụ tạo CV online để đơn giản hóa quá trình làm hồ sơ xin việc, mà vẫn đảm bảo format chuyên nghiệp, từ đó có thêm thời gian hoàn thiện nội dung CV Social Media Marketing.
Chúc bạn ứng tuyển thành công!
Công cụ tạo CV online trên Cake cung cấp nhiều mẫu CV miễn phí đa ngành nghề và các bài viết về cách làm hồ sơ xin việc hữu ích. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!
--- Tác giả bài viết: Hoang Phuong ---
Explore a range of job search tools and resources to achieve your dream career goals. Join the fastest-growing talent platform in the APAC region and expand your professional network.