5 dấu hiệu của môi trường làm việc toxic và cách giải quyết

moi-truong-lam-viec-toxic-la-gi
5 dấu hiệu của môi trường làm việc toxic

MIT Sloan, một trường kinh doanh của Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ đã tiến hành một nghiên cứu về những yếu tố hàng đầu dẫn đến tình trạng hao hụt lao động trong thời kỳ Đại từ chức (The Great Resignation) bắt đầu từ khoảng đầu năm 2021 ở nước này. Họ chỉ  ra rằng môi trường làm việc toxic quan trọng hơn chế độ đãi ngộ tới 10,4 lần trong việc dự đoán sự “ra đi” của một nhân viên. 

Trong bài viết này, hãy cũng Cake trả lời kỹ hơn câu hỏi môi trường làm việc toxic là gì, nhận diện 5 dấu hiệu phổ biến, cùng một số cách giải quyết để duy trì sự cân bằng trong công việc.

Môi trường làm việc toxic là gì?

Toxic là gì?

"Toxic" là một từ tiếng Anh bắt nguồn từ từ "toxicum" trong tiếng Latin, có nghĩa là chất độc. Trong tiếng Anh hiện đại, "toxic" có nghĩa liên quan đến các chất độc hoặc tình trạng gây hại. Nghĩa bóng của từ này còn được sử dụng trong các ngữ cảnh khác để chỉ những hành vi, tình huống, hoặc mối quan hệ gây ảnh hưởng tiêu cực và có hại cho một người. 

Ví dụ: “She ended the relationship because it had become toxic to her mental health." 

(Tam dịch:
“Cô ấy chấm dứt chuyện tình cảm đó vì nó đã trở nên độc hại đối với sức khỏe tinh thần của cô.”)

Môi trường làm việc toxic là gì?

Toxic workplace, hay môi trường làm việc độc hại, là nơi làm việc có các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, và hiệu suất của nhân viên. Những yếu tố này có thể bao gồm: 

  • Quản trị nhân sự nội bộ kém.
  • Giao tiếp không hiệu quả.
  • Áp lực công việc quá lớn.
  • Thiếu hỗ trợ từ đồng nghiệp và cấp trên, v.v. 

Như vậy, môi trường làm việc độc hại thường không xuất phát từ hành vi của một hoặc hai cá nhân, mà là vấn đề của cả hệ thống. Trong những doanh nghiệp có môi trường làm việc toxic, phần lớn cơ cấu tổ chức và cách vận hành của họ đều trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực cho các nhân viên.

Làm việc trong môi trường độc hại, nhân viên thường cảm thấy không an toàn về mặt tâm lý, căng thẳng, và thiếu động lực cống hiến. Điều này lâu dài sẽ dẫn đến sự suy giảm về cả chất lượng công việc lẫn sức khỏe cá nhân.

5 dấu hiệu của một môi trường làm việc độc hại

Việc xác định một môi trường làm việc toxic là gì không phải lúc nào cũng dễ, vì mỗi người có thể chịu tác động khác nhau từ cùng một môi trường, tùy vào lịch sử công việc, yếu tố độc hại và phong cách làm việc của họ. 

Tuy nhiên, có 5 “red flag” chung của một môi trường độc hại mà cả người đi làm và người tìm việc cần chú ý:

1. Ranh giới giữa công việc và cuộc sống bị “xóa nhòa”.

Văn hóa làm việc độc hại bình thường hóa và khuyến khích bạn ưu tiên công việc hơn mọi thứ khác. Nếu như bạn luôn được mong đợi phải làm việc ngoài giờ (OT), hoặc trả lời tin nhắn và email vào mọi lúc trong tuần, thì nơi làm việc của bạn nhiều khả năng đã nằm ngoài ô “lành mạnh”.

2. Mọi người không tin tưởng lẫn nhau.

Trong một môi trường làm việc độc hại, sự thiếu tin tưởng giữa các đồng nghiệp là rất dễ thấy. Ví dụ, ở một số văn phòng, dấu hiệu này được thể hiện ở cách sắp xếp phòng quản lý ngay đối diện với bàn làm việc của nhân viên. 

Những chi tiết nhỏ nhặt nhất như vậy sẽ khiến nhân viên cảm thấy bị dò xét hay không hoàn toàn được giao phó. Vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi những tình trạng như ngại chia sẻ thông tin, thiếu hợp tác, bí mật và tin đồn tràn lan giữa các đồng nghiệp làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm. 

ky-nang-lam-viec-nhom
Ví dụ về kỹ năng làm việc nhóm

3. Thiếu cơ hội phát triển.

Nhiều người làm việc trong môi trường toxic phải "tự thân vận động" trong phát triển sự nghiệp vì xung quanh không có sự cố vấn hoặc hỗ trợ nào giúp họ biến tiềm năng thành cơ hội vươn lên. Điều này đặc biệt có ảnh hưởng đến nhân viên mới vào nghề, hoặc thuộc các cộng đồng thiểu số - những người vốn đã có xu hướng nhận được ít sự hỗ trợ hơn trong phát triển cá nhân. 

Nếu như bạn cảm thấy mất động lực vì công ty của mình không có lộ trình thăng tiến cho nhân viên, không khuyến khích sáng tạo, hay thiếu cơ hội kết nối và học hỏi, đây có thể là một trong những dấu hiệu nên nghỉ việc để chủ động tìm cơ hội phát triển tốt hơn.

4. Đồng nghiệp luôn trong trạng thái mệt mỏi.

Trong môi trường làm việc độc hại, căng thẳng tinh thần có thể bắt đầu ảnh hưởng đến bạn và đồng nghiệp xung quanh về mặt thể chất. Điều này có thể là do tình trạng thiếu nghỉ ngơi, khối lượng công việc quá tải, và thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống (work-life balance). 

5. Tỷ lệ nghỉ việc cao. 

Turnover rate, hay tỷ lệ nghỉ việc là một chỉ số đo lường số nhân viên rời khỏi một công ty trong một khoảng thời gian (thường là một năm) so với tổng số nhân viên. Tỷ lệ nghỉ việc cao có thể chỉ ra rằng công ty đang gặp vấn đề với môi trường làm việc, quản lý, hoặc chính sách nhân sự. 

Nếu như bạn để ý thấy một bộ phận hoặc phòng ban cụ thể trong công ty có turnover rate cao hoặc đang phải “vật lộn” để giữ chân nhân viên trong hơn 12 tháng, đây có thể là dấu hiệu của một môi trường làm việc toxic.

Môi trường làm việc toxic gây ảnh hưởng ra sao?

Đối với nhân viên:

Môi trường làm việc toxic gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến cuộc sống của người đi làm. 

Các ảnh hưởng tiêu cực của môi trường làm việc toxic có thể bao gồm:

  • Sức khỏe tinh thần suy giảm, burnout.
  • Sức khỏe thể chất bị ảnh hưởng.
  • Giảm hiệu suất làm việc.
  • Các mối quan hệ chuyên nghiệp bị ảnh hưởng.
  • Cuộc sống cá nhân bị ảnh hưởng.

Đối với doanh nghiệp:

Không chỉ ảnh hưởng đến người đi làm, văn hóa làm việc không lành mạnh cũng cản trở doanh nghiệp. Cụ thể, “cái giá” của toxic workplace đối với doanh nghiệp là:

  • Tăng chi phí đào tạo và tuyển dụng do tỷ lệ nghỉ việc cao.
  • Tinh thần làm việc thấp dẫn đến suy giảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
  • Giảm uy tín và danh tiếng, ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu tuyển dụng (Employer Branding).

Vietnam Insider viết: Môi trường và điều kiện làm việc cũng là 1 trong 4 nguyên nhân chính khiến người đi làm Việt Nam thường xuyên cảm thấy căng thẳng và giảm mong muốn gắn bó với doanh nghiệp. Mong muốn có được một môi trường làm việc lý tưởng là hoàn toàn thỏa đáng, khi người đi làm ở nước ta dành khoảng 42-51 giờ/tuần cho công việc. Làm việc trong môi trường toxic có thể dẫn đến tình trạng kiệt sức, giảm hiệu suất, thậm chí là những tổn hại đến sức khỏe. 

Làm sao để “bảo vệ” mình trong môi trường làm việc toxic?

Khi đã nhận biết được các dấu hiệu của môi trường làm việc độc hại, bạn cần quyết định cách ứng phó với vấn đề này. Có thể bạn cần tạm thời bám trụ với công việc hiện tại, hoặc muốn thoát ra và tìm cơ hội mới, nhưng dù sao một kế hoạch cụ thể cũng là cần thiết. 

Dưới đây là một số tips và định hướng cho bạn tham khảo:

1. Cân nhắc các lựa chọn.

Bạn thường có hai lựa chọn: một là ở lại và tìm cách “bảo vệ” mình khỏi sự độc hại, hai là rời đi. Nghe thì có vẻ đây là một quyết định dễ dàng, nhưng không phải ai cũng có thể đột ngột rời bỏ công việc, vì nhiều lý do, có thể vấn đề tài chính chưa đủ ổn định, hoặc cũng có thể là do một số ngành có tương đối ít sự lựa chọn,...

Nếu như nghỉ việc ngay lập tức có khả năng gây ra nhiều phức tạp trong cuộc sống của bạn, hãy cân nhắc việc bạn cần ở lại, ít nhất là trước mắt, và chuẩn bị cho những sự thay đổi trong tương lai.

2. Tìm sự hỗ trợ từ xung quanh.

Kết nối với những mối quan hệ đáng tin cậy có thể giúp bạn cảm thấy bớt cô đơn và căng thẳng. Có một lời khuyên bạn có thể tham khảo là: 

Hãy chọn chia sẻ về vấn đề công việc với người không có lợi ích cá nhân gắn với tình huống của bạn (Ví dụ như: bạn bè thân thiết, đồng nghiệp cũ, hoặc một thành viên gia đình không phụ thuộc vào thu nhập của bạn.) 

3. Tạo ra ranh giới rõ ràng.

Tiếp tục làm việc trong môi trường toxic không có nghĩa là bạn phải tiếp tục để công việc chiếm hết thời gian và năng lượng của mình. Hãy đặt ra những ranh giới rõ ràng về giờ làm việc và thời gian nghỉ ngơi để bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé!

Bạn cũng có thể áp dụng các kỹ thuật quản lý stress như chánh niệm, yoga, hoặc tập thể dục đều đặn. Những hoạt động này có thể giúp bạn bình tĩnh hơn và bớt bị ảnh hưởng bởi những tình huống toxic.

4. “Đối xử” tốt hơn với bản thân.

Đọc đến đây, có vẻ như có rất nhiều điều bạn nên làm, hoặc cần làm để “đối phó” với một môi trường làm việc độc hại, như trở nên mạnh mẽ hơn, xử lý mọi việc tốt hơn hoặc chủ động lên tiếng hơn. Tuy nhiên, cũng đừng đặt ra áp lực quá lớn cho bản thân và nhớ rằng bạn không cần phải thay đổi tất cả mọi thứ cùng một lúc. 

Hãy thử nghĩ rằng, nếu như một người mà bạn yêu thương gặp phải tình huống độc hại, bạn sẽ khuyên họ điều gì. Có như vậy, có thể bạn sẽ nhận ra rằng rời bỏ môi trường làm việc toxic là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của mình.

5. Lên kế hoạch nghỉ việc.

Quyết định nghỉ việc thường đòi hỏi sự chuẩn bị, suy nghĩ thấu đáo và tư duy tích cực. Nếu bạn cảm thấy kiệt sức và không đủ năng lượng, hãy cân nhắc việc sử dụng thời gian nghỉ phép hoặc xin nghỉ vì lý do sức khỏe tinh thần để có thời gian và không gian hồi phục.

Để có thể lên kế hoạch chuyển dịch cách hiệu quả, bạn hãy bắt đầu bằng cách từ chối những công việc không cần thiết hoặc làm thêm giờ để có thể tập trung vào việc nâng cao kỹ năng, tìm kiếm các cơ hội mới, hoặc mở rộng networking “xịn sò".

Tải về Cake Meet trên App Store hoặc Google Play

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lên danh sách những tiêu chí quan trọng đối với bạn trong công việc tiếp theo.

Cuối cùng, đơn xin nghỉ việc sẽ chỉ giúp bạn thoát khỏi những tiêu cực ở nơi làm việc độc hại và mở ra những cơ hội mới khi bạn làm đúng những bước tiếp theo.



📍Kết luận: 

Nhận biết một môi trường làm việc toxic là gì và chuẩn bị kỹ càng về cách đối mặt là những bước đầu tiên cần thiết để bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Hãy nhớ rằng việc tự bảo vệ bản thân là điều quan trọng nhất, và không có công việc nào đáng để bạn phải hy sinh sức khỏe và hạnh phúc của mình về lâu dài. 

Việc tin tưởng vào khả năng của bản thân, tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần, và suy nghĩ sáng suốt sẽ giúp bạn hướng đến với môi trường làm việc tích cực và lành mạnh hơn. Cake chúc bạn nhiều niềm vui và thành công trên hành trình của mình!

Với Cake Meet, bạn có thể SWIPE.MATCH.MEET với bất kỳ ai để mở rộng networking. Còn nếu đang tìm việc, đây sẽ là một ứng dụng vô cùng hay ho cho bạn bởi có rất nhiều nhà tuyển dụng trên đó!

--- Tác giả bài viết: Dasie Pham ---

3 Benefits of Subscribing to Cake's Newsletter

  • Bi-weekly newsletter updates
  • Industry trends and skills recommendation
  • Latest job openings and job search information
Newsletter

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Nov 8th 2024

5 mẫu báo cáo công việc cập nhật cho 2024 (tải về miễn phí)

Mẫu báo cáo công việc là biểu mẫu được sử dụng trong môi trường công sở, giúp quản lý và ban lãnh đạo có thể nắm được tình hình làm việc của từng nhân viên.