Mục lục:
Nhân sự nghỉ việc ở những thời điểm quan trọng luôn là một vấn đề nhức nhối của hầu hết các công ty. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân nhân viên nghỉ việc khác nhau, có thể xuất phát từ định hướng riêng của người đó, hay do những bất cập trong chính tình hình nội tại của doanh nghiệp.
Việc hiểu rõ vì sao nhân viên nghỉ việc giúp doanh nghiệp phần nào tìm ra những phương án giữ chân nhân viên, đồng thời khắc phục những điểm yếu nhằm tạo ra môi trường làm việc tốt hơn cho tất cả mọi người.
Một trong những nguyên nhân nhân viên nghỉ việc phổ biến nhất chính là mong muốn tìm được cơ hội phát triển hơn trong sự nghiệp.
Sau khi làm việc trong khoảng một thời gian, nhân viên bắt đầu hiểu khá rõ tất cả các nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. Khi không còn nhiều điều để học hỏi, họ sẽ có mong muốn được “đối mặt” với những nhiệm vụ khó hơn. Đây là một phần tự nhiên trong quá trình phát triển sự nghiệp của bất kỳ ai, đặc biệt là khi nhân viên bắt đầu quan tâm đến những kỹ năng mới.
Thực tế, nhân viên nghỉ việc vì cảm thấy mình không nhận được mức lương phù hợp là tình trạng rất dễ bắt gặp tại các công ty hiện nay. Khi đó, họ sẽ có mong muốn tìm được một môi trường làm việc có mức lương “hào phóng” hơn, kèm theo những chế độ đãi ngộ giúp họ cảm thấy an tâm hơn khi làm việc.
Công việc có tính chất lặp đi lặp lại trong một thời gian đôi khi sẽ khiến nhân sự cảm thấy chán nản, mất đi động lực làm việc. Lúc này, họ mong muốn chuyển sang một môi trường làm việc khác để đam mê của mình một lần nữa được “trỗi dậy”.
Chúng ta rất dễ bắt gặp những nguyên nhân nhân viên nghỉ việc với lý do “cảm thấy không phù hợp để làm việc với cấp trên”. Thực tế, người sếp trực tiếp quản lý đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nhân viên. Nếu giữa nhân viên và sếp không còn cùng chung định hướng, hoặc tồn tại mâu thuẫn nào đó trong công việc rất khó hòa giải, thì nhân viên nghỉ việc cũng là một hệ quả dễ hiểu.
Tình trạng thiếu các chương trình phát triển kỹ năng và đào tạo có thể khiến nhân viên cảm thấy trì trệ trong sự nghiệp của mình, là nguyên nhân nhân viên xin nghỉ việc và tìm kiếm một môi trường giúp họ học hỏi nhiều hơn.
Dành thời gian cho bạn bè, gia đình và sở thích là một yếu tố quan trọng giúp mỗi cá nhân duy trì sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống (work-life balance). Khối lượng công việc quá mức, bị quản lý quá chặt, không có sự hỗ trợ tương ứng có thể khiến nhân viên cảm thấy kiệt sức và đưa ra quyết định “rời đi”.
Khi nhân viên cảm thấy không được đánh giá cao hoặc không được trân trọng vì những đóng góp của mình, họ sẽ cảm thấy “bất công”, không còn mong muốn gắn bó với công ty và cân nhắc về quyết định nghỉ việc.
Tình hình tài chính bất ổn, nhân sự giỏi bất ngờ “rời đi”, tương lai doanh nghiệp không ổn định hoặc tái cấu trúc tổ chức thường xuyên có thể tạo ra bầu không khí bất an, khiến nhân viên nghỉ việc và tìm kiếm một môi trường mới “an toàn” hơn.
Có thể nói, đây là dấu hiệu đầu tiên và cũng dễ nhận biết nhất khi nhân viên có ý định nghỉ việc. Họ thường xuyên không đáp ứng được yêu cầu công việc, trễ deadline và tỏ ra không còn hứng thú khi làm việc. Ngoài ra, những nhân sự này cũng không muốn cam kết với những dự án mới, hoặc thậm chí là không “mặn mà” gì với việc thăng tiến.
Nhân viên có ý định rời công ty, đang tìm kiếm cơ hội mới có thể sẽ xin nghỉ phép nhiều hơn bình thường. Họ có thể sử dụng thời gian này để tham dự các cuộc phỏng vấn xin việc tại các công ty khác. Ngoài ra, trước khi một nhân viên nghỉ việc, họ có thể cố gắng "sử dụng hết" thời gian nghỉ phép hoặc ngày nghỉ ốm còn lại nếu họ còn nhiều thời gian.
Nhân viên nghỉ việc trong tương lai gần thường sẽ không muốn tham gia những buổi tiệc được lên kế hoạch trước đó vài tháng, vì họ nghĩ rằng mình sẽ không còn làm việc tại công ty vào thời điểm tổ chức sự kiện đó. Ngoài ra, nhân viên sắp nghỉ việc cũng có thể không tham gia vào những buổi gặp mặt, ăn uống thân mật cùng các thành viên trong nhóm của mình.
Khi một nhân viên đột nhiên yêu cầu được tăng lên một mức lương đáng kể hoặc mong muốn thăng chức, mà những yêu cầu này lại không thực tế hoặc không phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ của công ty, điều đó có thể cho thấy họ đang cân nhắc các lựa chọn khác.
Tình trạng nhân viên nghỉ việc chỉ vì sếp là vô cùng phổ biến. Nếu có việc này xảy ra, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ sự tình, xem xét thái độ và cách đối xử giữa người quản lý với nhân viên cấp dưới như thế nào và đưa ra giải pháp phù hợp. Mặt khác, các cấp quản lý cũng cần có sự giao tiếp 2 chiều với nhân viên bên dưới, lắng nghe, thấu hiểu và công nhận những thành quả của nhân viên tạo ra.
Quyền lợi hiện là yếu tố quan trọng mà nhân viên cân nhắc khi đưa ra quyết định có nên ở lại công ty hay “rời đi”. Do đó, nếu có nhiều nhân viên nghỉ việc vì cảm thấy không nhận được mức lương và đãi ngộ tương xứng với khối lượng công việc, doanh nghiệp cần đánh giá lại gói phúc lợi này để có phương án nâng cấp, cải thiện nhằm tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên.
Việc tăng lương và mở rộng chính sách đãi ngộ có thể được xem là chiến lược giúp giải quyết nguyên nhân nhân viên nghỉ việc, tuy nhiên, cũng nên được cân bằng với ngân sách của doanh nghiệp.
Đời sống tinh thần của nhân viên là yếu tố quan trọng mà mọi doanh nghiệp cần phải quan tâm. Khi nhân viên có sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống, họ sẽ cảm thấy hài lòng hơn với vị trí của mình.
Do đó, để khắc phục nguyên nhân nhân viên nghỉ việc, doanh nghiệp nên khuyến khích nhân viên nghỉ ngơi và cho phép họ ưu tiên cuộc sống cá nhân. Cách này có thể giúp nhân sự cảm thấy thoải mái và có thời gian phục hồi năng lượng. Đồng thời cảm nhận được quan tâm từ phía công ty, từ đó thúc đẩy mong muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Nhiều nhân sự đi làm không chỉ để tìm kiếm thu nhập, đóng góp cho công ty mà còn mong muốn được học hỏi và phát triển nhiều hơn trong sự nghiệp. Do đó, để hạn chế nhân viên nghỉ việc, các doanh nghiệp nên tổ chức các chương trình đào tạo (L&D), phát triển kỹ năng, đặc biệt là những vị trí nắm vai trò chủ chốt và đào tạo người mới.
Tạo cơ hội cho nhân viên được học tập, phát triển cũng chính là tạo cơ hội cho doanh nghiệp sở hữu nguồn nhân sự chất lượng, gắn bó lâu dài hơn với công ty.
Chắc chắn không có công ty nào là hoàn hảo 100% và đáp ứng được mọi mong muốn của nhân viên, nhưng việc hiểu rõ các nguyên nhân nhân viên nghỉ việc là gì có thể giúp doanh nghiệp giữ chân nhân sự tốt hơn, ngăn chặn làn sóng “quiet quitting” gây ảnh hưởng đến công ty, duy trì hiệu suất công việc và tiết kiệm chi phí tuyển dụng.
Bên cạnh đó, việc hạn chế nhân viên nghỉ việc, giảm tỷ lệ luân chuyển, giúp nhân viên cảm thấy hài lòng cũng góp phần tạo nên môi trường làm việc ổn định, văn hóa công ty bền vững và giúp doanh nghiệp “ghi điểm” trong mắt các đối tác, khách hàng và cả ứng viên tài năng trong tương lai.
Doanh nghiệp của bạn mong muốn xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng? Liên hệ ngay với đội ngũ headhunter giàu kinh nghiệm của Cake để được tư vấn về giải pháp tuyển dụng hiệu quả nhất, mà vẫn đảm bảo tối ưu hóa thời gian, chi phí và nguồn lực cho quy trình tuyển dụng của công ty.
--- Tác giả: Irene Nguyen ---
Explore a range of job search tools and resources to achieve your dream career goals. Join the fastest-growing talent platform in the APAC region and expand your professional network.