Bạn đã bao giờ cảm thấy công việc hiện tại không còn đủ thú vị như trước, hoặc đơn giản sự hài lòng mà bạn tìm kiếm trong công việc đang dần mất đi? Nếu câu trả lời là "có," thì rất có thể bạn đang đứng trước một quyết định lớn trong sự nghiệp: nhảy việc.
Vậy nhảy việc là gì? Cần lưu ý và chuẩn bị những gì để định hướng sự nghiệp đúng đắn và nhảy việc ít rủi ro? Có phải ai cũng nên nhảy việc hay không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này!
“Nhảy việc” tiếng Anh là “job hopping” - thuật ngữ chỉ xu hướng người lao động tự nguyện thay đổi công việc, công ty hoặc vị trí công việc trong thời gian ngắn và thường xuyên. Những người nhảy việc còn được gọi là “job hoppers”, và họ có nhiều lý do khác nhau để thay đổi công việc. Các lý do nhảy việc phổ biến nhất trong thị trường lao động hiện đại là:
Bên cạnh đó, người nhảy việc cũng phải đối mặt với một số khó khăn như:
Nhảy việc là một quyết định có thể dẫn bạn đến những cơ hội mới và sự hài lòng lâu dài trong sự nghiệp, nhưng cũng bao hàm những rủi ro nhất định. Phần tiếp theo của bài viết là những lời khuyên để bạn giảm thiểu được những rủi ro này và có một trải nghiệm nhảy việc thành công.
Việc quyết định thời điểm nhảy việc có thể khiến bạn khó xử. Vì nếu giữ một vị trí quá lâu, bạn sẽ bị đánh giá là không đủ tham vọng hoặc chưa sẵn sàng nhận các trách nhiệm mới. Nhưng nếu nhảy việc liên tục trong thời gian ngắn, bạn sẽ mất đi cơ hội được học hỏi và kết nối với tập thể, việc chứng minh mức độ trung thành với công việc cũng trở nên khó khăn hơn.
Vậy đâu mới là điểm cân đối để bạn quyết định thay đổi công việc? Theo CNBC - kênh thông tin tài chính - kinh doanh của Mỹ, thời gian thích hợp nhất, hay “sweet spot” để nhảy việc là khoảng sau 18 tháng. Đây là mức độ cam kết chấp nhận được cho các công việc cấp độ đầu vào/không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm (entry-level). Tuy nhiên, tốt hơn bạn nên làm việc ở đó ít nhất 2 năm, và khoảng 5 năm đối với những vị trí cấp cao như senior.
Trả lời các câu hỏi sau để biết ngay bây giờ có phải là thời điểm nhảy việc phù hợp:
Dù là với lý do nhảy việc nào thì bạn cũng nên so sánh mức lương, các chính sách đãi ngộ, và điều kiện làm việc của công việc mới với công việc hiện tại.
Sự thay đổi công việc nên đi kèm với mức tăng lương khoảng 8 đến 10%. Thậm chí con số 20% là có thể đạt được nếu bạn chuyển sang một vị trí cao hơn và có kỹ năng deal lương tốt. Vì lý do này, một job hopper linh hoạt thường được trả công cao hơn so với những người giữ nguyên một vị trí năm này qua năm khác.
Biết rằng quyết định nhảy việc không nên chỉ bị chi phối bởi lợi ích cá nhân, nhưng hãy đảm bảo rằng sự thay đổi này sẽ cải thiện cuộc sống cho bạn về lâu dài nhé!
Khi bạn không có thu nhập, tiền bạc sẽ “bay hơi” nhanh hơn bình thường. Vậy nên, job hopper cần chắc chắn mình tìm được một vị trí mới trước khi nhảy việc. Nếu không, hãy ít nhất đảm bảo khoản tiết kiệm hoặc thu nhập bị động của mình đủ đáp ứng các nhu cầu thiết yếu trong thời gian tìm việc mới.
Đừng hạn chế những lựa chọn của bản thân, biết đâu một công việc, ngành nghề mới, ở một thành phố mới có thể là cơ hội giúp bạn hiểu bản thân hơn và tiến xa hơn trong sự nghiệp. Hãy luôn cởi mở với những trải nghiệm mới và sẵn sàng thử thách các giới hạn của bản thân, đây cũng là cách để bạn tích lũy kinh nghiệm nhảy việc!
📍 Khám phá ngay 7 bí quyết tìm việc làm dễ dàng thời 4.0 để "săn job" thành công nhé!
Cuối cùng, đây là bước quan trọng để chuẩn bị cho quá trình nhảy việc. Nhất là khi làm trái ngành, bạn không thể mong đợi nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng của mình qua một CV có nhiều thông tin không liên quan tới vị trí ứng tuyển.
Để hoàn thành quá trình này, hãy xem xét các mục tiêu sự nghiệp mới, cập nhật thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, bằng cấp có liên quan và gần đây nhất,....
Khi bạn cảm thấy không hài lòng/thỏa mãn với công việc hiện tại, không có cơ hội thăng tiến, hoặc không đạt được các mục tiêu sự nghiệp mới, bạn nên cân nhắc nhảy việc.
Ngoài ra, thời điểm nhảy việc tốt nhất còn mang tính chất tình huống và ngành nghề. Nếu như gặp phải một trong các trường hợp sau, bạn nên quyết định nhảy việc sớm hơn dự kiến:
Cả việc nhảy việc liên tục, hoặc để khoảng trống giữa các giai đoạn làm việc quá dài, đều có thể tạo ấn tượng xấu cho nhà tuyển dụng về sự ổn định và mức độ cam kết của bạn. Tùy vào tình huống, job hopper có thể nhảy việc sau ít nhất 6 tháng, nhưng nên cân nhắc kỹ để mỗi lần thay đổi công việc đều mang lại giá trị mới.
Nếu như bạn có ít kinh nghiệm, nhảy việc khi đang thử việc có thể gây khó khăn cho quá trình tìm công việc mới. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy vị trí thử nghiệm không phù hợp với kỹ năng, kinh nghiệm hoặc sở thích của bản thân, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn nên tìm kiếm việc làm khác.
Khi viết CV trái ngành để nhảy việc, bạn cần chú ý:
Lưu ý: Nếu vẫn chưa biết bắt đầu viết CV trái ngành từ đâu, bạn có thể tìm nguồn tham khảo trên nền tảng thiết kế và chia sẻ portfolio/CV của Cake. Chọn ngành nghề bạn mong muốn chuyển sang ở phần “Category”, bạn sẽ tìm thấy các mẫu hồ sơ xin việc thuộc lĩnh vực tương ứng, được chính người dùng của Cake từ nhiều nơi trên thế giới tạo và chia sẻ.
Bài viết trên tổng hợp kinh nghiệm nhảy việc, các câu hỏi bạn cần trả lời để để chuẩn bị bước ra khỏi “vùng an toàn” với ít rủi ro nhất.
Trong sự nghiệp, sẽ có lúc bạn cảm thấy rằng một cơ hội mới là cần thiết để kéo bản thân về phía trước. Không gì có thể đảm bảo quá trình này diễn ra tuyệt đối hoàn hảo, nhưng nhảy việc chắc chắn sẽ mang lại những trải nghiệm hữu ích cho cá nhân bạn nói chung và hành trình phát triển nghề nghiệp nói riêng đấy!
Cake là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!
--- Tác giả bài viết: Dasie Pham ---
Explore a range of job search tools and resources to achieve your dream career goals. Join the fastest-growing talent platform in the APAC region and expand your professional network.