OT là gì? “Được” và “Mất" khi làm thêm giờ

ot-la-gi
Mẹo tránh tác hại của làm OT/tăng ca

Trong xã hội năng động và phát triển, khái niệm giờ làm thêm (overtime/OT) đã trở nên quen thuộc với người đi làm. Làm việc ngoài giờ có thể là cần thiết trong một số trường hợp, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác hại cho cuộc sống và sức khỏe tinh thần của mỗi người. 

Trong bài viết này, Cake sẽ giải nghĩa OT là gì, phân tích ảnh hưởng của việc làm overtime, và làm rõ các quy định OT để bạn cân bằng được cuộc sống và công việc.

OT là gì?

OT nghĩa là gì?

OT là viết tắt của từ “overtime”, có nghĩa là làm ngoài giờ, hay tăng ca. Bất kỳ số giờ làm việc vượt quá số giờ tiêu chuẩn trong tuần hoặc ngày làm việc đều được coi là overtime.

Ví dụ:

Số giờ làm việc tiêu chuẩn của một nhân viên toàn thời gian là 40 tiếng/tuần. Nếu như nhân viên này OT/tăng ca, tuần làm việc của họ sẽ có tổng số giờ nhiều hơn con số này.

Tại sao có tình trạng OT?

Đề xuất overtime có thể xuất phát từ cả phía người lao động và công ty. Nhân viên có thể chủ động làm OT để tăng thu nhập, hoặc chạy deadline.

Mặt khác, công ty cũng có thể yêu cầu nhân viên làm ngoài giờ do có nhiều dự án, thiếu nhân viên hoặc chịu áp lực về tiến độ. Dù lý do là gì thì OT cũng cần được đồng ý bởi cả đôi bên và xác thực bằng biên bản.

Tác hại của việc làm OT

Làm overtime đôi khi là cần thiết, nhưng “cái gì quá cũng không tốt”, OT triền miên có thể gây ra những tác động đáng lo ngại đối với sức khỏe và cân bằng cuộc sống của người đi làm.

Một số tác hại phổ biến của việc làm OT có thể kể đến là:

📌 Dễ dẫn đến tình trạng làm việc quá mức

OT/tăng ca diễn ra với tần suất dày đặc có thể dẫn đến toxic productivity, có nghĩa là “năng suất độc hại”. 

toxic-productivity
Đọc thêm: 5 cách để phá vỡ vòng tuần hoàn toxic productivity

Khi điều này xảy ra, chúng ta dễ trở nên căng thẳng, mệt mỏi, và mất khả năng tập trung vào công việc một cách hiệu quả. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, mà lâu ngày còn có thể gây ra hậu quả tiêu cực đối với mục tiêu và môi trường làm việc của tập thể.

Một số yếu tố khiến làm việc ngoài giờ trở nên độc hại cho người người đi làm có thể bao gồm:

  • Áp lực từ cấp trên.
  • Môi trường làm việc cạnh tranh. 
  • Tự đặt áp lực và kỳ vọng.
  • Thói quen làm việc không cân đối.
  • Kỹ năng quản lý thời gian chưa tốt.

📌 Ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân

Làm overtime về lâu về dài có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khác, ví dụ như việc mất đi thời gian và năng lượng cho các hoạt động thể dục, thư giãn hay gặp gỡ bạn bè và gia đình.  

Khi làm OT trở nên độc hại hoặc làm ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của bạn, một số biện pháp có thể được xem xét để cân bằng lại và đảm bảo cuộc sống cá nhân là:

  • Xác định những mục tiêu quan trọng và cần được ưu tiên trong cuộc sống cá nhân.
  • Đặt ra giới hạn thời gian và sức lực dành cho công việc.
  • Nói “không” với làm ngoài giờ khi bạn cảm thấy bận rộn quá mức.
  • Trao đổi với cấp trên về các giải pháp giảm OT.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ về mặt tinh thần từ bạn bè, người thân hoặc chuyên gia tâm lý.

Trên thực tế, những giải pháp này có thể đều “nói dễ, làm khó”, nhưng đây là những bước đầu tiên cần có để bạn quản lý cuộc sống tốt hơn, dù phải đối mặt với áp lực công việc. 

Q&A về làm OT

1. Quy định OT trong Luật lao động như thế nào?

Quy định làm thêm giờ mới nhất của nhà nước Việt Nam được đề cập tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019

Một số điểm quan trọng về điều kiện sử dụng lao động ngoài giờ tiêu chuẩn bao gồm:

  • Người lao động phải đồng ý làm tăng ca.
  • Số giờ overtime không được quá 50% số giờ làm bình thường trong một ngày. Tổng số giờ làm việc không quá 12 giờ một ngày hoặc 40 giờ một tháng, tùy vào cách tính OT là gì (theo ca, tuần hoặc tháng).
  • Số giờ overtime không được quá 200 giờ/năm. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề như dệt may, điện tử, chế biến, sản xuất, điện lực, viễn thông, các nghề đòi hỏi kỹ thuật cao,... số giờ overtime không được quá 300 giờ/năm. 
  • Khi tổ chức làm ngoài giờ từ 200-300 giờ/năm, người sử dụng lao động phải báo cáo trước với Sở Lao Động địa phương. 

2. Lương OT là gì?

Lương overtime (Overtime Pay) là phần tiền lương mà một nhân viên được trả thêm khi họ làm việc ngoài giờ làm việc thông thường. Quy định về làm việc ngoài giờ và cách tính lương OT thông thường được nêu trong hợp đồng lao động hoặc chính sách của mỗi công ty.

3. Lương OT tính như thế nào?

Cách tính lương và tỷ lệ lương làm OT là gì thường phụ thuộc vào loại công việc, quy định của bộ lao động hoặc quy định nội bộ của công ty. Thông thường, lương OT sẽ cao hơn so với mức lương trong giờ làm việc thông thường, để động viên và đền bù cho nhân viên.

Theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm tăng ca được trả lương tính theo đơn giá tiền lương với tỷ lệ như sau (so với lương thông thường):

  • Vào ngày thường, bằng 150% trở lên 
  • Vào ngày nghỉ theo quy định, bằng 200% trở lên
  • Vào ngày nghỉ lễ, bằng 300% trở lên, ngoài lương thưởng Tết hoặc ngày nghỉ có hưởng lương.

4. Nên trả lời câu hỏi phỏng vấn về OT tăng ca như thế nào?

Bạn có sẵn sàng làm ngoài giờ không?” là một trong những câu hỏi phỏng vấn xin việc dễ đưa ứng viên xin việc vào thế khó. Trả lời như thế nào để vừa đưa ra được quan điểm cá nhân về việc làm ngoài giờ, vừa thể hiện được sự tôn trọng đối với người phỏng vấn?

ky-nang-phong-van-xin-viec
10 kỹ năng phỏng vấn xin việc

Đừng vội vàng trả lời gọn lỏn “Tôi không thích làm overtime!”, cũng đừng quá nhiệt huyết và đáp ngay “Tôi sẵn sàng làm thêm giờ bất cứ lúc nào!”. Thay vì vậy, hãy chuẩn bị trước câu trả lời theo các bước sau:

  • Hiểu rõ câu hỏi: Tùy vào vị trí công việc và ngành nghề khác nhau mà câu hỏi phỏng vấn về OT có thể mang hàm ý khác nhau. Đôi khi HR hỏi câu hỏi này để biết thêm về thái độ của ứng viên đối với công việc, nhưng với một số ngành đặc thù cần OT như xây dựng, kỹ thuật,... thì đây cũng là một bước “chuẩn bị tinh thần” cho nhân viên tương lai. 
  • Đưa ra quan điểm cá nhân: Đừng ngần ngại đưa ra quan điểm cá nhân và làm rõ giới hạn của bản thân đối với việc làm ngoài giờ, vì điều này ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc và sức khỏe tinh thần về lâu dài của bạn. 
  • Chia sẻ kinh nghiệm: Nếu có, hãy chia sẻ về kinh nghiệm làm overtime của bạn trước đây. Nhà tuyển dụng có thể biết thêm về cách bạn đã quản lý thời gian và công việc trong những tình huống làm ngoài giờ, cũng như những bài học bạn đã học được.
  • Kết thúc theo hướng tích cực: Hãy khép lại câu trả lời bằng một thái độ tích cực về việc làm OT tăng ca và thể hiện sự sẵn lòng tham gia OT nếu cần thiết. 

📍 Ví dụ câu trả lời mẫu:

Em hy vọng có thể duy trì được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Vậy nên, em sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi nhận tăng ca, đảm bảo rằng việc làm này không ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe và gia đình của mình.

Đồng thời, em cũng hy vọng được công ty thông báo sớm và có chính sách lương tăng ca rõ ràng. Bởi em hiểu rằng việc làm overtime là cần thiết trong những trường hợp khẩn cấp hoặc khi công ty có nhu cầu cấp bách.



Kết luận

Khi đã hiểu rõ OT là gì, chúng ta có thể thấy việc làm thêm giờ quá mức có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống của mỗi người. Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của OT là cảm giác "burnout" - sự kiệt sức về cả thể chất và tinh thần do căng thẳng kéo dài. Để tránh "burnout", hãy cân nhắc kỹ lưỡng số giờ OT của mình và đặt ra những giới hạn cần thiết trong công việc bạn nhé!

Với Cake Meet, bạn có thể SWIPE.MATCH.MEET với bất kỳ ai để mở rộng networking. Còn nếu đang tìm việc, đây sẽ là một ứng dụng vô cùng hay ho cho bạn bởi có rất nhiều nhà tuyển dụng trên đó!

--- Tác giả: Dasie Pham ---

3 Benefits of Subscribing to Cake's Newsletter

  • Bi-weekly newsletter updates
  • Industry trends and skills recommendation
  • Latest job openings and job search information
Newsletter

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

あなたが関心のありそうな記事

Latest relevant articles
Workplace
11月 8日 2024

5 mẫu báo cáo công việc cập nhật cho 2024 (tải về miễn phí)

Mẫu báo cáo công việc là biểu mẫu được sử dụng trong môi trường công sở, giúp quản lý và ban lãnh đạo có thể nắm được tình hình làm việc của từng nhân viên.