Mục lục:
Theo thống kê của Insider Intelligence, số lượng người nghe Podcast trên toàn cầu đạt 274,8 triệu người vào năm 2019. Chỉ sau 5 năm, con số đó đã tăng lên 504,9 triệu người. Với tốc độ phát triển như vũ bão, Podcast Marketing nhanh chóng vươn lên top đầu trên nền tảng Social Media tại Việt Nam, thu hút sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp.
Vậy Podcast nghĩa là gì? Những thách thức khi các thương hiệu làm Podcast Marketing là gì? Đâu là cách làm Podcast đạt hiệu quả với chi phí tối ưu? Hãy cùng Cake tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Podcast là cụm từ được ghép bởi “iPod” (máy nghe nhạc do Apple sản xuất) và “Broadcast” (phát thanh, truyền thanh).
Podcast được hiểu là một phương thức kỹ thuật số với định dạng âm thanh, được tải lên Internet để bất kỳ ai đều có thể truy cập. Người dùng có thể nghe Podcast trực tuyến hoặc tải về máy tính bảng, điện thoại, máy tính để bàn,... để nghe lúc rảnh rỗi, khi đang di chuyển hoặc làm các công việc khác.
Khác với Radio - chương trình truyền thanh phát theo lịch trình cố định và biến mất ngay sau khi phát sóng, làm Podcast chú trọng đến yếu tố “nhu cầu người dùng”. Không chỉ đem đến các chương trình giải trí, Podcast cung cấp các kiến thức, góc nhìn đa chiều về các các chủ đề khác nhau như: công nghệ, du lịch, văn hóa, chính trị, giáo dục, khoa học, kinh doanh,... Người nghe có thể tùy ý lựa chọn kênh Podcast theo sở thích, nghe bất cứ ở đâu và tua lại các đoạn tùy ý.
Thuật ngữ “Podcast” được biết đến lần đầu tiên vào năm 2004 lấy cảm hứng từ phần mềm Ipodder cho phép người dùng tải các chương trình radio yêu thích về Ipod do phát thanh viên người Mỹ Adam Curry và kỹ sư phần mềm Dave Winer tạo ra. Được nhà báo Ben Hammersley gọi với cái tên “radio của dân không chuyên”, phát minh đột phá này đã mở đường cho sự xuất hiện của Podcast và sau này là “làn sóng” Podcast Marketing thịnh hành trên khắp thế giới.
Từ đây, Podcast dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng toàn cầu nhờ đặc tính “cá nhân hóa” của mình. Đặc biệt, vào năm 2005, "Podcast" chính thức trở thành từ khóa của năm do Từ điển Oxford bình chọn.
Việc tạo kênh Podcast dần phổ biến và phát triển mạnh mẽ trên đa nền tảng khác nhau: từ các nền tảng chuyên biệt về âm thanh như Spotify, iTunes, SoundCloud đến các trình duyệt website như: BBC Podcasts, Google Podcasts, Captivate,...
Chỉ sau 20 năm hình thành, từ một sản phẩm đơn thuần giúp con người giải trí, Podcast trở thành một ngành công nghiệp tỷ đô, chiếm 34,89 tỷ USD năm 2024 và dự kiến cán mốc 133,9 tỷ USD vào năm 2032, theo Market.US.
Dù đã trở thành trào lưu cực thịnh trên thế giới suốt 2 thập kỷ qua nhưng việc làm Podcast chỉ mới “nở rộ” tại thị trường Việt Nam vài năm gần đây. “Cú hích” khiến Podcast trở nên bùng nổ tại Việt Nam chính là Đại dịch Covid năm 2019.
Podcast được xem như “liệu pháp chữa lành mùa dịch” sau những tổn thương, mất mát về sức khỏe, tiền bạc, tính mạng... Nhiều người tìm đến Podcast để xoa dịu tâm hồn, giải toả sự cô đơn trong những ngày giãn cách xã hội.
Sau đó, Podcast dần phát triển và được đông đảo người Việt trẻ và các nhà sáng tạo nội dung đón nhận. Sau năm 2020, mỗi tháng tại Việt Nam người dùng tạo ra 50 kênh Podcast. Con số này đã gia tăng gấp 5 lần vào năm 2021, đạt mốc 100 - 250 kênh Podcast mở mới mỗi tháng. Tổng số kênh Podcast tại Việt Nam tính đến 2021 là hơn 2.900 kênh với 76.000 tập.
Không chỉ các cá nhân tự tạo kênh Podcast để chia sẻ quan điểm, góc nhìn, các tòa soạn báo tại Việt Nam cũng “đón đầu xu hướng Podcast” nhằm mở rộng cách thức tiếp cận độc giả như: Báo VnExpress, Quân đội Nhân dân, VietnamPlus, Zing News,...
Podcast Marketing được xem là mảnh đất đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp muốn quảng bá hình ảnh, kết nối với khách hàng và gia tăng cơ hội kinh doanh. Dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm của thị trường Podcast ở Việt Nam 2024 - 2028 là 5,58% và đạt mức 5,84 triệu USD vào năm 2028 theo Statista.
Với những ưu điểm vượt trội, Podcast được xem là một trong những công cụ Digital Marketing đắc lực của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Căn cứ vào những số liệu thống kê về nhân khẩu học, hành vi người dùng từ Podcast, thương hiệu có thể hoàn thiện bức tranh chân dung khách hàng mục tiêu và xây dựng cách làm Podcast hiệu quả, tối ưu chi phí, cụ thể như:
Ví dụ:
Kênh Podcast về Marketing nổi tiếng trên thế giới là Marketing School Podcast, được sáng lập bởi 2 chuyên gia Neil Patel và Eric Siu. Hiện tại kênh Podcast này có hơn 1.400 tập và 35 triệu lượt tải xuống. Kênh nhắm đến đối tượng khách hàng mục tiêu là những người quan tâm đến Marketing và Digital Marketing.
Theo thống kê của Edison Research, 56% người nghe Podcast cân nhắc mua hàng sau khi nghe các quảng cáo trên kênh truyền thông này.
Ngoài ra, thương hiệu có thể kiếm tiền từ Podcast thông qua các nguồn sau: Đăng ký Affiliate (tiếp thị liên kết), mở tài khoản nhận Donate từ fan hâm mộ, bán ứng dụng phù hợp với nhu cầu người dùng,...
Ví dụ:
Chuyên gia Yoga Elsie Escobar đã tạo kênh Podcast có tên là “Elsie's Yoga Class”. Không chỉ chia sẻ các bí quyết, bài tập Yoga hiệu quả. Cô ấy đã bán một ứng dụng trị giá 3,99 USD cho phép người dùng truy cập vào hơn 70 lớp Yoga chuyên sâu đi kèm một bản PDF hướng dẫn từ A đến Z.
Theo số liệu từ Edison Research, 54% người nghe có xu hướng tra cứu thông tin về thương hiệu được nhắc tên trong những Podcast mà họ yêu thích.
Cũng giống như các kênh Social Media khác, Podcast Marketing là sân chơi để thương hiệu thể hiện bản sắc và cá tính riêng biệt. Đây cũng là nơi thương hiệu xây dựng hình ảnh “độc nhất” nhằm tiếp cận với khách hàng và gia tăng sự trung thành thương hiệu (Brand Loyalty).
Ví dụ:
Những kênh Podcast “có cá tính” trong lĩnh vực Marketing được các Marketer tại Việt Nam và thế giới yêu thích như: Sói Ăn Chay, Advertising Vietnam Podcast, 99% Invisible – Roman Mars, M.A.D Podcast, Design Matters – Debbie Millman,...
Podcast có chi phí vận hành thấp, hiệu quả cao, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp SMEs. Để tạo kênh Podcast, doanh nghiệp chỉ cần một số thiết bị ghi âm cơ bản, “chất xám” và chi phí phát hành. Các chi phí này thường thấp hơn so với các kênh truyền thông trả phí khác.
Ví dụ:
Trên nền tảng Apple Podcasts, Apple thu 30% phí đăng ký cho năm đầu tiên và 15% cho những năm tiếp theo. Để nâng cấp tài khoản với các công cụ cao cấp mới, thương hiệu cần trả 19,99$ mỗi năm.
Để tăng lượng traffic website, thương hiệu có thể dẫn liên kết đến trang web trong phần mô tả của Podcast. Không chỉ tạo sự tăng trưởng mạnh mẽ về lượt truy cập website, sự liên kết đa kênh còn giúp tối ưu khả năng nhận diện của thương hiệu trên Google.
Ví dụ:
Kênh Podcast “Thư viện sách nói” - Thư viện sách trực tuyến khổng lồ với 13.000+ nội dung sách nói có bản quyền. Khi tạo kênh Podcast này, chủ kênh có dẫn đường liên kết đến website chính fonos.vn - Website giới thiệu về các khóa học PodCourse ngắn hạn từ chuyên gia, bán sách và kêu gọi tải App gia nhập thành viên của Fonos.
Theo thống kê của Edison Research, 90% người dùng nghe Podcast khi ở nhà, 64% nghe khi di chuyển bằng xe, tàu, 49% nghe khi đi bộ, 37% nghe khi làm việc nhà.
Việc vừa nghe Podcast vừa làm các công việc khác khiến phân tán sự tập trung của người dùng, ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận thông điệp truyền thông từ Podcast Marketing một cách toàn diện.
Hiện nay, ngày càng có nhiều nền tảng, ứng dụng chứa Podcast ra đời. Tuy nhiên, số lượng nền tảng Podcast đạt chất lượng cao, thỏa mãn 2 yếu tố: vừa có tính bảo mật cao và đa dạng tệp người dùng không nhiều. Yếu tố “nhiễu” này cũng khiến thương hiệu khó ra quyết định khi lựa chọn nền tảng Podcast Marketing phù hợp.
Podcast Marketing chỉ mới thịnh hành tại Việt Nam một vài năm gần đây. Các Marketer còn khá “bỡ ngỡ” khi dấn thân vào một loại hình Marketing thiên về yếu tố thính giác như Podcast. Do đó, thương hiệu dễ đi vào “lối mòn” của phương thức sản xuất quảng cáo của các kênh truyền thông mạng xã hội khác như TCV, Facebook, Youtube,…
Với những thông tin toàn cảnh về Podcast Marketing, Cake hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những góc nhìn mới mẻ về kênh tiếp thị mới mẻ, giúp đem lại hiệu quả truyền thông cho thương hiệu của bạn. Đây cũng là tiền đề cơ bản giúp bạn tạo kênh Podcast chất lượng, được yêu thích với chi phí tối ưu nhất.
Cake là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm việc làm online phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!
--- Tác giả bài viết: Chloe Nguyen ---
Explore a range of job search tools and resources to achieve your dream career goals. Join the fastest-growing talent platform in the APAC region and expand your professional network.