Trong kinh doanh, proposal không chỉ là cầu nối giữa ý tưởng và hành động mà còn là bước khởi đầu quan trọng của kỹ năng lập kế hoạch, dự án hoặc chiến lược bán hàng.
Tuy nhiên, việc viết một proposal ấn tượng không phải là điều dễ dàng vì văn bản này đòi hỏi sự kết hợp giữa kiến thức, kỹ năng viết, và khả năng trình bày ý tưởng.
Trong bài viết này, cùng tìm hiểu sâu hơn khái niệm proposal là gì, cách làm proposal hiệu quả và cách tiếp cận những proposal mẫu để có thêm ý tưởng cho các đề xuất kinh doanh sắp tới của bạn nhé!
Trước tiên, “propose” là gì trong môi trường kinh doanh? “Propose” là động từ chỉ việc đưa ra một ý tưởng, dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ đến một đối tượng cụ thể như khách hàng, đối tác kinh doanh, hoặc bên quản lý.
Ngoài “propose”, các doanh nghiệp cũng sử dụng từ “pitch” để chỉ việc giới thiệu một sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng một cách ngắn gọn, súc tích.
Ví dụ về cách sử dụng của từ "propose":
Nhóm sales đã pitch/propose thành công sản phẩm mới cho khách hàng tiềm năng, giúp công ty tăng 20% doanh số bán hàng.
Vậy, không khó để bạn đoán được proposal nghĩa là gì. Đây là tài liệu (thường gồm nhiều trang) dùng để trình bày ý tưởng và thuyết phục người đọc chấp nhận đề xuất của bạn, từ đó trao cơ hội hợp tác hoặc đồng ý thực hiện dự án theo hướng mà bạn đề xuất. Mục tiêu chung của proposal có thể là:
Hai loại proposal thường gặp với mục đích cụ thể là:
Ngoài ra, các loại proposal khác như Project Proposal (Đề xuất dự án), Partnership Proposal (Đề xuất hợp tác), Financing Proposal (Đề xuất tài chính) cũng rất phổ biến trong kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp, một proposal “toàn năng” có thể giúp đảm bảo nguồn vốn hoặc phát triển một dự án hiện có. Còn đối với những công việc freelance, proposal là cơ hội đầu tiên để bạn tạo ra ấn tượng tích cực đối với client, từ đó “nhận job” thành công.
Sau đây là các bước bạn có thể tham khảo để thiết kế proposal chuyên nghiệp.
Bạn cần chuẩn bị kỹ càng và kiểm tra các thông tin cần thiết trước khi bắt đầu viết proposal. Ở bước này, hãy đảm bảo rằng bạn có các case nghiên cứu và dữ liệu để làm ví dụ thuyết phục khách hàng hoặc nhà đầu tư.
Trong phần giới thiệu proposal, bạn cần đưa ra một tiêu đề ngắn gọn, rõ ràng, giúp người đọc hiểu ngay được ý tưởng propose, cũng như những gì họ có thể mong đợi khi xem xét bản đề xuất.
Ví dụ cho Marketing Proposal:
Sau đó, hãy tạo phần mục lục để tóm tắt các phần của proposal, giúp người đọc tham khảo nhanh về ý tưởng, sản phẩm, chiến lược chính được đề xuất.
Mỗi loại proposal có cấu trúc và nội dung khác nhau, nhưng cấu trúc của một mẫu proposal dự án thường bao gồm:
Thiết kế đẹp mắt sẽ giúp proposal nổi bật và tạo ra ấn tượng tích cực về sự chuyên nghiệp, tính thẩm mỹ,... ngay từ cái nhìn đầu tiên. Để chuẩn bị cho bước này, bạn có thể tham khảo các proposal template trên các nền tảng design.
Một số lưu ý để làm proposal chuyên nghiệp, ấn tượng là:
Bạn có thể tải file proposal mẫu trên các nền tảng miễn phí, sau đó tùy chỉnh để phản ánh đúng nội dung và yêu cầu của dự án hoặc đề xuất của mình. Sau đây là một số nguồn tham khảo proposal mẫu:
Canva cung cấp nhiều mẫu proposal miễn phí và trả phí với nhiều phong cách và loại đề xuất khác nhau. Bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa mẫu theo nhu cầu của mình bằng chính công cụ design của nền tảng này.
Canva là nền tảng design dễ sử dụng, với nhiều thiết kế proposal đa dạng, nhưng điểm hạn chế là bạn phải trả phí để có quyền chỉnh sửa một số mẫu độc quyền.
Adobe Express là một ứng dụng web và di động giúp bạn tạo nội dung trực quan một cách dễ dàng và chuyên nghiệp. Tương tự như Canva, trang này này cũng cung cấp nhiều template proposal đẹp mắt và sáng tạo để bạn tham khảo và chỉnh sửa.
Template của Adobe phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng, từ cá nhân cho đến đội nhóm, doanh nghiệp nhỏ đến vừa. Người dùng còn có thể truy cập và sử dụng các tài nguyên từ các ứng dụng Adobe khác khi viết proposal. Một nhược điểm nhỏ của nguồn này là các template tiếng Việt đều chưa có sẵn.
Riêng với những ai làm việc tự do, các diễn đàn và cộng đồng freelancer như Upwork, Freelancer hoặc các nhóm trên Facebook, LinkedIn cũng có thể là nguồn tham khảo hiệu quả.
Những cộng đồng này là nơi người dùng là freelancer từ mọi ngành nghề chia sẻ lời khuyên và các file proposal mẫu mà họ đã sử dụng thành công trong quá trình làm việc.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chia sẻ proposal của mình và nhận phản hồi hoặc ý kiến đóng góp của các freelancer khác cùng ngành nghề.
Những website như Hubspot hoặc Microsoft cung cấp các mẫu proposal được thiết kế bởi chuyên gia, đảm bảo tính chuyên nghiệp và phù hợp với các tiêu chuẩn ngành cụ thể. Các template trên những nền tảng này thường tối giản và dễ áp dụng, phù hợp cho các doanh nghiệp và tổ chức.
Cake hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu thêm về khái niệm proposal là gì và tầm quan trọng của tài liệu này trong môi trường kinh doanh.
Một proposal chuyên nghiệp không chỉ là cơ hội để trình bày ý tưởng và dự án một cách đầy đủ, trực quan; mà còn là bước quan trọng để tạo dựng niềm tin từ phía khách hàng, từ đó xây dựng thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Công cụ tạo CV online trên Cake cung cấp nhiều mẫu CV miễn phí đa ngành nghề và các bài viết về cách làm hồ sơ xin việc hữu ích. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!
--- Tác giả: Dasie Pham ---
Explore a range of job search tools and resources to achieve your dream career goals. Join the fastest-growing talent platform in the APAC region and expand your professional network.