Quản lý nhân sự là gì? 5 giải pháp hiệu quả nhất

quan-ly-nhan-su-la-gi
Cách quản lý nhân sự hiệu quả nhà quản lý cần biết

Khi vận hành một doanh nghiệp, ban lãnh đạo không chỉ quan tâm đến khách hàng mà còn cần chú trọng vào đội ngũ nhân viên trong công ty.

Trong đó, bộ phận quản lý nhân sự rất quan trọng, có chức năng duy trì hiệu suất làm việc của nhân viên và giải quyết các vấn đề trong nội bộ cơ quan. Do vậy, việc quản trị nguồn nhân lực hiệu quả góp phần không nhỏ trong sự phát triển của doanh nghiệp.

Vậy quản trị nhân lực là gì? Đâu là cách quản lý nhân sự hiệu quả doanh nghiệp nên biết? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Quản lý nhân sự là gì?

Khái niệm quản lý nhân sự

Quản lý nhân sự còn có tên gọi khác là quản trị nguồn nhân lực (hay ngắn gọn hơn là quản trị nhân lực - HRM), là việc sử dụng và tối ưu hoá tiềm năng của lực lượng công nhân viên một cách hợp lý, hiệu quả. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể vận hành năng suất, theo đuổi sứ mệnh, tầm nhìn đã đặt ra và đạt được những mục tiêu kinh doanh quan trọng.

Khi Gen Z - thế hệ "ưa" nhảy việc dần chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường lao động, bài toán quản lý nhân sự và employee turnover đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Việc quản lý nhân sự hiệu quả không chỉ còn "gói gọn" trong việc đảm bảo nguồn nhân lực năng suất, có thể đóng góp to lớn vào sự thành công của tổ chức, mà còn tạo ra môi trường tích cực, giữ chân nhân tài lâu dài.

Quản lý nhân sự là làm gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu quản lý nhân sự là gì thì nhiệm vụ của công việc này cũng nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc.

Chức năng của quản trị nguồn nhân lực liên quan mật thiết đến các bộ phận còn lại của doanh nghiệp, đặc biệt là đảm bảo tính chính xác, an toàn và bảo mật của hệ thống thông tin nhân viên. 

Nhìn chung, quản lý nhân sự bao gồm các hoạt động sau:

  • Tìm kiếm, thu hút và tuyển dụng ứng viên phù hợp cho các vị trí còn trống trong công ty.
  • Thiết kế, triển khai các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng, kiến thức cần thiết, đáp ứng nhu cầu công việc, và mục tiêu phát triển bản thân của nhân viên.
  • Xác định các tiêu chí đánh giá nhân sự và tiến hành đánh giá nhân viên định kỳ.
  • Quản lý chính sách lương thưởng, phúc lợi và các khoản phụ cấp cho nhân viên.
  • Giải quyết các tranh chấp lao động, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa ban lãnh đạo và nhân viên.
  • Xây dựng môi trường làm việc an toàn, tích cực và gắn kết.
  • Lưu trữ và quản lý hồ sơ nhân sự, dữ liệu liên quan đến các nhân viên.

Để làm tốt công việc quản lý nhân sự, điều quan trọng nhất là phải cập nhật thường xuyên và tuân thủ đúng luật lao động, cũng như quy định liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của nhân viên. Như vậy, bộ phận nhân sự mới có thể bảo vệ danh tiếng của thương hiệu nhà tuyển dụng (employer branding).

Vai trò của quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

1. Bảo đảm tiến độ công việc.

Nếu bạn thắc mắc vai trò quan trọng nhất của quản lý nhân sự là gì, thì đó chính là đảm bảo tiến độ, nâng cao năng suất làm việc.

Dưới sự theo sát và đốc thúc của bộ phận quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, những nhiệm vụ của các bộ phận khác sẽ được đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ và kế hoạch đã đặt ra.

Nhờ bộ phận HR, những người đứng đầu doanh nghiệp có thể nắm được về thời điểm đạt được các mục tiêu ngắn hạn, từ đó xây dựng chiến lược phát triển lâu dài cho công ty.

2. Đảm bảo quyền lợi người lao động.

Quản lý nhân sự là gì - đó cũng chính là tận dụng nguồn nhân lực của công ty một cách hiệu quả. Muốn vậy, quyền lợi người lao động cần được quan tâm, đảm bảo vì khó có ai làm việc hết mình nếu không có đãi ngộ tương xứng.

Quản lý nhân sự có vai trò không nhỏ trong việc lắng nghe nguyện vọng của nhân viên, đảm bảo giờ làm, chấm công hợp lý, quan tâm đến đời sống nhân viên, đề xuất tăng lương, thưởng, v.v..

3. Là cầu nối giữa lãnh đạo và nhân viên.

Với các doanh nghiệp có quy mô lớn, không dễ để ban lãnh đạo nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của tất cả nhân viên. Hơn nữa, nhân viên có thể thoải mái chia sẻ với nhau nhưng thường dè dặt khi trò chuyện với cấp trên.

Do đó, nhiều chủ doanh nghiệp chọn cách quản lý nhân sự thông qua sự hỗ trợ của bộ phận HR nhằm dễ dàng thu thập ý kiến của họ. Từ đó, nhà quản lý hiểu được đội ngũ nhân sự của công ty và đưa ra cách quản lý nhân sự hiệu quả hơn. 

4. Tạo động lực làm việc cho nhân viên.

Đây là một vai trò quan trọng của việc quản trị nhân lực. Để đạt hiệu suất làm việc tối ưu, nhân viên cần cảm thấy yêu thích công việc họ đang làm hàng ngày, hoặc hài lòng với các vấn đề như môi trường làm việc, mức lương, mối quan hệ với đồng nghiệp, cơ hội thăng tiến, v.v..

Vậy nghệ thuật quản lý nhân sự hiệu quả là làm sao thúc đẩy được nhân viên hăng say cống hiến, đặc biệt cho họ thấy được lợi ích khi gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. 

khen-thuong-nhan-vien
Đọc thêm: Lưu ý về chính sách khen thưởng cho nhân viên

5. Xác định vị trí phù hợp với từng nhân viên.

Một vai trò chủ chốt khác của việc quản lý nhân sự là phân công đúng người - đúng việc. Điều này trước hết thể hiện trong bước tuyển dụng, chiêu mộ nhân tài thường được bộ phận HR đảm nhận. Sau đó, trong suốt quy trình quản lý nhân sự, lãnh đạo cần nắm rõ được sở trường và năng lực của nhân viên để sắp xếp công việc phù hợp.

Đến đây chắc bạn đã hình dung được vai trò của quản lý nhân sự là gì? Vậy các giải pháp quản trị nguồn nhân lực là gì? Hãy để bài viết giải đáp cho bạn rõ hơn ở phần tiếp theo nhé!

Cách quản lý nhân viên hiệu quả

📍Tham khảo quy trình quản lý nhân sự chuẩn.

Nhiều doanh nghiệp vận hành trơn tru là nhờ vào quy trình, định hướng rõ ràng. Sau đây là quy trình tham khảo giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về cách quản lý nhân sự:

Bước 1: Thiết lập hệ thống thông tin quản lý nhân sự.

Bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm thiết lập hệ thống thông tin của toàn công ty. Từ đó, người quản lý nhân sự sẽ có cái nhìn bao quát về đội ngũ nhân viên và xây dựng mô hình tổ chức bộ máy làm việc cho phù hợp với doanh nghiệp của mình.


Bước 2: Xây dựng quy trình tuyển dụng phù hợp.

Tuyển dụng được coi là một trong những hoạt động quan trọng nhất của mọi cơ quan, tổ chức. Quy trình tuyển dụng nên được xây dựng rõ ràng để hỗ trợ việc quản lý nhân sự chuyên nghiệp và phù hợp với định hướng phát triển của công ty.


Bước 3: Lập bản mô tả công việc chi tiết và phân công phù hợp cho từng nhân viên.
Tiếp theo, cần đảm bảo sử dụng, khai thác hiệu quả nguồn nhân lực này sao cho từng cá nhân có thể phát huy tối đa năng lực của mình. Muốn vậy, bộ phận quản trị nguồn nhân lực nên có bản mô tả công việc rõ ràng để giúp các nhân viên xác định được các đầu việc cụ thể của mình. 


Bước 4: Đánh giá nhân viên qua KPI.
Việc xây dựng hệ thống KPI chuẩn chỉnh và tiêu chí đánh giá nhân sự chi tiết sẽ giúp nhà quản lý nhân sự như bạn nhận xét công tâm hiệu quả làm việc của nhân viên. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp đưa kèm chính sách khen thưởng hấp dẫn sẽ tạo động lực thúc đẩy các phòng ban tối ưu hiệu suất và nâng cao tinh thần hợp tác. 


Bước 5: Đánh giá hiệu quả hoạt động và điều chỉnh phù hợp.
Nhà quản lý cần thường xuyên đánh giá xem cách quản lý nhân sự hiệu quả hay chưa nhằm điều chỉnh chính sách phát triển nhân lực, điều phối hoặc tuyển dụng cho phù hợp. Nhiệm vụ này nên được thực hiện định kỳ để kịp thời phát triển những bất cập và sử dụng giải pháp đúng đắn. 

📍Sử dụng phần mềm quản lý nhân sự.

Một trong những giải pháp quản trị nguồn nhân lực đang được cân nhắc hiện nay chính là sử dụng phần mềm HR.

Dưới đây là các phần mềm uy tín doanh nghiệp của bạn có thể tham khảo:

  • Phần mềm Tanca - phần mềm quản lý chấm công từ xa có chức năng giao việc, quản lý KPI, tính lương tự động, v.v.. Phần mềm quản lý nhân sự này sẽ giúp tối ưu hóa các thông tin về công việc của nhân viên và lưu trữ thông tin lên hệ thống đám mây một cách an toàn.
  • Phần mềm BambooHR - được thiết kế dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ứng dụng phần mềm này trong tuyển dụng sẽ giúp cung cấp cho ứng viên thông tin về vị trí việc làm, lương thưởng và văn hóa công ty. Ngoài ra, BambooHR còn hỗ trợ bộ phận HR thu thập và phân tích dữ liệu nhân viên.
  • Phần mềm FAST HRM Online - hỗ trợ doanh nghiệp quản lý thông tin nhân sự, cùng với chấm công, tính lương và khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Điểm trừ nho nhỏ là giao diện phần mềm này còn khá “thô sơ”.

📍Trau dồi các kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp

Dù bạn đã có kinh nghiệm quản trị nhân sự hay chưa, thì dưới đây là những kỹ năng quan trọng bạn cần trau dồi để làm tốt công việc của một chuyên viên Hành chính - Nhân sự:

  • Kỹ năng chuyên môn
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng xử lý tình huống
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Khả năng chịu áp lực cao
  • Kỹ năng đọc vị

📍Cải thiện môi trường làm việc.

Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của người làm quản lý nhân sự, góp phần vào sự lớn mạnh của tổ chức. Nhà quản lý nên xây dựng môi trường làm việc lý tưởng nhằm góp phần phát triển doanh nghiệp vững mạnh.

Đây có thể thử thách lớn của rất nhiều công sở nhưng cũng là chìa khóa thành công của các tập đoàn lớn. Bạn có thể tham khảo thêm những công ty có môi trường làm việc tốt nhất, cũng như các mô hình quản trị nguồn nhân lực khác để lựa chọn phương án phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.

moi-truong-lam-viec-ly-tuong
Những yếu tố tạo nên môi trường làm việc lý tưởng

📍Định hướng phát triển cho nhân viên.

Sự phát triển của một doanh nghiệp được quyết định phần lớn ở mức độ lớn mạnh của đội ngũ nhân viên. Một nhà quản trị nhân lực giỏi không chỉ biết giao đúng việc cho đúng người mà còn nhìn thấy được tiềm năng chưa khai thác của nhân viên.

Từ đó, bạn có thể đưa ra chiến lược bồi dưỡng, phát triển của từng nhân viên và tối ưu hoá cơ cấu tổ chức của bộ máy công ty.



📍 Kết luận

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn quản lý nhân sự là gì và tầm quan trọng của quản trị nhân lực hiệu quả đối với doanh nghiệp.

Bạn cũng có thể tham gia vào các cộng đồng nhân sự hoặc nhà quản lý doanh nghiệp để học hỏi thêm về kinh nghiệm giúp bạn nâng tầm kỹ năng quản lý nhân sự, tạo ra lực lượng lao động tài năng cho doanh nghiệp của mình nhé! 

Đọc thêm: Giải mã “sức hút” của việc sử dụng công nghệ AI trong tuyển dụng

Doanh nghiệp của bạn mong muốn xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng? Liên hệ ngay với đội ngũ giàu kinh nghiệm của CakeResume để được tư vấn về giải pháp tuyển dụng hiệu quả nhất, mà vẫn đảm bảo tối ưu hóa thời gian, chi phí và nguồn lực cho quy trình tuyển dụng của công ty.

--- Tác giả: Lan Nguyen ---

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
May 9th 2024

6 mẫu email trả lời thư mời nhận việc cực chuẩn

Dù chấp nhận hay từ chối, hãy viết email trả lời thư mời nhận việc sớm để giúp nhà tuyển dụng kịp thời chuẩn bị các bước tiếp theo nhé!