Semiconductor là gì? Có nên theo đuổi ngành bán dẫn không?

nganh-semiconductor-vietnam
Các trường Đại học đào tạo Ngành Semiconductor tại Việt Nam

Từ máy tính, điện thoại, ô tô cho đến các đồ dùng y tế và gia dụng khác, thiết bị bán dẫn là thành phần thiết yếu cung cấp năng lượng cho rất nhiều vật dụng hàng ngày. Được sử dụng trong hàng nghìn sản phẩm điện tử, ngành semiconductor dần chiếm lĩnh vị thế là một trong các lĩnh vực công nghiệp quan trọng của thế giới.

Cùng Cake tìm hiểu xem semiconductor là gì và chúng ta nên định hướng nghề nghiệp như thế nào trong ngành công nghiệp bán dẫn đầy triển vọng này nhé!

Ngành công nghiệp bán dẫn là gì?

Semiconductor là gì?

Semiconductor có nghĩa là "chất bán dẫn" - một loại vật liệu có tính chất của cả chất cách điện và chất dẫn điện, với khả năng dẫn điện một phần của các thiết bị bán dẫn. 

Semiconductor thường được cấu tạo từ silicon, vì silicon dẫn điện nhiều hơn các chất cách điện như thủy tinh, nhưng ít hơn chất dẫn điện tinh khiết như đồng hoặc nhôm. Độ dẫn điện và các tính chất khác của các thiết bị bán dẫn có thể thay đổi bằng cách bổ sung các tạp chất để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của từng loại linh kiện điện tử. 

Ứng dụng của semiconductor là gì?

Các sản phẩm của ngành semiconductor khá đa dạng và được chia thành nhiều hạng mục khác nhau, tương thích với từng mục đích sử dụng. 

Nhìn chung, sản phẩm của ngành công nghiệp bán dẫn có thể phân loại thành bốn nhóm ứng dụng với bức tranh tổng quan thị trường từng nhóm như sau:

Nhóm sản phẩm
Chức năng
Đặc điểm thị trường
Bộ nhớ
Lưu trữ và truyền dữ liệu tạm thời.
Tỷ suất lợi nhuận thấp, bị thống trị bởi một số ít gã khổng lồ như Samsung, Micron.
Bộ vi xử lý
Bộ xử lý trung tâm thực hiện nhiệm vụ.
Intel chiếm thị phần lớn nhất trong ngành chip bán dẫn, tuy lĩnh vực này ít cạnh tranh nhưng lợi nhuận chủ yếu rơi vào túi của công ty lớn.
Mạch tích hợp
Nhiệm vụ xử lý thông thường có tính lặp lại.
Sản xuất hàng loạt, tỷ suất lợi nhuận cực thấp, tập trung tại các nhà sản xuất lớn ở châu Á.
System on a Chip (SOC - hệ thống trên chip)
Tích hợp nhiều chức năng vào một chip duy nhất.
Nhu cầu ngày càng tăng, tiềm năng tăng trưởng và sinh lời cao, thu hút nhiều công ty tham gia.

Tổng quan về ngành bán dẫn hiện nay

Top 10 công ty bán dẫn lớn nhất thế giới

Ngành công nghiệp bán dẫn được đánh giá là lĩnh vực năng động, biến đổi nhanh và do đó, thứ hạng của các ông lớn trong ngành này cũng thay đổi. Dựa trên vốn hóa thị trường, doanh thu và tiến bộ công nghệ, tính đến năm 2024, 10 công ty đầu ngành semiconductor gồm:

  1. Samsung Electronics (Hàn Quốc)
  2. NVIDIA Corp. (Mỹ)
  3. Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. Ltd. - TSMC (Đài Loan)
  4. Intel Corp. (Mỹ)
  5. Broadcom Inc. - AVGO (Mỹ)
  6. Qualcomm Inc. (Mỹ)
  7. SK Hynix Inc. (Hàn Quốc)
  8. ASML Holding NV (Hà Lan)
  9. Applied Materials Inc. - AMAT (Mỹ)
  10. Advanced Micro Devices - AMD (Mỹ)

Có thể thấy, phần lớn các công ty top 10 ngành bán dẫn nằm ở Mỹ với giá trị vốn hóa thị trường lên tới hàng trăm tỷ đô; kế tiếp đó là Hàn Quốc và Đài Loan.

Tổng quan ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam

Trong một vài năm trở lại đây, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các công ty sản xuất ngành semiconductor trên toàn cầu. Vậy lý do lựa chọn Việt Nam làm thị trường sản xuất thiết bị bán dẫn là gì?

  • Nguồn lao động dồi dào: Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, đông đảo và sẵn sàng làm việc trong ngành công nghiệp bán dẫn.
  • Chính sách hỗ trợ: Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào lĩnh vực thiết bị bán dẫn, bao gồm giảm thuế, hỗ trợ về đất đai cũng như tạo điều kiện cho các thủ tục hành chính liên quan.
  • Vị trí địa lý thuận lợi: Việt Nam nằm trong khu vực sôi động của Đông Nam Á, thuận lợi cho việc giao thương và vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu cần thiết.

Tính đến nay đã có ba doanh nghiệp lớn đầu tư vào thị trường Việt Nam: Intel, SamsungAmkor Technology, với các hoạt động chính là lắp ráp - đóng gói, kiểm - thử, nghiên cứu - phát triển.

Công nghiệp bán dẫn học ngành gì, ở đâu?

Ngành semiconductor là lĩnh vực kết hợp giữa khoa học cơ bản và ứng dụng. Một mặt, nó đòi hỏi các kỹ sư bán dẫn phải hiểu biết sâu sắc về vật lý cơ bản (ví dụ: hành vi của các electron trong chất rắn). Mặt khác, để thành công trong ngành semiconductor, họ còn cần tới khả năng áp dụng kiến thức này vào thiết kế và sản xuất các thiết bị bán dẫn đáp ứng nhu cầu.

Nếu đang quan tâm công nghiệp bán dẫn học ngành gì, bạn có thể tham khảo các chuyên ngành phổ biến sau:

  • Kỹ thuật Điện tử
  • Khoa học Vật liệu
  • Vật lý
  • Kỹ thuật Máy tính
  • Kỹ thuật Viễn thông
  • Kỹ thuật Cơ điện tử
  • Kỹ thuật Nano
  • Hóa học

Ngày 19/10/2023, năm trường đại học lớn gồm Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Đà NẵngHọc viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã ký kết hợp tác thành lập liên minh. Sứ mệnh của liên minh các trường đại học này là nhằm đào tạo nguồn nhân lực kỹ sư bán dẫn chất lượng cao, phục vụ mục tiêu phát triển ngành chip bán dẫn tại Việt Nam giai đoạn năm 2030, tầm nhìn năm 2045. 

Từ liên minh này, một số trường đại học đào tạo trên khắp cả nước bắt đầu triển khai chương trình đào tạo chính quy ngành semiconductor.

Ngành công nghiệp bán dẫn ra trường làm gì?

Bên cạnh vị trí kỹ sư bán dẫn, ngành semiconductor mang đến nhiều cơ hội việc làm với các nghề nghiệp đa dạng. Một số công việc phù hợp với các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành bán dẫn gồm:

1. Kỹ thuật viên sản xuất

  • Nhiệm vụ chính: Tham gia các dây chuyền sản xuất thiết bị bán dẫn tại các nhà máy.
  • Mức lương trung bình: 10.000.000 - 15.000.000 VNĐ / tháng.

2. Kỹ sư vi mạch

  • Nhiệm vụ chính: Nghiên cứu, vận hành và phát triển sản phẩm tại các công ty thiết kế chip.
  • Mức lương trung bình: 20.000.000 - 35.000.000 VNĐ / tháng.

3. Kỹ thuật viên kiểm thử

  • Nhiệm vụ chính: Tham gia quy trình kiểm thử và đảm bảo chất lượng của sản phẩm vi mạch.
  • Mức lương trung bình: 12.000.000 - 18.000.000 VNĐ / tháng.
QA-QC-la-gi
QA khác QC như thế nào?

4. Kỹ sư hiện trường

  • Nhiệm vụ chính: Lắp đặt, bảo trì và sửa chữa thiết bị bán dẫn, thiết bị sản xuất - xử lý chất bán dẫn.
  • Mức lương trung bình: 15.000.000 - 25.000.000 VNĐ / tháng.

5. Chuyên gia tư vấn kỹ thuật

  • Nhiệm vụ chính: Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án sản xuất và thương mại sản phẩm ngành chip bán dẫn.
  • Mức lương trung bình: 25.000.000 - 40.000.000 VNĐ / tháng (bao gồm thưởng kinh doanh).

6. Kỹ sư nghiên cứu và phát triển (R&D)

  • Nhiệm vụ chính: Nghiên cứu và cải tiến các công nghệ semiconductor mới cho các thế hệ thiết bị bán dẫn tiếp theo.
  • Mức lương trung bình: 25.000.000 - 40.000.000 VNĐ / tháng.

Mức lương trong ngành công nghiệp bán dẫn phụ thuộc nhiều vào quy mô công ty, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. Ngoài ra, giữa các quốc gia và khu vực lãnh thổ cũng sẽ có sự khác biệt nhất định trong mức lương tối thiểu cho chuyên gia ngành semiconductor.

Câu hỏi thường gặp về ngành bán dẫn

1. Triển vọng việc làm ngành semiconductor tại Việt Nam như thế nào? 

Có thể nói, ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đang trên đà phát triển. Với sự đầu tư mạnh mẽ từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Samsung, Intel hay NVIDIA, Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là điều kiện tiên quyết giúp thị trường việc làm ở lĩnh vực này được dự đoán tăng cao trong những năm tới đây.

2. Tìm việc làm bán dẫn ở đâu? 

Để tìm việc làm trong lĩnh vực thiết bị bán dẫn, bạn có thể sử dụng các kênh tìm kiếm việc làm trực tuyến như Indeed, VietnamWorks, CareerBuilder và các trang web của Intel, Samsung hay Amkor Technology.

Bạn cũng có thể truy cập vào trang web tuyển dụng Cake để tiếp cận cơ hội nghề nghiệp không chỉ tại Việt Nam mà còn cả Đài Loan - một trong các quốc gia có ngành bán dẫn phát triển nhất thế giới.  

3. Học ngành bán dẫn cần những kiến thức gì?

Muốn tăng khả năng thành công trong ngành công nghiệp bán dẫn, bạn cần có kiến thức vững chắc về:

  • Vật lý: Hiểu rõ các tính chất của vật liệu semiconductor, các hiện tượng vật lý liên quan đến quá trình dẫn điện.
  • Điện tử: Kiến thức về mạch điện, thiết kế mạch, các linh kiện điện tử.
  • Lập trình: Khả năng lập trình các phần mềm hỗ trợ thiết kế mạch tích hợp.
  • Toán: Các kiến thức về toán học cao cấp như giải tích, đại số tuyến tính.

4. Tiêu chí ứng tuyển việc làm ngành công nghiệp bán dẫn là gì?

Tuy rằng mỗi công ty sẽ có bộ tiêu chí riêng nhưng về cơ bản, ứng viên sẽ cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Bằng cấp: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Điện tử, Viễn thông, Công nghệ thông tin hoặc các ngành liên quan.
  • Kỹ năng: Bao gồm kỹ năng chuyên môn nằm trong nhóm bắt buộc đối với kỹ sư bán dẫn (ví dụ: thiết kế mạch, lập trình, nghiên cứu). Bên cạnh đó, kỹ năng mềm cũng được nhiều nhà tuyển dụng chú trọng, đặc biệt là interpersonal skill.
  • Ngoại ngữ: Tiếng Anh là một lợi thế lớn để bạn có thể tiếp cận với các cơ hội nghề nghiệp trong môi trường quốc tế lẫn quá trình đào tạo chuyên môn sau này.

Kết luận:

Ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ và được dự báo sẽ tiếp tục mở rộng trong tương lai. Tuy nhiên, việc phần lớn các vị trí tuyển dụng trong ngành này đòi hỏi trình độ tay nghề cao vô hình chung trở thành trở ngại khiến nhiều sinh viên mới tốt nghiệp lo lắng. Lúc này, sự hỗ trợ từ mạng lưới chuyên nghiệp như dịch vụ tuyển dụng nhân sự là rất cần thiết.

Trong vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và ứng viên tiềm năng, Cake Recruitment Consulting cam kết đồng hành cùng các bạn trẻ trên hành trình phát triển sự nghiệp trong ngành semiconductor. 

Công cụ tạo CV online trên Cake cung cấp nhiều mẫu CV miễn phí đa ngành nghề và các bài viết về cách làm hồ sơ xin việc hữu ích. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Hoang Phuong ---

3 Benefits of Subscribing to Cake's Newsletter

  • Bi-weekly newsletter updates
  • Industry trends and skills recommendation
  • Latest job openings and job search information
Newsletter

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Career Planning
Nov 11th 2024

Bài test “What Cake R U” là gì mà viral đến thế?

Bài test What Cake R U là gì mà gây sốt giới trẻ châu Á thời gian gần đây? Hiệu quả của nó trong việc định hướng nghề nghiệp ra sao? Khám phá ngay nhé!