Mục lục:
Bên cạnh nỗi băn khoăn làm nghề gì lương cao, một trong nhiều câu hỏi mà các tân cử nhân thường phải đối mặt sau khi ra trường là “Nên làm việc cho tập đoàn lớn hay công ty startup?”. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng “startup là gì” và “startup cần những gì” để ra quyết định phù hợp?
Lựa chọn nào cũng có đánh đổi. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ càng khi định hướng nghề nghiệp và tìm việc làm cho bản thân nhé!
Tuy không phải thuật ngữ mới, nhưng khái niệm “start-up” thường bị hiểu sai là những công ty nhỏ, ít nhân sự, mới tham gia vào thị trường. Vậy công ty startup hay doanh nghiệp khởi nghiệp là gì nếu căn cứ theo luật pháp Việt Nam?
Thực tế, Khoản 1, 2 Điều 3 của Nghị định số 94/2020/NĐ-CP đã trả lời cụ thể:
“Cá nhân khởi nghiệp sáng tạo là người hoạt động nghiên cứu, phát triển ý tưởng và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới.”
“Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.”
Từ hai quy định trên, có thể suy ra 3 tính chất cơ bản không thể thiếu ở một công ty khởi nghiệp startup là:
Startup / công ty kỳ lân xuất phát từ từ "unicorn" trong tiếng Anh, và chỉ những công ty startup có giá trị hơn 1 tỷ đô la. Điển hình như ByteDance, công ty công nghệ Trung Quốc sở hữu TikTok được định giá 200 tỉ đô la vào tháng 4/2023. Tại Việt Nam có Momo được coi là “công ty kỳ lân” trong ngành Fintech.
Dù “Startup” trong tiếng Việt thường được hiểu là “khởi nghiệp”, nhưng thực tế, có sự phân biệt khởi nghiệp và startup. Để cắt nghĩa “khởi nghiệp là gì?”, từ điển tiếng Việt đã giải thích đây là hành động bắt đầu tạo dựng sự nghiệp, sinh kế mới.
Ngược lại, “Startup” là danh từ chỉ một nhóm người cùng phát triển và kinh doanh sản phẩm/dịch vụ mới nhưng chưa chắc chắn về sự thành công. Vậy nên, “Startup” chỉ là một trong nhiều hình thức khởi nghiệp.
Có 5 loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp chính là:
Huấn luyện viên cá nhân (PT Gym), cửa hàng bánh ngọt, đại lý du lịch,... là những công ty startup nhỏ, có nguồn vốn tự cấp, và phát triển theo tốc độ riêng. Những doanh nghiệp này không được tạo ra bởi tham vọng phải mở rộng quy mô thật nhanh, mà chủ yếu tạo nguồn thu cho chủ sở hữu. Nhìn chung, chiến lược của hầu hết “Small Business Startups” khi làm startup là lựa chọn các ngành nghề truyền thống và nhắm đến thị trường địa phương với cách tiếp cận khách hàng độc đáo.
Warby Parker là ví dụ điển hình của cách khởi nghiệp trên. Nhà bán lẻ trực tuyến có trụ sở tại Mỹ chuyên cắt kính theo toa, kính áp tròng và kính râm với giá rẻ hơn rất nhiều so với các tiệm mắt kính truyền thống. Mô hình kinh doanh mới nhanh chóng nổi tiếng còn nhờ các chương trình dùng thử tại nhà trước khi mua.
Không ít nhà đầu tư lần đầu đặt câu hỏi “Startup cần những gì?”. Riêng “Scalable Startups” cần nhất là khả năng cạnh tranh.
Thường bắt đầu với một ý tưởng mới tiềm năng, những công ty startup này nhanh chóng tạo tiếng vang trên thị trường và “chuyển mình” thành doanh nghiệp lớn, hay doanh nghiệp quốc tế. Đó là cách Uber, Facebook và Google đã làm.
Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp khởi nghiệp là sự tăng trưởng nhanh chóng và lợi nhuận cao. Nhưng đổi lại, những chủ sở hữu sẽ cần khoản đầu tư, nguồn vốn lớn lúc ban đầu.
Loại hình này phổ biến nhất trong lĩnh vực công nghệ và phần mềm. “Buyable Startups” được thành lập với ít vốn, và sau đó bán lại cho các công ty lớn hơn với giá cao. Không chỉ vì mục đích thu lợi nhuận trong thời gian ngắn, việc bán lại đôi khi là cách tốt nhất để một công ty startup non trẻ tiếp tục phát triển.
Từ lặng thầm đến “đình đám”, chúng ta vẫn thường thấy các thương vụ sáp nhập và mua lại tràn lan trên mặt báo. Nhiều trong số đó có giá trị lên đến hàng tỷ đô.
Năm 2021 chứng kiến “gã khổng lồ” Salesforce mua lại Slack - ứng dụng quản lý, giao tiếp trong công việc từ Slack Technologies, trị giá 27.7 tỷ USD.
Thực tế, không phải làm startup là xây mới mọi thứ hoàn toàn. Giống như “Large Company Startups” là những công ty con, tách ra từ công ty mẹ lớn hơn. Tuy có quyền tự do kinh doanh, nhưng luôn đặt trọng tâm giúp doanh nghiệp mẹ thâm nhập thị trường mới hoặc cạnh tranh với những đối thủ nhỏ hơn lên hàng đầu.
Nhắc đến loại hình này, phải kể tên Apple - một “tấm gương” thành công nổi tiếng toàn cầu. Khởi đầu bằng việc bán máy tính, nhưng giờ đây hãng còn cung cấp cả sản phẩm lẫn dịch vụ như iPad, Apple music, Apple TV, và iCloud.
Trong nhiều trường hợp, mục đích của khởi nghiệp startup là kiếm tiền. Thế nhưng, sự ra đời của loại hình “Social Startups” đã phá vỡ định kiến trên. Các tổ chức từ thiện hay tổ chức phi lợi nhuận thành lập cùng sứ mệnh tạo ra tác động tích cực cho thế giới. Dù hoạt động như những công ty startup khác, các doanh nghiệp này sử dụng lợi nhuận kiếm được hoặc các khoản tài trợ vào mục tiêu vì cộng đồng.
Ví dụ, thương hiệu ANA by Karma (ANA) tiếp thị những chiếc khăn quàng cổ được làm thủ công bởi các nữ nghệ nhân nghèo và mù chữ ở Bhutan. Nhờ vậy, doanh nghiệp giúp họ có thêm nguồn thu để cải thiện đời sống. Đồng thời, một phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư vào các dự án cộng đồng cho phụ nữ.
Dù có nhiều rủi ro, song những cơ hội việc làm tại công ty startup vẫn có sức hút lớn với nhiều bạn trẻ mong muốn trải nghiệm những điều mới mẻ, thú vị. Những áp lực không còn là rào cản nếu như chúng ta có sự tìm hiểu trước về “Startup là gì?” cũng như những thách thức so với khi làm việc tại các môi trường khác.
Cake là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!
--- Tác giả bài viết: Vera Le ---
Explore a range of job search tools and resources to achieve your dream career goals. Join the fastest-growing talent platform in the APAC region and expand your professional network.