Startup là gì? Có nên làm việc tại công ty Startup không?

startup-la-gi
Đặc trưng chính của công ty startup là gì?

Bên cạnh nỗi băn khoăn làm nghề gì lương cao, một trong nhiều câu hỏi mà các tân cử nhân thường phải đối mặt sau khi ra trường là “Nên làm việc cho tập đoàn lớn hay công ty startup?”. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng “startup là gì” và “startup cần những gì” để ra quyết định phù hợp?

Lựa chọn nào cũng có đánh đổi. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ càng khi định hướng nghề nghiệp và tìm việc làm cho bản thân nhé!

Làm Startup là làm gì?

Tuy không phải thuật ngữ mới, nhưng khái niệm “start-up” thường bị hiểu sai là những công ty nhỏ, ít nhân sự, mới tham gia vào thị trường. Vậy công ty startup hay doanh nghiệp khởi nghiệp là gì nếu căn cứ theo luật pháp Việt Nam?

Thực tế, Khoản 1, 2 Điều 3 của Nghị định số 94/2020/NĐ-CP đã trả lời cụ thể:

“Cá nhân khởi nghiệp sáng tạo là người hoạt động nghiên cứu, phát triển ý tưởng và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới.”

“Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.”

1. Đặc trưng chính của công ty startup

Từ hai quy định trên, có thể suy ra 3 tính chất cơ bản không thể thiếu ở một công ty khởi nghiệp startup là:

  • Ý tưởng sáng tạo:
    Công ty startup kinh doanh những sản phẩm/dịch vụ nhằm giải quyết nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng. Thậm chí, ý tưởng làm startup là chưa đối thủ nào nghĩ ra. 
  • Tiềm năng tăng trưởng nhanh chóng:
    Đặc trưng của một công ty khởi nghiệp startup là có quy mô nhỏ nhưng tầm nhìn lớn. Đặc biệt, doanh nghiệp có thể sớm “vươn mình” thành “ông lớn” trong tương lai.
  • Thành lập theo đúng quy định:
    Không riêng gì startup, một doanh nghiệp chỉ được pháp luật công nhận khi đáp ứng các quy định về thành lập công ty, liên quan đến chủ thể thành lập, tên, ngành nghề, vốn điều lệ,...

📍 Startup kỳ lân là gì?

Startup / công ty kỳ lân xuất phát từ từ "unicorn" trong tiếng Anh, và chỉ những công ty startup có giá trị hơn 1 tỷ đô la. Điển hình như ByteDance, công ty công nghệ Trung Quốc sở hữu TikTok được định giá 200 tỉ đô la vào tháng 4/2023. Tại Việt Nam có Momo được coi là “công ty kỳ lân” trong ngành Fintech.

2. Phân biệt Khởi Nghiệp và Startup

Dù “Startup” trong tiếng Việt thường được hiểu là “khởi nghiệp”, nhưng thực tế, có sự phân biệt khởi nghiệp và startup. Để cắt nghĩa “khởi nghiệp là gì?”, từ điển tiếng Việt đã giải thích đây là hành động bắt đầu tạo dựng sự nghiệp, sinh kế mới. 

Ngược lại, “Startup” là danh từ chỉ một nhóm người cùng phát triển và kinh doanh sản phẩm/dịch vụ mới nhưng chưa chắc chắn về sự thành công. Vậy nên, “Startup” chỉ là một trong nhiều hình thức khởi nghiệp.

Các loại hình công ty Startup phổ biến nhất

Có 5 loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp chính là:

1. Small Business Startups

Huấn luyện viên cá nhân (PT Gym), cửa hàng bánh ngọt, đại lý du lịch,... là những công ty startup nhỏ, có nguồn vốn tự cấp, và phát triển theo tốc độ riêng. Những doanh nghiệp này không được tạo ra bởi tham vọng phải mở rộng quy mô thật nhanh, mà chủ yếu tạo nguồn thu cho chủ sở hữu. Nhìn chung, chiến lược của hầu hết “Small Business Startups” khi làm startup là lựa chọn các ngành nghề truyền thống và nhắm đến thị trường địa phương với cách tiếp cận khách hàng độc đáo. 

Warby Parker là ví dụ điển hình của cách khởi nghiệp trên. Nhà bán lẻ trực tuyến có trụ sở tại Mỹ chuyên cắt kính theo toa, kính áp tròng và kính râm với giá rẻ hơn rất nhiều so với các tiệm mắt kính truyền thống. Mô hình kinh doanh mới nhanh chóng nổi tiếng còn nhờ các chương trình dùng thử tại nhà trước khi mua.

2. Scalable Startups

Không ít nhà đầu tư lần đầu đặt câu hỏi “Startup cần những gì?”. Riêng “Scalable Startups” cần nhất là khả năng cạnh tranh.

Thường bắt đầu với một ý tưởng mới tiềm năng, những công ty startup này nhanh chóng tạo tiếng vang trên thị trường và “chuyển mình” thành doanh nghiệp lớn, hay doanh nghiệp quốc tế. Đó là cách Uber, Facebook và Google đã làm. 

Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp khởi nghiệp là sự tăng trưởng nhanh chóng và lợi nhuận cao. Nhưng đổi lại, những chủ sở hữu sẽ cần khoản đầu tư, nguồn vốn lớn lúc ban đầu. 

3. Buyable Startups 

Loại hình này phổ biến nhất trong lĩnh vực công nghệ và phần mềm. “Buyable Startups” được thành lập với ít vốn, và sau đó bán lại cho các công ty lớn hơn với giá cao. Không chỉ vì mục đích thu lợi nhuận trong thời gian ngắn, việc bán lại đôi khi là cách tốt nhất để một công ty startup non trẻ tiếp tục phát triển.

Từ lặng thầm đến “đình đám”, chúng ta vẫn thường thấy các thương vụ sáp nhập và mua lại tràn lan trên mặt báo. Nhiều trong số đó có giá trị lên đến hàng tỷ đô.

Năm 2021 chứng kiến “gã khổng lồ” Salesforce mua lại Slack - ứng dụng quản lý, giao tiếp trong công việc từ Slack Technologies, trị giá 27.7 tỷ USD. 

4. Large Company Startups

Thực tế, không phải làm startup là xây mới mọi thứ hoàn toàn. Giống như “Large Company Startups” là những công ty con, tách ra từ công ty mẹ lớn hơn. Tuy có quyền tự do kinh doanh, nhưng luôn đặt trọng tâm giúp doanh nghiệp mẹ thâm nhập thị trường mới hoặc cạnh tranh với những đối thủ nhỏ hơn lên hàng đầu.

Nhắc đến loại hình này, phải kể tên Apple - một “tấm gương” thành công nổi tiếng toàn cầu. Khởi đầu bằng việc bán máy tính, nhưng giờ đây hãng còn cung cấp cả sản phẩm lẫn dịch vụ như iPad, Apple music, Apple TV, và iCloud.

5. Social Startups

Trong nhiều trường hợp, mục đích của khởi nghiệp startup là kiếm tiền. Thế nhưng, sự ra đời của loại hình “Social Startups” đã phá vỡ định kiến trên. Các tổ chức từ thiện hay tổ chức phi lợi nhuận thành lập cùng sứ mệnh tạo ra tác động tích cực cho thế giới. Dù hoạt động như những công ty startup khác, các doanh nghiệp này sử dụng lợi nhuận kiếm được hoặc các khoản tài trợ vào mục tiêu vì cộng đồng. 

Ví dụ, thương hiệu ANA by Karma (ANA) tiếp thị những chiếc khăn quàng cổ được làm thủ công bởi các nữ nghệ nhân nghèo và mù chữ ở Bhutan. Nhờ vậy, doanh nghiệp giúp họ có thêm nguồn thu để cải thiện đời sống. Đồng thời, một phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư vào các dự án cộng đồng cho phụ nữ.

Ưu - nhược điểm khi làm việc tại Startup là gì?

🟢 Ưu điểm khi làm việc cho công ty Startup

  •  Cơ hội học hỏi và phát triển:
    Quy mô nhỏ nhưng linh hoạt là điều khiến các công ty startup khác biệt so với doanh nghiệp lớn. Đặc trưng này trao cho nhân viên nhiều cơ hội học hỏi, làm nhiều hơn - biết nhiều hơn. Từ đó hình thành văn hóa chia sẻ kiến thức tại nơi làm việc. 
  • Môi trường năng động và sáng tạo:
    Nhắc đến khởi nghiệp startup là gắn liền với từ khóa “năng động”, “sáng tạo”. Nhân viên phải đột phá trong suy nghĩ để liên tục tìm ra giải pháp mới. Nhờ vậy, họ có cơ hội để rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, giải quyết vấn đề và tư duy phản biện.
moi-truong-lam-viec-ly-tuong
Đọc thêm: Những công ty có môi trường làm việc tốt nhất
  • Khả năng thăng tiến cao:
    Không chỉ nhiều cơ hội thăng tiến, công ty startup cũng có hệ thống đánh giá - khen thưởng chuyên nghiệp nhằm đánh giá đúng những nhân viên chăm chỉ và có thành tích tốt. 
  • Lương thưởng cạnh tranh:
    Nếu có suy nghĩ làm startup là lương thấp, có thể bạn đã nhầm. Nhiều công ty vẫn sẵn sàng trả lương cao và chế độ phúc lợi mở rộng, từ bảo hiểm y tế, nhân thọ đến bữa ăn miễn phí, chăm sóc sức khỏe tinh thần,...
  • Làm việc với những người giỏi nhất:
    Môi trường “Startup” còn tạo ra một cộng đồng làm việc gắn kết, trao đổi cởi mở giữa nhân viên - sếp - đồng nghiệp. “Hạ cánh” tại doanh nghiệp khởi nghiệp là cơ hội cho bất cứ ai muốn hợp tác cùng những người giỏi nhất trong ngành.

 ❌ Nhược điểm khi làm việc cho công ty Startup

  • Khối lượng công việc nhiều:
    Sự phát triển “thần tốc” của công ty startup dẫn đến khối lượng công việc nhiều. Vì vậy, nhân viên phải đa nhiệm, thậm chí xử lý cả việc ngoài chuyên môn, nên không dễ để cân bằng giữa công việc và cuộc sống (work-life balance).
work-life-balance
Cách cân bằng công việc và cuộc sống
  • Thêm giờ làm:
    Làm tăng ca, thậm chí “overtime” vào cuối tuần hay ngày lễ là điều có thể đoán trước khi bạn phải xoay xở với quá nhiều việc. Điều này đặc biệt đúng nếu tham gia vào giai đoạn đầu phát triển của một công ty startup. 
  • Thiếu ổn định:
    Tại môi trường startup, sự biến động hầu như luôn hiện hữu và không có thông báo trước. Một nhân viên có thể bị chuyển từ dự án này sang dự án khác và đôi khi phải đảm nhiệm nhiều đầu việc khác nhau. Đây là lý do bạn luôn cần đến khả năng đa nhiệm (multitasking skill) khi làm việc tại startup. 
  • Cấu trúc không rõ ràng:
    Nhược điểm và đồng thời là yếu điểm của doanh nghiệp làm startup là trao nhiều quyền tự do hơn mức cần thiết cho nhân viên. Điều này dẫn đến vai trò bị nhầm lẫn. Và khi sự cố xảy ra, nhân viên cũng không biết phải báo cáo cho người sếp nào.
  • Tiềm lực tài chính yếu
    Đôi khi, bạn phải “đánh cược” tương lai vào công ty mà không biết chắc nó có thể phá sản lúc nào. Nếu khả năng thất bại của khởi nghiệp startup là cao, thì tỷ lệ thất nghiệp trong tương lai của bạn cũng tương xứng.

Kết luận:

Dù có nhiều rủi ro, song những cơ hội việc làm tại công ty startup vẫn có sức hút lớn với nhiều bạn trẻ mong muốn trải nghiệm những điều mới mẻ, thú vị. Những áp lực không còn là rào cản nếu như chúng ta có sự tìm hiểu trước về “Startup là gì?” cũng như những thách thức so với khi làm việc tại các môi trường khác.

Đọc thêm: Ngành Fintech là gì? Cơ hội việc làm và mức lương bao nhiêu?

Cake là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Vera Le ---

3 Keuntungan berlangganan Newsletter Cake

  • Update berita mingguan
  • Tren industri dan rekomendasi skill
  • Lowongan pekerjaan terbaru dan informasi pencarian kerja
Newsletter

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

Artikel untuk kamu

Artikel terbaru lainnya
Tips Cari Kerja
12 Nov 2024

10+ red flag khi tìm việc bạn không thể bỏ qua

Dấu hiệu red flag khi tìm việc là những dấu hiệu “tiêu cực” cho thấy nhà tuyển dụng, công ty hoặc môi trường làm việc không phù hợp và gây ảnh hưởng đến tinh thần của bạn.