Nghề Talent Acquisition là gì và có gì khác với Recruiter?

talent-acquisition-la-gi
Talent Acquisition là làm gì?

Tìm kiếm và giữ chân người tài là mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của mọi doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, Talent Acquisition Specialist nổi lên như một vị trí chiến lược toàn diện, có khả năng giúp công ty thu hút những cá nhân xuất sắc nhất.  

Vai trò của người làm Talent Acquisition là gì mà có thể ảnh hưởng tới hoạt động nhân sự? Khi tuyển dụng Talent Acquisition, doanh nghiệp sẽ ưu tiên tố chất nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để có thêm định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực HR nhé.

Talent Acquisition là gì?

Khái niệm Talent Acquisition

Trong lĩnh vực nhân sự, “Talent” được hiểu là những nhân tài có năng lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và ngành nghề. Vậy, Talent Acquisition nghĩa là gì?

Khi kết hợp với “Acquisition” (thu về, giành được, đạt được), Talent Acquisition - TA trở thành thuật ngữ nói tới quá trình tìm kiếm, thu hút và lựa chọn những người có kỹ năng, chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp với các vị trí cần thiết trong doanh nghiệp.

TA thường được thực hiện bởi phòng Nhân sự nội bộ - phòng ban quan trọng giúp công ty có được những nhân viên có chất lượng cao, đóng góp cho sự thành công và phát triển không chỉ hôm nay mà cả về sau.

Phân biệt Talent Acquisition và Recruitment Consultant

TA và Recruitment Consultant là hai khái niệm thường gặp trong lĩnh vực tuyển nhân sự, song về bản chất lại là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Điểm khác biệt giữa TA với Recruiter là gì?


Talent Acquisition
Recruitment Consultant/Recruiter
Định nghĩa
Là phương pháp tiếp cận nhân sự mang tính chiến lược và dài hạn nhằm xác định, thu hút và lựa chọn những cá nhân có kỹ năng để đáp ứng nhu cầu của công ty.
Là các cá nhân hoặc công ty dịch vụ nhân sự chuyên nghiệp (Recruitment Agency), giúp doanh nghiệp tuyển dụng các vị trí cụ thể.
Nội dung công việc
Toàn bộ quá trình tuyển dụng, từ lên kế hoạch, xây dựng thương hiệu tuyển dụng, phân bổ nguồn lực cho đến đào tạo nội bộ.
Thường là các nhiệm vụ của hoạt động tuyển dụng: tìm kiếm ứng viên, sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn và hỗ trợ quá trình đánh giá.
Mục tiêu hành động
Không chỉ dừng ở việc lấp đầy khoảng trống nhân sự ngay lập tức, mà còn nhằm phát triển nguồn Talent Pool cho tương lai.
Tập trung vào nhu cầu nhân lực cấp bách, giúp doanh nghiệp tìm người phù hợp với các vị trí tuyển dụng.
Tính chất của chiến lược tuyển dụng Dự đoán vòng đời nhân viên để xây dựng quy trình tuyển dụng mang tính tuần hoàn.Xây dựng quy trình tuyển dụng tuyến tính, nghĩa là tuyển hết nhân sự này đến nhân sự khác.
recruitment-consultant-la-gi
Đọc thêm: Công việc của Recruitment Consultant là gì?

Nghề Talent Acquisition là làm gì?

Mô tả công việc của Talent Acquisition

Giống như mọi nghề khác, nhiệm vụ cụ thể của TA trong nhân sự là gì còn phụ thuộc vào nhu cầu thực tế công ty nhưng nhìn chung bao gồm các hoạt động chính sau:

  • Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng: Tạo ra hình ảnh tích cực và uy tín về công ty trong mắt các ứng viên tiềm năng bằng cách hợp tác với các kênh truyền thông, tổ chức sự kiện, triển khai chương trình đào tạo, v.v.
  • Phân định nguồn nhân lực: Để xây dựng một đội ngũ nhân sự xuất sắc, Talent Acquisition cần có sự am hiểu sâu sắc về chiến lược kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp để xác định đúng kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết cho từng vị trí tuyển dụng.
  • Hoạch định nguồn lực trong tương lai: Dự báo nhu cầu nhân lực ngắn hạn và dài hạn của công ty dựa trên chiến lược kinh doanh, biến động thị trường, thực tế phát triển công nghệ và các yếu tố chủ quan, khách quan khác.
  • Đa dạng hóa lực lượng lao động: Tìm kiếm và thu hút những ứng viên có nền văn hóa, giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm và quan điểm khác biệt, để tạo ra một môi trường làm việc sáng tạo và cải thiện hiệu suất của công ty trong thời kỳ đổi mới.
  • Phát triển nguồn Talent Pool: Xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu các ứng viên tiềm năng cho các vị trí khác nhau trong công ty, thông qua các phương tiện như mạng xã hội, trang web tuyển dụng, hay do nhân viên giới thiệu.
  • Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với ứng viên: Luôn giữ liên lạc với ứng viên, thông báo kết quả phỏng vấn trong thời gian sớm nhất, cá nhân hóa quá trình tuyển dụng,... là những hoạt động mà TA có thể thực hiện nhằm xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với ứng viên.
  • Đo lường và dự đoán: Thu thập dữ liệu về trải nghiệm ứng viên là yếu tố không thể thiếu trong quá trình talent acquisition. Thông qua việc phân tích dữ liệu, TA có thể xác định những điểm mạnh, điểm yếu của quy trình tuyển dụng và từ đó cải thiện để xây dựng hành trình trải nghiệm ứng viên tuyệt vời. Điều này không chỉ giúp thu hút được những ứng viên tài năng mà còn góp phần xây dựng hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp trên thị trường tuyển dụng.


Bạn có thể tham khảo tin tuyển dụng Talent Acquisition của công ty HTC dưới đây để biết thêm chi tiết nhiệm vụ của một TA trong nhân sự là gì.

tuyen-dung-talent-acquisition
Nền tảng tìm việc Cake.me

Lộ trình phát triển nghề Talent Acquisition  như thế nào? 

Nếu đang ấp ủ định hướng nghề nghiệp trong mảng TA, bạn sẽ cần trải qua lộ trình với 4 giai đoạn phát triển tương ứng với 4 cấp bậc như sau: 

  • Talent Acquisition Intern (Thực tập sinh)

Vị trí này không yêu cầu kinh nghiệm và phù hợp với người mới tốt nghiệp. Tại đây, bạn sẽ thực hành các nhiệm vụ tuyển dụng cơ bản: tìm kiếm, liên hệ và lên lịch phỏng vấn ứng viên. Điều quan trọng là thể hiện thái độ ham học, khả năng chịu áp lực và kỹ năng giao tiếp.

  • Talent Acquisition Specialist (Chuyên viên)

Chuyên viên TA đảm nhận xây dựng hồ sơ ứng viên, thiết kế quy trình phỏng vấn và áp dụng các phương pháp tuyển dụng hiệu quả. Để hoàn thành xuất sắc vai trò này, bạn cần ít nhất 2 năm kinh nghiệm tuyển nhân sự cùng tư duy sáng tạo, kỹ năng tổ chức và giải quyết vấn đề.

  • Talent Acquisition Manager (Trưởng bộ phận)

Manager là người quản lý, điều phối các hoạt động tuyển dụng của bộ phận hoặc dự án cụ thể. Tiêu chí tuyển dụng Talent Acquisition cấp quản lý là tối thiểu 3 năm kinh nghiệm, khả năng lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực, theo dõi tiến độ và đánh giá hiệu quả quy trình tuyển dụng.

  • Talent Acquisition Executive (Giám đốc)

Vai trò giám đốc tập trung vào công tác hoạch định, phát triển chiến lược và điều phối ngân sách cho các hoạt động tuyển dụng. Muốn đạt được cấp bậc này, bạn cần tích lũy ít nhất 5 năm kinh nghiệm và sở hữu tư duy chiến lược dài hạn, cùng khả năng thuyết phục, đàm phán tốt.

📍 Khám phá ngay 7 xu hướng nghề nghiệp trong tương lai ở Việt Nam!

Câu hỏi thường gặp về nghề Talent Acquisition

🔎 Học ngành gì để trở thành Talent Acquisition? 

Hiện tại, ở Việt Nam chưa có ngành học cụ thể về Talent Acquisition. Tuy nhiên, những bạn tốt nghiệp các ngành như Quản trị nhân lực, Quản trị kinh doanh, Marketing, Khoa học xã hội,... đều có thể phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, việc tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về kỹ năng và kiến thức trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự, sẽ giúp bạn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường lao động.

🔎 Kỹ năng cần có của Talent Acquisition là gì? 

TA là lĩnh vực đòi hỏi sự đa nhiệm và đa dạng kỹ năng, trong đó 7 nhóm năng lực cần có là:

  • Kỹ năng giao tiếp, để xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, ứng viên và đối tác.
  • Nhạy bén với xu hướng thị trường, giúp quyết định chiến lược và tối ưu hóa quy trình.
  • Kỹ năng sáng tạo để áp dụng linh hoạt phương pháp thu hút ứng viên phù hợp.
  • Kỹ năng quản lý dự án, giúp quản lý nhiều dự án tuyển dụng cùng một lúc.
  • Năng lực làm việc nhóm để dễ dàng phối hợp với các bộ phận khác trong công ty.
  • Kỹ năng sử dụng công nghệ và các nền tảng mạng xã hội nhằm tối ưu hóa hiệu suất.
  • Kỹ năng thu thập và phân tích dữ liệu liên quan nhằm cải thiện quy trình tuyển dụng cũng như đưa ra các quyết định tuyển dụng đúng đắn hơn.

🔎 Nhu cầu tuyển dụng Talent Acquisition hiện nay ra sao? 

Nhu cầu nhân lực cho TA tăng cao khi các doanh nghiệp đã hiểu rõ hơn tầm quan trọng của chiến lược tuyển dụng nhân sự bền vững.

Để bắt đầu hành trình trở thành TA, bạn hãy truy cập ngay danh sách việc làm Talent Acquisition Intern, Full-time từ các doanh nghiệp hàng đầu trên website Cake, giúp bạn nhanh chóng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp phù hợp với mình.

🔎 Mức lương trung bình của Talent Acquisition là bao nhiêu?

Mức lương trung bình của vị trí Talent Acquisition tùy thuộc vào yếu tố như địa điểm làm việc, quy mô công ty, ngành nghề kinh doanh của công ty và kinh nghiệm của ứng viên. Thông thường, thu nhập hàng tháng của chuyên viên dao động từ $600 - $800, và từ $1500 - $3000 với vị trí Talent Acquisition Manager.



Kết luận

Talent Acquisition Specialist không chỉ là chuyên gia chiến lược thu hút nhân tài, mà còn là người kết nối ứng viên tiềm năng và cơ hội việc làm tương xứng. Vậy, chìa khóa thành công trong vai trò Talent Acquisition là gì? Ngoài kiến thức sâu sắc về quy trình tuyển dụng, sự nhạy bén, sáng tạo, và khả năng xây dựng mối quan hệ cũng rất quan trọng. 

Trước tác động thị trường lao động cạnh tranh, khi tuyển dụng Talent Acquisition và các vị trí khác trong nghề HR, doanh nghiệp sẽ ưu tiên những cá nhân dám đối mặt với thách thức, nhanh nhạy với xu hướng, và không ngừng hoàn thiện bản thân.

Đọc thêm: HR là gì? Nghề nhân sự và các mảng công việc hấp dẫn

Công cụ tạo CV online trên Cake cung cấp nhiều mẫu CV miễn phí đa ngành nghề và các bài viết về cách làm hồ sơ xin việc hữu ích. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả: Hoang Phuong ---

3 Benefits of Subscribing to Cake's Newsletter

  • Bi-weekly newsletter updates
  • Industry trends and skills recommendation
  • Latest job openings and job search information
Newsletter

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Resume & CV
Mar 3rd 2025

5 mẫu giấy xác nhận thực tập chuẩn nhất cho sinh viên năm cuối

Giấy xác nhận thực tập là minh chứng cho việc bạn đã hoàn thành khóa thực tập tại công ty. Hãy chuẩn bị thật chỉn chu để vượt qua học kỳ cuối thật tốt nhé!