Talent Pipeline là gì? Khái niệm, lợi ích và quy trình xây dựng A-Z

xay-dung-talent-pipeline
Quy trình 5 bước xây dựng Talent Pipeline cho doanh nghiệp

Trước đây, khi cần tuyển nhân viên mới, hầu hết các công ty thường phụ thuộc vào các đơn ứng tuyển truyền thống từ ứng viên xin việc (organic application), nhưng ngày càng nhiều doanh nghiệp đang chuyển sang các chiến lược tuyển dụng chủ động hơn. 

Một trong những cách tiếp cận đó là Talent Pipeline - hay việc xây dựng mối quan hệ với ứng viên tiềm năng trước khi họ nghĩ đến việc làm tại công ty. Việc áp dụng phương pháp này giúp doanh nghiệp hiện đại tuyển dụng hiệu quả bằng cách thu hút những nhân tài giỏi và lấp đầy các vị trí trống nhanh hơn, từ đó duy trì khả năng cạnh tranh trong ngành.

Trong bài viết này, Cake giải thích Talent Pipeline là gì, thảo luận về những lợi ích của phương pháp tuyển dụng này, cũng như chia sẻ các bước để doanh nghiệp xây dựng và duy trì “pipeline” ứng viên chất lượng cao.

Talent Pipeline là gì?

Talent Pipeline là một trong những khái niệm quan trọng trong quy trình tuyển dụng hiện đại. Để hiểu rõ hơn, trước tiên hãy phân tích hai từ khóa chính: 

“Talent” là gì?

“Talent" có nghĩa là "tài năng" hay "nhân tài" trong lĩnh vực nhân sự (HR). Thuật ngữ này chỉ những ứng viên có tiềm năng, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với các vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển dụng.

“Pipeline” là gì?

"Pipeline" trong tiếng Anh có nghĩa là "đường ống", hoặc nghĩa bóng là quá trình hoặc giai đoạn từ khi nhân tố tiềm năng xuất hiện cho đến khi đạt được kết quả cuối cùng. 

Vậy pipeline trong kinh doanh là gì? Tương tự, pipeline trong kinh doanh hoặc tuyển dụng nhân sự cũng là chuỗi các bước từ khi “phát hiện” ứng viên tiềm năng cho đến khi tuyển dụng thành công.

Talent Pipeline là gì?

Như vậy, Talent Pipeline, hay Talent Pipelining là quá trình xác định và phát triển mối quan hệ với những cá nhân có tiềm năng, những người mà doanh nghiệp có thể liên hệ và tuyển dụng trong tương lai. Đây là một chiến lược tuyển dụng mang tính chủ động, đòi hỏi nhà tuyển dụng hoặc HR manager tìm kiếm và kết nối với những talent ngay cả khi họ chưa có ý định tìm kiếm công việc mới.

Điều này giúp doanh nghiệp không phải bắt đầu lại quy trình tuyển dụng từ đầu mỗi khi cần người, khi đã có sẵn pipeline ứng viên chất lượng.

Ví dụ:

Một công ty lớn cần tuyển nhân sự cho các vị trí cấp cao như giám đốc tài chính, giám đốc nhân sự trong tương lai gần. Để không mất nhiều thời gian tuyển dụng khi các vị trí này trống, công ty sử dụng chiến lược Talent Pipeline. Họ chủ động tìm kiếm các ứng viên tiềm năng từ các kênh tuyển dụng cao cấp như LinkedIn Premium, Cake Talent Search, các sự kiện networking trong ngành, giới thiệu từ những người trong nội bộ, v.v.

Những ứng viên này được công ty tiếp cận và duy trì mối quan hệ, thường xuyên nhận các email về tình hình phát triển của công ty, tham gia các buổi gặp mặt cá nhân, hoặc hội thảo.

Sự khác nhau giữa Talent Pipeline và Talent Pool là gì?

Talent Pool là gì?

Talent pool là một danh sách các ứng viên tiềm năng mà doanh nghiệp có thể tiếp cận khi tuyển dụng cho những vị trí trong tương lai. Đây là một nhóm các ứng viên đã được sàng lọc, đánh giá là có khả năng đáp ứng các yêu cầu công việc, nhưng chưa nhất thiết phải được tuyển dụng ngay lập tức. Các doanh nghiệp sử dụng Talent Pool thường không quá nhấn mạnh việc xây dựng mối quan hệ với các ứng viên tiềm năng này mà chỉ lưu trữ thông tin của họ. 

Ví dụ:

Một công ty muốn mở rộng quy mô trong vài năm tới, nhưng chưa xác định được các vị trí cụ thể sẽ cần tuyển dụng. Họ quyết định xây dựng một Talent Pool gồm những ứng viên tiềm năng từ các kênh tuyển dụng như LinkedIn, Cake, VietnamWorks, TopCV hoặc từ các hội thảo, sự kiện ngành. Công ty lưu thông tin của họ vào cơ sở dữ liệu ứng viên để có thể liên hệ khi cần.

So sánh Talent Pool và Talent Pipeline

Cả Talent Pool và Talent Pipeline đều là những chiến lược quan trọng trong tuyển dụng, nhưng hai khái niệm này có những đặc điểm khác biệt rõ ràng. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết:

Đặc điểm
Talent Pool
Talent Pipeline
Định nghĩa
Danh sách các ứng viên tiềm năng có khả năng phù hợp với nhiều vị trí trong tương lai.
Quá trình xây dựng và duy trì mối quan hệ với các ứng viên tiềm năng để có thể tuyển dụng ngay khi cần.
Tính chất
Mang tính bị động, lưu trữ thông tin ứng viên mà không cần tương tác liên tục.
Mang tính chủ động, liên tục tương tác và duy trì mối quan hệ với ứng viên.
Mục tiêu
Dự trữ nguồn nhân lực cho các vị trí không xác định trước, hoặc có thể cần tuyển dụng trong tương lai.
Chuẩn bị sẵn sàng cho các vị trí cần tuyển dụng trong tương lai gần hoặc ngay lập tức.
Tương tác với ứng viên
Ít tương tác, chỉ lưu trữ thông tin ứng viên.
Thường xuyên tương tác, cập nhật và duy trì mối quan hệ lâu dài với ứng viên.
Quy mô
Quy mô thường lớn hơn vì bao gồm nhiều ứng viên cho nhiều vị trí khác nhau.
Quy mô nhỏ hơn vì tập trung vào các ứng viên có khả năng đáp ứng một số vị trí cụ thể.

Vai trò của xây dựng Talent Pipeline đối với doanh nghiệp

Việc xây dựng Talent Pipeline mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt. Dưới đây là 5 lợi ích quan trọng:

1. Tối ưu hóa quy trình tuyển dụng

Việc duy trì Talent Pipeline có thể rút ngắn đáng kể quá trình tuyển dụng. Khi có một vị trí trống, HR có thể ngay lập tức bắt đầu tìm kiếm trong danh sách ứng viên tiềm năng mà họ đã xây dựng sẵn. 

chan-dung-ung-vien
Cần chú ý gì khi tạo “candidate persona”?

2. Tìm được ứng viên phù hợp với văn hóa công ty

Một Talent Pipeline cụ thể cũng giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên qua phong cách giao tiếp và làm việc trước khi họ được tuyển dụng.

3. Duy trì các mối quan hệ ý nghĩa

Talent Pipelining tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ với các chuyên gia trong ngành, từ rất sớm, trước cả khi họ có ý định thay đổi công việc. Quá trình xây dựng mối quan hệ bền vững này không chỉ mang lại lợi ích cho nhà tuyển dụng mà còn giúp ứng viên cảm thấy được quan tâm và đánh giá cao.

4. Đảm bảo chất lượng ứng viên

Do đã có thời gian tiếp cận và phân tích kỹ lưỡng, doanh nghiệp có thể tuyển chọn những ứng viên tốt nhất.

5. Đảm bảo sự liên tục trong hoạt động kinh doanh 

Khi có những thay đổi bất ngờ về nhân sự, Talent Pipeline sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng lấp đầy các vị trí trống.

Quy trình xây dựng Talent Pipeline hiệu quả

Nếu chuyên viên HR hoặc nhà tuyển dụng đang cân nhắc xây dựng Talent Pipeline để cải thiện quy trình tuyển dụng và đảm bảo có sẵn những ứng viên hàng đầu cho các vị trí trong tương lai, dưới đây là gợi ý chi tiết với các bước cần thiết:

✅ Xác định mục tiêu xây dựng Talent Pipeline.

Trước khi bắt đầu xây dựng Talent Pipeline, việc thiết lập các mục tiêu rõ ràng và có thể đo lường được là rất quan trọng. Nhà tuyển dụng cần suy nghĩ về những gì doanh nghiệp cần đạt được qua chiến lược này, chẳng hạn như lấp đầy nhanh chóng các vị trí quan trọng hoặc thu hút các chuyên gia hàng đầu trong ngành. 

Các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) có thể được sử dụng để định hình các mục tiêu phù hợp với các mục tiêu kinh doanh dài hạn.

Một cách tiếp cận hữu ích để thiết lập mục tiêu là sử dụng mô hình SMART:

  • Specific (Cụ thể): Xác định rõ kết quả mong muốn (ví dụ: tạo một Talent Pipeline cho các vị trí lãnh đạo).
  • Measurable (Đo lường được): Quyết định cách bạn sẽ theo dõi tiến trình (ví dụ: trong quý 4 năm 2024 cần có ít nhất 30 ứng viên đủ tiêu chuẩn trong pipeline).
  • Attainable (Khả thi): Đảm bảo mục tiêu đề ra của là thực tế dựa trên nguồn lực hiện có của doanh nghiệp.
  • Relevant (Liên quan): Mục tiêu cần gắn kết với các nhu cầu kinh doanh tổng thể.
  • Time-based (Thời hạn): Đặt ra thời gian hoàn thành các mục tiêu trên.

Việc thiết lập những thông số này đảm bảo quy trình phát triển Talent Pipeline có cấu trúc và mục đích rõ ràng.

✅ Xác định ứng viên tiềm năng.

Tiếp theo, một chiến lược để xác định các ứng viên tiềm năng cho pipeline của doanh nghiệp là cần thiết. Có nhiều kênh khác nhau để nhà tuyển dụng tìm kiếm talent:

  • Mạng xã hội chuyên nghiệp (Cake, LinkedIn, Threads, v.v)
  • Sự kiện kết nối và ngày hội tuyển dụng
  • Giới thiệu nội bộ (Khuyến khích nhân viên giới thiệu những chuyên gia có trình độ để mở rộng mạng lưới ứng viên tiềm năng)

✅ Chủ động kết nối.

Khi đã xác định được các ứng viên tiềm năng cho Talent Pipeline, nhà tuyển dụng hãy tận dụng các cơ hội kết nối trực tiếp khi có thể để hỗ trợ việc xây dựng networking lâu dài. Các sự kiện trong ngành như hội nghị hoặc các buổi gặp gỡ là những cơ hội tốt. Việc soạn thảo một email chuyên nghiệp để giới thiệu bản thân và công ty, từ đó bắt đầu một cuộc trò chuyện cũng rất phổ biến. 

✅ Phát triển mối quan hệ.

Tiếp theo, nhà tuyển dụng cần tiếp tục xây dựng mối quan hệ với các chuyên gia trong Talent Pipeline. Ngay từ giai đoạn đầu, một quá trình “thẩm định” để tìm hiểu thêm về kỹ năng, kinh nghiệm và tính cách của họ cũng là cần thiết. Sau khi đã xác định được những người phù hợp nhất, các doanh nghiệp thường giữ liên lạc với pipeline của mình bằng những kết nối định kỳ như các cuộc gọi, email cập nhật hoặc gặp mặt trực tiếp.

✅ Liên hệ với các ứng viên tiềm năng.

Khi có một vị trí trống trong doanh nghiệp, nhà tuyển dụng luôn có thể xem lại danh sách ứng viên trong Talent Pipeline để tìm những người phù hợp. Hãy liên hệ với nhiều ứng viên cùng lúc, để kể cả khi một người chưa sẵn sàng, bạn vẫn có nhiều ứng viên tiềm năng khác. 

✅ Duy trì mối quan hệ.

Có những ứng viên sẽ không phù hợp hoặc chưa sẵn sàng cho một vị trí vào một thời điểm nhất định, nhưng họ vẫn có thể là ứng viên sáng giá cho một vai trò khác trong tương lai. Vì vậy, nhà tuyển dụng hãy tiếp tục duy trì mối quan hệ với những ứng viên tiềm năng đã từng được cân nhắc. Mối quan hệ dài hạn với các talent cũng giúp doanh nghiệp xây dựng thêm danh sách ứng viên tiềm năng, vì có thể họ sẽ giới thiệu thêm đồng nghiệp, bạn bè tin cậy.



Kết luận 

Talent Pipelining không chỉ giúp doanh nghiệp luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nhân sự mà còn góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút và giữ chân nhân tài. Trong thị trường lao động nhiều thay đổi và phát triển không ngừng, việc áp dụng một quy trình tuyển dụng bền vững, hiệu quả như Talent Pipeline là yếu tố then chốt để chuyên viên HR hay nhà tuyển dụng định hướng chính sách nhân sự đúng đắn cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp của bạn mong muốn xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng? Liên hệ ngay với đội ngũ headhunter giàu kinh nghiệm của Cake để được tư vấn về giải pháp tuyển dụng hiệu quả nhất, mà vẫn đảm bảo tối ưu hóa thời gian, chi phí và nguồn lực cho quy trình tuyển dụng của công ty.



Cake giới thiệu E-book - tài liệu miễn phí hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi từ tuyển dụng thụ động sang chủ động, giúp tối ưu quy trình tìm kiếm nhân tài. TẢI TẠI ĐÂY

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Recruitment & HR
Dec 16th 2024

Quy trình tuyển dụng nhân sự của Viettel như thế nào?

Quy trình tuyển dụng nhân sự của Viettel được thiết lập để tuyển chọn ứng viên có năng lực và đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.