Trình độ ngoại ngữ trong CV - Ghi thế nào cho đúng và ấn tượng?

trinh-do-ngoai-ngu-trong-cv
Ghi trình độ ngoại ngữ trong CV như thế nào?

Trong thời buổi hội nhập toàn cầu như hiện nay, cơ hội việc làm sẽ đến với ai có chứng chỉ tiếng Anh hay bất kỳ một ngoại ngữ thông dụng nào khác. Trình độ ngoại ngữ trong CV được nhiều nhà tuyển dụng ở cả trong và ngoài nước quan tâm và là một trong những mấu chốt quan trọng giúp ứng viên được lọt vào vòng trong, đặc biệt nếu bạn ứng tuyển vào các ngành nghề đặc thù liên quan đến ngoại ngữ hoặc vào các tập đoàn đa quốc gia.

Cùng tham khảo qua bài viết hướng dẫn cách viết trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch hoặc đơn xin việc dưới đây của Cake nhé!

Khi nào cần ghi ngoại ngữ trong đơn xin việc? 

1. Viết CV xin học bổng / CV du học

“Chứng chỉ ngoại ngữ" luôn là điều kiện bạn phải đáp ứng đầu tiên khi muốn xin học học bổng đi du học. Ở bất kỳ quốc gia, hồ sơ xin học bổng đầy đủ phải có CV tiếng Anh hoặc CV song ngữ. Và ứng viên phải trình bày rõ ràng về trình độ ngoại ngữ trong CV. Việc này sẽ giúp hội đồng xét duyệt có đủ cơ sở để đánh giá và chọn lọc ra những ứng viên phù hợp cho vòng tiếp theo.

2. Xin việc tại các công ty nước ngoài

Nếu muốn tìm việc ở một đất nước khác, đặc biệt là các nước nói tiếng Anh hoặc xin việc tại các công ty đa quốc gia thì chắc chắn bạn phải biết cách thể hiện khả năng ngoại ngữ trong CV để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Mặt khác, điều này cũng giúp nhà tuyển dụng dễ dàng lựa chọn ngôn ngữ phù hợp nhất dùng cho vòng phỏng vấn với ứng viên.

Ví dụ, đính kèm bằng TOEIC, IELTS là một cách ghi trình độ ngoại ngữ trong cv, hoặc bạn cũng có thể viết CV tiếng Anh thật hay để chứng minh năng lực.

3. Ứng tuyển vào ngành nghề có yêu cầu ngoại ngữ

Một số công việc đặc thù bắt buộc ứng viên phải liệt kê chứng chỉ tiếng Anh trong CV (ví dụ như: CV ngành IT, CV giáo viên, CV trợ giảng, v.v). Vì đây là những công việc đòi hỏi năng lực cũng như kiến thức chuyên môn, nên trình độ ngoại ngữ sẽ là một yếu tố cực kì quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá và lựa chọn ra được người phù hợp nhất.

Cách ghi trình độ ngoại ngữ trong CV

✅ Sử dụng khung tham chiếu phù hợp

Mỗi quốc gia sẽ ưu tiên các chứng chỉ tiếng Anh khác nhau, bạn nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn khung tham chiếu phù hợp.

Sau đây là 3 khung tham chiếu về trình độ ngoại ngữ phổ biến:

1. CEFR - Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu

Đây là khung phân loại về cấp độ thông thạo ngoại ngữ được dùng chung trong Liên minh Châu Âu và là khung tham chiếu phổ biến nhất được nhiều quốc gia sử dụng. 

6 cấp của trình độ ngoại ngữ bao gồm:

  • A1 - Cấp độ Mới bắt đầu (Beginner)
  • A2 - Cấp độ Sơ cấp (Elementary)
  • B1 - Cấp độ Tiền trung cấp (Pre-Intermediate)
  • B2 - Cấp độ Trung cấp (Intermediate)
  • C1 - Cấp độ Nâng cao (Upper-Intermediate)
  • C2 - Cấp độ Thành thạo (Advanced)

2. ILR - Khung tham chiếu của Hội Bàn Tròn Các Tổ Chức Ngôn Ngữ

Là khung tham chiếu của Mỹ về đo lường cấp độ thông thạo ngoại ngữ (từ 0 đến 5) qua 4 kĩ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết.

5 cấp của trình độ ngoại ngữ bao gồm:

  • ILR Level 0 - Không thành thạo (No proficiency)
  • ILR Level 1 - Trình độ sơ cấp (Elementary proficiency)
  • ILR Level 2 - Trình độ sử dụng trong môi trường làm việc còn hạn chế (Limited working proficiency)
  • ILR Level 3 - Trình độ sử dụng thành thạo trong môi trường làm việc (Professional working proficiency)
  • ILR Level 4 - Trình độ thành thạo cả 4 kỹ năng (Full professional proficiency)
  • ILR Level 5 - Trình độ tương đương với người bản ngữ hoặc song ngữ (Native or bilingual proficiency)

3. ACTFL - Khung tham chiếu của Hội đồng Giảng dạy Ngoại ngữ Hoa Kỳ

Được nâng cấp từ khung tham chiếu ILR để dành riêng cho việc cải tiến và mở rộng việc dạy và học tất cả các ngôn ngữ ở mọi cấp độ giảng dạy.

5 cấp của trình độ ngoại ngữ bao gồm:

  • Novice - Cấp độ Mới bắt đầu 
  • Intermediate - Cấp độ Trung cấp 
  • Advanced - Cấp độ Nâng cao 
  • Superior - Cấp độ Cao cấp
  • Distinguished - Cấp độ Phân biệt

✅ Show chứng chỉ ngoại ngữ

Để xác định đúng trình độ ngoại ngữ của bản thân, bạn nên tham gia vào các kỳ thi lấy chứng chỉ của ngôn ngữ đó. Dựa vào chứng chỉ đạt được, bạn có thể thể hiện trình độ ngoại ngữ trong CV bằng cách nêu tên ngôn ngữ, cấp độ theo khung tham chiếu, tên chứng chỉ đạt được và thang điểm.

Ví dụ:

  • English (CEFR-C1): IETLS 8.0
  • Mandarin (CEFR-B2): HSK 4
  • Japanese (ILR Level 2+): JLPT N3
cach-ghi-trinh-do-ngoai-ngu-trong-cv
Cách ghi trình độ ngoại ngữ trong đơn xin việc, CV chuẩn

Ghi trình độ ngoại ngữ trong CV ở đâu?

Dưới đây là 3 mục thông dụng để bạn thể hiện trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch/đơn xin việc:

1. Mục ngoại ngữ

Bạn có thể liệt kê tất cả các ngôn ngữ mà bạn sử dụng, kèm theo cấp độ thành thạo theo khung tham chiếu.

Ví dụ:

  • German: ILR Level 3+
  • English: ACTFL Advanced high

2. Mục “Kinh nghiệm làm việc" 

Hãy trình bày các nhiệm vụ bạn đảm nhiệm trong công việc trước đó mà có sử dụng đến khả năng ngoại ngữ trong CV của bạn.

Ví dụ các kinh nghiệm làm việc trong CV hướng dẫn viên du lịch:

  • Introduce the Spanish history and culture for foreign visitors.
  • Answer foreign customer’s calls and handle all incoming and out-going mails.
  • Book travel tickets for the alien.

3. Mục “Chứng chỉ" 

Liệt kê các chứng chỉ bạn đạt được kèm theo thang điểm cũng là một cách hiệu quả để minh chứng cụ thể hơn về trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch của bạn đấy!

Ví dụ:

  • TOEFL iBT 110
  • DELF 450
cach-lam-cv-xin-viec
Đọc thêm: 5 lý do nên tạo CV online trên Cake

3 tip miêu tả trình độ ngoại ngữ trong CV

1. Xác định được trình độ ngoại ngữ của bản thân

Có 2 cách để bạn xác định đúng được trình độ ngoại ngữ của bản thân:

  • Tham dự các bài thi và lấy chứng chỉ được cung cấp bởi các tổ chức quốc tế và được đánh giá chuẩn xác bởi các chuyên gia ngôn ngữ. Tính nghiêm ngặt về mặt học thuật của các bài thi sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về cấp độ thông thạo ngoại ngữ của bản thân.
  • Nếu chưa từng thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ, bạn vẫn có thể tự kiểm tra trình độ ngoại ngữ của mình thông qua các bài test đánh giá năng lực online miễn phí trên mạng.

2. Trình bày khoa học, dễ nhìn

Tuy chỉ là một phần nhỏ nhưng mục ngoại ngữ trong đơn xin việc lại vô cùng quan trọng. Đặc biệt đối với những CV xin học bổng hoặc CV xin việc cho những ngành nghề đặc thù về ngoại ngữ thì càng phải chú trọng cách trình bày sao cho khoa học và làm nổi bật lên thế mạnh của bản thân. 

📍Tham khảo 10+ mẫu CV mới nhất tại đây để biết cách tạo CV online chuyên nghiệp!

3. Trung thực

Năng lực thật sự sẽ được bộc lộ khi va chạm thực tế. Do đó, hãy ghi trình độ ngoại ngữ trong CV một cách trung thực. Việc này sẽ giúp nhà xét duyệt đánh giá cao về bạn và bản thân bạn cũng sẽ tự tin hơn về năng lực của mình trong các vòng tuyển chọn kế tiếp.

Nếu bạn không tự tin về trình độ ngoại ngữ của bản thân cũng không sao, vì đó chỉ là điều kiện cần chứ không phải yếu tố tiên quyết.

Kết luận: 

Ngoại ngữ là sợi dây kết nối đầu tiên giữa bạn với nhà tuyển dụng khi đi xin việc, cho dù là họ mới chỉ đọc lướt qua hồ sơ xin việc của bạn. Để nổi bật trong đám đông thì cách ghi trình độ ngoại ngữ trong CV sao cho thật ấn tượng là một chiến thuật giúp ứng viên ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. 

Đặc biệt là khi đi xin việc tại các doanh nghiệp quốc tế hoặc xin học bổng đi du học thì ít nhất ứng viên phải thể hiện được khả năng ngoại ngữ trong đơn xin việc của mình. 

Đọc thêm: Lưu ý khi viết CV xin việc dành cho mọi ứng viên

Công cụ tạo CV online trên Cake cung cấp nhiều mẫu CV miễn phí đa ngành nghề và các bài viết về cách làm hồ sơ xin việc hữu ích. Hãy thu hút nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với CV chuyên nghiệp ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Casy Dang ---

3 lợi ích khi đăng ký nhận thông báo từ Cake

  • Không bỏ lỡ tin tức nổi bật
  • Cập nhật thông tin nghề nghiệp
  • Khám phá việc làm mới nhất
Newsletter

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

Các bài viết khác bạn có thể quan tâm

Bài viết liên quan mới nhất
CV & Hồ sơ xin việc
thg 11 4 2024

5 mẫu giấy xác nhận thực tập chuẩn nhất cho sinh viên năm cuối

Giấy xác nhận thực tập là minh chứng cho việc bạn đã hoàn thành khóa thực tập tại công ty. Hãy chuẩn bị thật chỉn chu để vượt qua học kỳ cuối thật tốt nhé!