Expat là gì? Thị trường việc làm expat tại Việt Nam như thế nào? Đây không chỉ là thắc mắc chung của người nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở nước ta, mà còn của các doanh nghiệp đang tìm kiếm sự đổi mới cho bộ máy tổ chức.
Hãy cùng Cake tìm hiểu tất tần tật những điều cần biết về expat ngay sau đây nhé!
Expat là cách viết rút gọn của cụm từ Expatriate, chỉ một người nước ngoài sinh sống và/hoặc làm việc ở quốc gia khác, nhưng vẫn giữ quốc tịch gốc của quê hương họ.
Với nhiều người, tình trạng này chỉ mang tính tạm thời, vì lý do công việc, hoặc vì mong muốn tìm kiếm việc làm có thu nhập cao hơn ở các quốc gia phát triển.
Tuy nhiên, đối với một số người, hình thức làm expat chính là cơ hội “tô màu” cho cuộc sống du mục kỹ thuật số (digital nomad), bằng những trải nghiệm văn hóa đa dạng, trong khi, vẫn có thể kiếm tiền online mọi lúc mọi nơi.
Dù đều cư trú và làm việc ở nước ngoài, nhưng expat và người nhập cư là hai khái niệm khác nhau. Tham khảo ngay bảng phân biệt bên dưới nhé!
Expat | Người nhập cư | |
Mục đích ra nước ngoài | Vì lý do công việc và vẫn giữ ý định trở về quê hương trong tương lai. | Vì nhiều lý do như lánh nạn chiến tranh, nghèo đói, tìm nền giáo dục tốt hơn cho con cái,... nên họ có xu hướng định cư lâu dài ở nước ngoài. |
Thời gian cư trú ở nước ngoài | Tạm thời | Lâu dài (thậm chí vĩnh viễn) |
Trình độ chuyên môn | Lực lượng lao động “expat” thường có học vấn, trình độ kỹ năng chuyên môn cao. | “Người nhập cư” là cụm từ được sử dụng rộng rãi, chỉ bất kỳ ai chuyển đến sống ở quốc gia khác, không phân biệt lý do (vì gia đình, công việc, sức khỏe,...). |
Địa vị kinh tế xã hội | Expat thường có địa vị kinh tế xã hội cao hơn người nhập cư. | Cụm từ “người nhập cư” bao hàm mọi tầng lớp xã hội. |
Lưu ý: Bảng so sánh trên chỉ mang tính tương đối, vì đây là hai khái niệm trừu tượng. Trong một số trường hợp ngoại lệ, cụm từ expat và người nhập cư có thể được sử dụng thay thế cho nhau.
Ví dụ: Đối với những expat quyết định định cư vĩnh viễn ở quốc gia nước ngoài mà họ đang sinh sống, hoặc một số người nhập cư có trình độ học vấn, cũng như kỹ năng chuyên môn cao, thì việc áp dụng khái niệm expat hay người nhập cư đều phù hợp.
Theo khảo sát Expat Insider 2023 do InterNations thực hiện, Việt Nam đứng thứ 14 trong số 53 điểm đến xứng đáng để tìm kiếm việc làm expat.
Cụ thể, 85% người nước ngoài (tham gia khảo sát) nói rằng họ cảm thấy hài lòng với cuộc sống tại đây, nhờ các yếu tố như chi phí sinh hoạt thấp, người dân thân thiện, cảnh quang thiên nhiên tươi đẹp,...
Vậy có những công việc nào phù hợp cho cộng đồng expat tại Việt Nam? Dưới đây là top 5 lựa chọn được ưa thích nhất.
Người nước ngoài có thể tận dụng vốn ngoại ngữ (Anh, Trung, Hàn,...) sẵn có, để tìm việc giảng dạy tại các trung tâm, trường mầm non, trung học quốc tế ở Việt Nam.
Tuy nhiên, hãy đảm bảo đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:
Với số lượng trường quốc tế ngày càng gia tăng, cơ hội việc làm giáo viên expat Việt Nam giúp mang lại thu nhập hấp dẫn.
Mức lương trung bình: Từ 1.500 - 3.500 USD/tháng.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, đồng thời, có chi phí lao động thấp. Vậy nên, ngày càng nhiều tập đoàn đa quốc gia (MNCs) lựa chọn Việt Nam để đặt văn phòng, nhà máy,...
Không chỉ các MNCs này mà cả các tập đoàn lớn ở Việt Nam cũng đều có nhu cầu tuyển dụng expat developer có khả năng giao tiếp tiếng Anh lưu loát, và trình độ chuyên môn cao. Đặc biệt, những expat Việt Nam mang quốc tịch Ấn Độ rất được săn đón, nhờ xuất thân từ cường quốc về công nghệ thông tin.
Mức lương trung bình: Từ 2.500 - 5000 USD/tháng.
Du lịch cũng là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam, được nhà nước chú trọng đẩy mạnh. Khi số lượng khách du lịch quốc tế tăng lên, nhiều nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng,... có nhu cầu tuyển dụng expat Marketing, để quảng cáo dịch vụ và phát triển thương hiệu (branding).
Nhờ vốn ngoại ngữ tốt, và sự thấu hiểu văn hóa, thị hiếu của một nhóm đối tượng khách đến từ quốc gia cụ thể, các expat rất giỏi trong việc nghiên cứu insight khách hàng, lập chiến lược tiếp thị hiệu quả,...
Mức lương trung bình: Từ 2.000 - 4.000 USD/tháng.
Hiện nay, có rất nhiều cơ hội việc làm sales cho expat tại Việt Nam, trong các lĩnh vực như công nghệ, bất động sản, du lịch, nhà hàng - khách sạn, giáo dục,...
Tùy từng công ty và tệp khách hàng hướng đến, những vị trí sales này sẽ yêu cầu trình độ tiếng Việt khác nhau.
Đối với những công ty đa quốc gia, hướng đến khách hàng quốc tế, Tiếng Anh là ngôn ngữ chính, trong khi, Tiếng Việt là lợi thế. Ngoài ra, ứng viên cần có kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp.
Đối với những vị trí việc làm expat bán hàng cho người Việt, hoặc môi trường công ty sử dụng tiếng Việt chủ yếu, thì khả năng giao tiếp tiếng Việt là bắt buộc.
Mức lương trung bình: Từ 2.000 - 5.000 USD/tháng.
Quản lý dự án (Project Manager) là vị trí yêu cầu kinh nghiệm phong phú, trình độ học vấn cao và chuyên môn sâu trong một lĩnh vực cụ thể. Mặt khác, nhiều dự án lớn có liên quan đến vấn đề pháp lý, chiến lược, và đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo các thành viên mang quốc tịch đa dạng.
Trong trường hợp đó, doanh nghiệp sẽ không dễ dàng tìm được ứng viên phù hợp từ nguồn nhân lực nội địa. Vậy nên, việc tuyển dụng expat tại Việt Nam là giải pháp hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian, công sức nhất.
Với vốn ngoại ngữ xuất sắc, mạng lưới quan hệ quốc tế rộng, cùng kiến thức về pháp lý và công nghệ tiên tiến từ quốc gia phát triển, những quản lý expat sẽ giúp công ty Việt Nam giải quyết rào cản văn hóa giữa các thành viên trong nhóm, thâm nhập thị trường mới trên thế giới, và bắt kịp tiến bộ công nghệ của nhân loại.
Mức lương trung bình: Từ 3.000 - 6.000 USD/tháng.
Theo quy định tại Điều 152 của Bộ luật Lao động 2019, để tuyển dụng expat làm việc ở Việt Nam, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
Ngoài ra, trong quá trình sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn, công ty nên kiểm tra xem ứng viên có visa hợp pháp để làm việc hay chưa.
Sau khi lựa chọn được ứng viên phù hợp, công ty cần xin giấy phép lao động theo đúng quy định, cũng như mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, và đảm bảo các quyền lợi khác cho nhân viên expat tại Việt Nam.
Dù tuyển người lao động Việt Nam, hay nước ngoài, thì doanh nghiệp đều nên đảm bảo sự công bằng và minh bạch.
Hãy tránh những định kiến và phân biệt đối xử với người không cùng quốc tịch, không chỉ trong quá trình screen CV, phỏng vấn, mà còn trong chính sách lương, đãi ngộ, thăng tiến,...
Mặt khác, cần làm rõ quy trình tuyển dụng ngay từ đầu, để đảm bảo mọi ứng viên đều có cơ hội bình đẳng.
Việc tuyển dụng expat tại Việt Nam sẽ khiến doanh nghiệp mất thời gian, chi phí làm thủ tục hành chính. Chưa kể, mức lương trung bình trả cho các expat cũng cao hơn lao động bình thường tại cùng vị trí ở Việt Nam.
Vì vậy, doanh nghiệp nên cân nhắc lợi, hại kỹ lưỡng trước khi quyết định tuyển dụng. Mặt khác, điều này nhằm chắc chắn expat sẽ mang lại giá trị thực cho tổ chức.
Khi tuyển dụng expat, tiêu chí quan trọng không thể bỏ qua là khả năng thích nghi, hòa nhập với môi trường đa văn hóa.
Điều này sẽ giúp các nhân viên mới giảm thiểu mâu thuẫn với đồng nghiệp, khách hàng, và nâng cao hiệu suất làm việc.
Để giữ chân nhân viên và nâng cao danh tiếng thương hiệu nhà tuyển dụng (employer branding), doanh nghiệp có thể cung cấp hỗ trợ thêm cho expat tại Việt Nam, trong việc:
Nhìn chung, tuyển dụng expat là chiến lược thông minh, giúp doanh nghiệp bù đắp sự thiếu hụt lao động có chuyên môn cao, khi không thể tìm được người thích hợp từ lực lượng lao động Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu muốn tiếp cận ứng viên tài năng, nhanh chóng, chất lượng, doanh nghiệp không nên bỏ qua sự hỗ trợ của đội ngũ Chuyên viên tuyển dụng (Recruitment Consultant) dày dạn kinh nghiệm, chuyên môn phong phú từ các Recruitment Agency.
Trong số đó, phải kể đến Cake, với lịch sử tuyển dụng nhân tài thành công, cho nhiều công ty Fortune 500 như Google, Dell, P&G, Uniqlo,... Chúng tôi tự tin cung cấp giải pháp nhân sự toàn diện, hiệu quả nhất, đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Đội ngũ Recruitment Consultant giàu kinh nghiệm của Cake cam kết tư vấn và mang đến các giải pháp tuyển dụng hiệu quả, đảm bảo chất lượng ứng viên cũng như tối ưu hóa thời gian, chi phí và nguồn lực cho quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp.
--- Tác giả: Vera Le ---
Explore a range of job search tools and resources to achieve your dream career goals. Join the fastest-growing talent platform in the APAC region and expand your professional network.