Upwork là gì? Cách tìm việc và kiếm tiền trên Upwork

tim-viec-upwork
Tìm việc và kiếm tiền trên Upwork như thế nào?

Upwork là gì mà luôn nằm trong top các trang tìm việc uy tín đối với dân freelancer. Phát sinh từ nhu cầu tuyển dụng ứng viên và tìm kiếm công việc trên toàn thế giới, Upwork đã được “khai sinh” như một nền tảng trung gian giúp kết nối doanh nghiệp và các cá nhân muốn tìm việc làm online. Vậy Freelancer Việt cần làm thế nào để kiếm tiền trên Upwork? Cùng tìm hiểu ngay với Cake nhé!

Upwork là gì?

Upwork là gì?” hay “Upwork có những công việc gì?” là những câu hỏi thắc mắc khá phổ biến nếu bạn vẫn còn lạ lẫm với nền tảng này. Về cơ bản, đây là website dành cho cá nhân đang làm các công việc tự do (freelance job) và làm việc từ xa (remote Job) thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, phổ biến nhất là dịch thuật, viết lách, thiết kế đồ họa, phát triển web, chỉnh sửa video,... 

Có thể nói, nền tảng Upwork là một trong những thị trường việc làm tự do phổ biến và mạnh mẽ nhất trên thế giới. Đồng thời Upwork Vietnam cũng là nền tảng uy tín dành cho dân Freelancer Việt giữa thị trường “màu mỡ” nhưng đầy tính cạnh tranh như hiện nay.

Những lý do bạn có thể tin tưởng và làm việc trên Upwork:

  • Trên Upwork có rất nhiều loại công việc khác nhau, đa dạng các lĩnh vực, tạo cơ hội tốt nhất cho Freelancer.
  • Thù lao kiếm được cho Upwork Freelancer khá cao so với mặt bằng chung.
  • Làm việc với khách hàng và doanh nghiệp nước ngoài cũng giúp bạn tăng khả năng sử dụng ngoại ngữ. 
  • Nhờ vào tính năng bảo vệ thanh toán, bạn có thể an tâm khi kiếm tiền trên Upwork.
  • Freelancer có thể tăng mức độ uy tín của Profile và nhận được mức thù lao cao hơn vào lần sau bằng cách hoàn thành tốt công việc được nhận.
cong-viec-freelancer
Những công việc freelancer hot nhất hiện nay

Cách sử dụng Upwork cho người tìm việc

BƯỚC 1. Tạo lập hồ sơ.

1.1. Tạo tài khoản Upwork

Hồ sơ trên nền tảng Upwork đóng vai trò vô cùng quan trọng, giống như chiếc CV xin việc mà bạn sử dụng để ứng tuyển vào các vị trí tại các doanh nghiệp.

Để tạo tài khoản, bạn chỉ cần truy cập website, click vào “Sign up”, sau đó chọn “I’m a freelancer, looking for work” (Tôi là freelancer và đang có nhu cầu tìm việc online).


Hoặc, bạn cũng có thể sử dụng tài khoản Google hoặc Apple để đăng ký tài khoản làm việc trên Upwork. Bước tiếp theo là nhập đầy đủ các thông tin được yêu cầu, bao gồm:

  • First Name (Tên chính + Tên đệm)
  • Last Name (Tên họ)
  • Mật khẩu
  • Quốc gia 


Tiếp đến, tick vào mục đồng ý với các điều khoản. Cuối cùng, nhấn chọn "Create My Account" để tiến hành đăng ký tài khoản.

LƯU Ý: 

Upwork hiện nay đang cung cấp 2 gói thành viên cho Freelancer: Basic và Plus.

  • Gói Basic được miễn phí, nhưng bạn sẽ trả tiền để kết nối với khách hàng tiềm năng. Freelancer tìm việc trên Upwork với gói Basic sẽ nhận được 10 "Kết nối" (Connect) miễn phí mỗi tháng, nhận mã thông báo nội bộ của nền tảng, được sử dụng để gửi đề xuất cho khách hàng. Bạn cũng có thể trả 0,15 USD cho mỗi kết nối bổ sung, được bán theo gói 10, 20, 40, 60 và 80. 
  • Gói Plus có giá 14,99 USD mỗi tháng, bao gồm các tính năng của gói cơ bản, đồng thời bổ sung thêm 80 Connect mỗi tháng, tính năng hiển thị mức giá của đối thủ cạnh tranh, tính năng bảo mật mức thù lao nhận được, tính năng tùy chỉnh URL hồ sơ của bạn. Đặc biệt, hồ sơ đăng ký gói Plus sẽ không bao giờ bị ẩn dù lâu ngày không hoạt động.

1.2. Điền đầy đủ thông tin cá nhân

Tiếp theo, bạn cần chỉn chu Profile của mình trên nền tảng này. Một số trường thông tin quan trọng cần có trong hồ sơ:

  • Công việc thuộc các lĩnh vực cụ thể mà bạn muốn tìm kiếm
  • Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc (nên bổ sung kinh nghiệm làm việc trên Upwork nếu có)
  • Một số thành tích/ kết quả đã đạt được
  • Ảnh chân dung
  • Nội dung mô tả bản thân
  • Thông tin về trình độ học vấn
  • Số giờ bạn có thể làm việc mỗi tuần
  • Mức lương mong muốn (Có thể tham khảo các profile khác để tìm được mức giá phù hợp nếu bạn mới lần đầu sử dụng Upwork Freelancer)

BƯỚC 2. Tìm việc online.

Sau khi hoàn thành hồ sơ, bạn có thể bắt đầu tìm việc và kiếm tiền trên Upwork. Cụ thể, Freelancer có thể tìm kiếm trên "Talent Marketplace" những công việc theo giờ hoặc giá cố định được đăng tuyển bởi các khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp. 

BƯỚC 3. Ứng tuyển việc làm.

Sau khi tìm được công việc phù hợp, hãy đưa ra mức giá mong muốn, kèm theo một số lý do hoặc cover letter trên Upwork cho khách hàng biết vì sao bạn là người phù hợp cho công việc này. Nếu khách hàng cảm thấy đề xuất của bạn phù hợp, họ có thể đặt lịch phỏng vấn để trao đổi về công việc. Cuối cùng, gửi cho bạn một hợp đồng để có thể bắt đầu làm việc với tư cách là Upwork Freelancer.

Lưu ý, mức giá theo giờ trên Upwork là mức giá trước khi khấu trừ dịch vụ. Vì vậy, nếu bạn đưa ra mức lương 20 USD/giờ, bạn sẽ nhận được 16 USD/giờ sau khi trừ mức phí 20%. 

BƯỚC 4. Thực hiện công việc.

Trong quá trình thực hiện các công việc trên Upwork, hãy giữ liên lạc thường xuyên với khách hàng để đảm bảo tiến độ cũng như hiệu quả công việc nhé! 

BƯỚC 5. Nhận thanh toán.

Để tránh bị lừa đảo trên Upwork, hãy đảm bảo thực hiện mọi thao tác trực tiếp trên nền tảng này (bao gồm: làm hợp đồng, thoả thuận và trao đổi công việc, thanh toán tiền lương,...). Thường thì bạn sẽ nhận thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng hoặc Paypal. 

Tất cả các dự án theo giờ đều được lập hóa đơn hàng tuần. Bạn sẽ được thanh toán sau khi bạn và khách hàng “chốt” thành quả cuối cùng. Các dự án có giá cố định sẽ được thanh toán khi bạn đạt được các mốc quan trọng như đã thỏa thuận. 

Upwork có những công việc gì?

Dưới đây là top các công việc trên Upwork có nhu cầu cao, đồng nghĩa với việc tỷ lệ cạnh tranh cũng khá gắt gao. Các bạn tham khảo thử nhé!

1. Viết lách

Content Writer (sáng tạo nội dung) có lẽ là công việc phổ biến nhất nếu bạn mong muốn tìm việc trên Upwork. Chỉ cần một chiếc laptop và một số công cụ hỗ trợ trực tuyến, bạn hoàn toàn có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách dễ dàng.

Đối với lĩnh vực này, bạn có thể sẽ đảm nhiệm các đầu việc hoặc dự án liên quan đến:

  • Viết bài SEO
  • Viết thông tin về doanh nghiệp hoặc sản phẩm/dịch vụ của họ trên trên website
  • Sản xuất Social Content (nội dung đăng trên các nền tảng mạng xã hội)
  • ...

2. Dịch thuật

Đối với công việc này, bạn có thể kiếm tiền trên Upwork bằng cách hỗ trợ khách hàng chuyển đổi nội dung giữa các bộ ngôn ngữ với nhau. Đây vừa là cơ hội tăng cao thu nhập, vừa là cơ hội tốt để “rèn dũa” kỹ năng cho dân ngôn ngữ.

Nếu bạn có liệt kê các chứng chỉ ngoại ngữ trong CV của mình thì đừng bỏ qua thông tin này khi tạo hồ sơ Upwork nhé, bởi đây sẽ là điểm cộng đối với các nhà tuyển dụng và khách hàng đấy!

3. Công nghệ thông tin

Với tính chất công việc hoàn toàn có thể làm từ xa và đa dạng nghề nghiệp, lĩnh vực này chắc hẳn sẽ đem lại những cơ hội làm việc vô cùng “màu mỡ” cho Upwork Freelancer Việt Nam. 

Một số công việc có thể làm freelancer trên Upwork bao gồm:

  • API Developer
  • Blockchain Developer
  • Data Visualization
  • Web Testing
  • Web Services
  • … 

4. Thiết kế đồ hoạ

Đối với những công việc freelance về thiết kế và sáng tạo, khách hàng có nhu cầu ở nhiều mức độ khác nhau, đi từ những hình ảnh đơn giản trên kênh social, cho đến thiết kế 3D, UX/UI, thiết kế Game và thậm chí là vẽ Anime. Do đó, “dân sáng tạo” đảm bảo sẽ có thêm nhiều cơ hội làm việc, học hỏi và kiếm tiền trên Upwork với mức thù lao tương xứng với khả năng.

5. Sales / Marketing

Khách hàng trên Upwork có nhu cầu tuyển dụng Freelancer triển khai các hoạt động Sales và Marketing trên các nền tảng online, tùy thuộc theo nhu cầu kinh doanh của họ. Không đơn giản chỉ là chạy quảng cáo (Performance Marketing), Freelancer Việt cũng có cơ hội trở thành những Sales Specialist hay Marketing Leader làm việc từ xa 100% cho các công ty nước ngoài. 

6. Virtual Assistant / Customer Support

Những năm trở lại đây, công việc Virtual Assistant (hay còn gọi là “VA”) và Customer Support (CS) làm việc từ xa đang ngày càng trở nên “HOT” và trở thành mục tiêu của khá nhiều bạn Freelancer tại Việt Nam. 

Và đương nhiên, một nền tảng toàn cầu như Upwork Freelancer chắc chắn không thể thiếu cơ hội việc làm cho 2 vị trí này. Với tư cách là một trợ lý ảo và nhân viên chăm sóc khách hàng từ xa, bạn cần có kỹ năng quản lý thời gian, giao tiếp và sắp xếp công việc phù hợp để đáp ứng nhu cầu của người tuyển dụng. 

7. Finance / Accounting

Với những công việc đòi hỏi tính chất logic và độ tập trung cao như Finance và Accounting, dù số lượng những công việc trên Upwork không quá nhiều như các lĩnh vực khác, nhưng cũng là cơ hội cho những bạn Freelancer có năng lực và kinh nghiệm trong ngành này.

Một số công việc bạn có thể tìm được bao gồm:

  • Financial Modeler
  • Financial Consulting
  • Accountant Freelancer…


Khi tìm việc trên Upwork hay ở bất kỳ trang tin tuyển dụng nào, hãy thật đề cao cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo việc làm vô cùng tinh vi hiện nay nhé!

lua-dao-tuyen-dung
5 dấu hiệu lừa đảo tuyển dụng trên mạng

📍Kết luận

Sau khi hiểu được Upwork là gì, bạn nhất định đừng bỏ lỡ nền tảng tìm việc từ xa này nhé! Những kinh nghiệm làm việc trên Upwork sẽ điểm cộng trong CV nếu bạn muốn tìm việc làm full-time tại các doanh nghiệp. 

Trong thị trường việc làm cạnh tranh như hiện nay, Cake luôn đẩy mạnh sứ mệnh hỗ trợ ứng viên tìm được cơ hội phù hợp, đồng thời là “cánh tay” đắc lực cho các doanh nghiệp kết nối với những nhân tài tiềm năng trong thời đại mới. Chúc bạn thật nhiều may mắn và thành công trên hành trình sự nghiệp của mình!

Cake là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Irene Nguyen ---

3 Keuntungan berlangganan Newsletter Cake

  • Update berita mingguan
  • Tren industri dan rekomendasi skill
  • Lowongan pekerjaan terbaru dan informasi pencarian kerja
Newsletter

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

Artikel untuk kamu

Artikel terbaru lainnya
Tips Cari Kerja
12 Nov 2024

10+ red flag khi tìm việc bạn không thể bỏ qua

Dấu hiệu red flag khi tìm việc là những dấu hiệu “tiêu cực” cho thấy nhà tuyển dụng, công ty hoặc môi trường làm việc không phù hợp và gây ảnh hưởng đến tinh thần của bạn.