Doanh nghiệp Việt bứt phá cùng xu hướng livestream bán hàng

xu-huong-livestream-ban-hang
Xu hướng livestream bán hàng tại Việt Nam

Được coi là hình thức marketing hiệu quả đối với hầu hết mọi mặt hàng, xu hướng livestream bán hàng đã và đang mang đến cho doanh nghiệp, nhà bán lẻ nguồn doanh thu lớn.

Tại Trung Quốc, bán hàng qua livestream hiện đang trở thành ngành công nghiệp tỷ USD với doanh số bán lẻ đạt mức cao kỷ lục 2,1 nghìn tỷ USD vào năm 2023 (theo dữ liệu từ Bộ Thương mại). 

Với tốc độ tăng trưởng thần tốc, livestream bán hàng khi du nhập vào Việt Nam nhanh chóng tạo nên “cơn sốt” của giới kinh doanh. Vậy xu hướng bán hàng livestream đến từ đâu? Hình thức này sẽ phát triển như thế nào trong tương lai?

Nguồn gốc của xu hướng livestream bán hàng

Livestream là gì?

Livestream là cách truyền phát video hoặc âm thanh trực tiếp qua mạng Internet mà không cần ghi lại hoặc lưu trữ trước. Hình thức này cho phép người dùng ở bất cứ đâu trên thế giới có thể thoải mái tương tác, kết nối và tham gia trực tiếp vào các hoạt động hoặc sự kiện họ quan tâm. 

Đi cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, livestream được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, điển hình là ngành thương mại điện tử với khả năng làm tăng nhu cầu mua sắm online với chi phí 0 đồng. 

Là một hình thức tiếp cận khách hàng mới nhưng hiệu quả cao, xu hướng livestream bán hàng tạo ra một kênh mua sắm giải trí - nơi người mua có thể tương tác trực tiếp với người bán về sản phẩm họ quan tâm ngay tại nhà.

Có thể nói, live bán hàng chính là chìa khóa cho sự tăng trưởng đột phá của các nhà bán lẻ và doanh nghiệp hiện nay. 

ky-nang-sale
Những kỹ năng bán hàng/kinh doanh quan trọng

Hình thức live bán hàng xuất hiện từ đâu? Khi nào? 

Xu hướng livestream bán hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc và bắt đầu trở nên thịnh hành từ năm 2016 với sự xuất hiện của Alibaba Live.

Bằng cách khai thác thế mạnh của nền tảng truyền thông xã hội cùng những nhân vật có sức ảnh hưởng để bán hàng (KOC/KOL) và cho phép người dùng trực tiếp tương tác với nhân vật trong video trực tiếp, livestream đã trở thành xu hướng chủ đạo ở Trung Quốc. 

Theo thời gian, hình thức này đã lan tỏa mạnh mẽ đến Mỹ, châu Âu cùng nhiều thị trường khác, tạo ra làn gió mới cho thị trường thương mại điện tử thế giới. Không chỉ là hình thức tăng lợi nhuận mới trong giới kinh doanh, live bán hàng đã tạo ra một cuộc đua mua sắm trực tiếp của các nền tảng.

Một số cái tên dẫn đầu trong cuộc đua này có thể kể đến như Douyin (Trung Quốc), Instagram (Mỹ Latinh), TikTok (Việt Nam), Facebook (Mỹ, châu Âu),... với lượng người dùng thương mại trực tiếp thường xuyên vượt ngưỡng 50%. 

Theo nghiên cứu của McKinsey’s E-commerce Global Initiative, xu hướng livestream bán hàng thực sự là một hình thức kinh doanh đem lại hiệu quả vượt trội trong thời đại 4.0 với tỷ lệ chuyển đổi cao gấp 10 lần so với thương mại điện tử truyền thống.

Nhờ khả năng tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng ở nhiều phân khúc khác nhau, xu hướng bán hàng livestream có thể giúp doanh nghiệp khai thác hết tiềm năng sẵn có của thị trường hiện nay. 

5 thương hiệu lớn nhập cuộc “livestream bán hàng”

Nhờ nắm bắt tiềm năng của livestream bán hàng cùng các chiến dịch phát triển, tính đến tháng 12/2023, ngành thương mại điện tử Việt Nam đã vươn lên top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại hàng đầu thế giới (theo Statista). 

Sau đây là 5 thương hiệu dẫn đầu cuộc đua “livestream bán hàng” tại Việt Nam: 

1. Lazada

Mệnh danh là “Amazon” của thị trường Đông Nam Á, sàn thương mại điện tử Lazada đã nhanh chóng bắt nhịp xu hướng livestream bán hàng và đạt được những kết quả vượt trội.

Với chiến dịch “An tâm mua sắm tại nhà”, Lazada có hẳn một kênh livestream riêng được biết với tên gọi LazLive - nơi hàng trăm thương hiệu nổi tiếng đang hoạt động, lịch phát trực tiếp trải dài vào các ngày trong tuần. 

Theo báo cáo Toàn cảnh ngành thương mại điện tử Việt Nam 2022, doanh thu bán hàng từ kênh LazLive trong Lễ hội mua sắm 9.9 đã tạo ra kỷ lục với 700 triệu đồng chỉ trong 2 giờ, gấp 7 lần doanh số bán hàng trong Lễ hội mua sắm 11.11 so với cùng kỳ năm 2021.  

Bình quân mỗi phiên livestream của Lazada SuperSale có thể thu hút hàng trăm nghìn người xem với 10 sản phẩm được “chốt đơn”/giây vào các khung giờ cao điểm (theo Cafebiz).

2. Shopee

Vốn được biết đến là sàn thương mại điện tử số 1 Việt Nam với lượng người dùng và gian hàng đông đảo nhất, Shopee nhanh chóng nhập hội livestream bán hàng.

Chỉ trong một thời gian ngắn, sàn thương mại này đã trở thành kênh bán hàng và tiếp thị chính của nhiều thương hiệu. Đỉnh điểm ở sự kiện sale 11.11 năm 2023, Shopee Live đã lập kỷ lục 14.000 sản phẩm bán ra mỗi phút chỉ trong 2 giờ đầu tiên, tăng đột phá gấp 99 lần so với ngày thường. 

Để nâng cao doanh số hiệu quả trong dịp 11.11, Shopee đã phát triển các công cụ như Shopee Affiliate hợp tác với KOL chất lượng, tăng khung giờ Flash Sale với voucher hấp dẫn, ưu đãi độc quyền dành cho cả người mua và người bán để tiến gần đến mục tiêu trở thành nền tảng thương mại điện tử cung cấp trải nghiệm mua sắm - giải trí hàng đầu Việt Nam. 

affiliate-marketing-la-gi
Đọc thêm: Affiliate Marketing là gì?

3. Tiki

Tiki bắt đầu thử nghiệm hình thức bán hàng vào tháng 11/2018 bằng cách phát live trực tiếp trên Fanpage. Đến tháng 6/2019, Tiki đặt lịch livestream cố định hàng tháng và đưa vào sử dụng tính năng TikiLive ngay trên ứng dụng mua hàng của mình.

Từ đầu năm 2020, Tiki mở rộng thêm tính năng livestream bán hàng cho nhiều đối tượng khác nhau từ người nổi tiếng tới nhóm người tiêu dùng, cộng đồng người bán,... giúp đa dạng nội dung và hình ảnh. 

Để tối ưu tốc độ truyền tải nội dung hiệu quả, Tiki đã ứng dụng công nghệ CDN hàng đầu châu Á. Theo Vnetwork ghi nhận, kể từ khi ứng dụng công nghệ này, Tiki đã đạt thành tựu gần 30 triệu lượt truy cập mỗi tháng và hơn 50 nghìn đơn đặt hàng mỗi ngày. 

4. Sendo

Sendo hay còn gọi là “Siêu Chợ Sen Đỏ” là sàn thương mại điện tử nổi tiếng tại Việt Nam được Tập đoàn FPT bảo trợ. Trong cuộc chiến live bán hàng, SenLive nhập hội với chiến dịch “Săn sale nửa giá - Streamer tranh bá”. 

Song song với sử dụng nhân vật có sức ảnh hưởng tham gia phiên livestream bán hàng, Sendo hợp tác với OTA Network để tổ chức Livestream Showmatch - mạng lưới quy tụ các Game Designer nổi tiếng.

Thông qua game cạnh tranh tương tác giữ người chơi, các phiên live bán hàng của Sendo đã mang tới cho khách hàng trải nghiệm vừa “săn” sale, vừa giải trí giúp nhân đôi cảm xúc cũng như sự tương tác đối với nền tảng này. 

5. TikTok Shop

Chỉ mới ra mắt vào tháng 4/2022, tính đến hiện tại TikTok Shop đã trở thành sàn thương mại điện tử có tốc độ tăng trưởng nổi bật tại Việt Nam.

Theo báo cáo dữ liệu của Metric, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2024, Tik Tok Shop đã đạt doanh thu đến 18.360 tỷ đồng, chiếm ngôi vị Á quân, vượt mặt Sendo, Tiki, Lazada và chỉ sau Shopee với mức doanh thu đạt được là 53.740 tỷ đồng.

Mức doanh thu này cũng giúp TikTok Shop chiếm 23,2% thị phần, dẫn đầu là Shopee với 67,9% thị phần. 

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, trong năm 2023, ngành thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tăng trưởng 25% và lọt vào top đầu của thế giới.

“Sức nóng” của xu hướng livestream bán hàng không chỉ thu hút đông đảo khách hàng mà còn giúp “hồi sinh” nhiều doanh nghiệp Việt. 

Chỉ trong quý 1/2024, doanh thu của của Shopee, TikTok Shop, Lazada, Sendo và Tiki cán mốc hơn 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,6 % so với cùng kỳ năm ngoái trong đó phần lớn là doanh thu đến từ các phiên livestream bán hàng (theo Metric).

Trong đó, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 địa phương có doanh số và lượng sản phẩm tiêu thụ mạnh nhất chiếm trên 70% toàn thị trường. Theo dự báo của Metric, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, doanh số của 5 sàn TMĐT trong quý 2/2024 có thể đạt mức 84,87 nghìn tỷ đồng và 882,12 triệu đơn vị sản phẩm được bán ra.

Các nền tảng livestream ở Việt Nam đang triển khai các chiến lược như:

  • Tập trung nâng cao chất lượng mua sắm, trải nghiệm qua các phiên live bán hàng hướng tới sự tiện lợi, tiết kiệm. 
  • Khai thác tiềm năng của các nhân vật có sức ảnh hưởng lớn, tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, tương tác giữa KOC/KOL với nguồn hàng, nhà sản xuất để tăng độ tin cậy, uy tín.
  • Trở thành điểm sáng thu hút các công ty nước ngoài để tối ưu hình thức vận chuyển quốc tế đồng thời kêu gọi vốn đầu tư để nâng cấp cơ sở hạ tầng hậu cần TMĐT giúp tăng niềm tin của người tiêu dùng vào mua sắm trực tuyến. 
  • Mở rộng hình thức livestream bán hàng sang các tỉnh thành trên toàn quốc.


📍 Kết luận

Sự bùng nổ của xu hướng livestream bán hàng tại Việt Nam đã lần nữa khẳng định khả năng hội nhập của nước ta trong thời đại 4.0.

Không chỉ thành công ở lĩnh vực social media, sự gia tăng của các phiên live bán hàng đã góp phần giúp các doanh nghiệp Việt có thêm cơ hội quảng bá thương hiệu và tạo doanh thu đột phá. 

Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, năm 2024 sẽ là một năm đầy hứa hẹn với các nền tảng live stream ở Việt Nam cả về doanh thu lẫn trải nghiệm thực tế của người tiêu dùng và các thương hiệu trong nước. 

Đọc thêm: 7 xu hướng digital marketing 2024 mà bạn nhất định phải biết

Đội ngũ Recruitment Consultant giàu kinh nghiệm của Cake cam kết tư vấn và mang đến các giải pháp tuyển dụng hiệu quả, đảm bảo chất lượng ứng viên cũng như tối ưu hóa thời gian, chi phí và nguồn lực cho quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp.

--- Tác giả: Chloe Tran ---

3 Benefits of Subscribing to Cake's Newsletter

  • Bi-weekly newsletter updates
  • Industry trends and skills recommendation
  • Latest job openings and job search information
Newsletter

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

Plus d'Articles qui pourraient vous intéresser

Latest relevant articles
News
juin 22ème 2024

Danh sách “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024”

25 công ty đã ghi tên mình trong danh sách Nơi Làm việc Tốt nhất Việt Nam 2024, cho thấy những thay đổi lớn trong cách doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc.