7 xu hướng tìm việc của ứng viên trong thời đại công nghệ 4.0

xu-huong-tim-viec
Xu hướng tìm kiếm việc làm mới nhất

Sự bùng nổ của bền kinh tế tự do cùng sự thống trị của công nghệ 4.0 như: trí tuệ nhân tạo AI, Internet vạn vật, điện toán đám mây đã tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong xu hướng tìm việc của nhân sự hiện nay.

Trong bài viết dưới đây, Cake sẽ tổng hợp 7 xu hướng tìm kiếm việc làm của nhân sự tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, đặc biệt là của gen Z!

1. Xu hướng tìm việc Freelance “nở rộ” toàn cầu.

Sự lên ngôi của nền kinh tế GIG (Gig Economy) cùng sự ra đời của các công nghệ thông minh đã trở thành nền tảng cho sự ra đời của một lực lượng lao động hoàn toàn mới: “Giger “ (Freelancer).

Có thể hiểu, Freelancer là những người làm việc tự do, không cố định tại một doanh nghiệp nào, khác hoàn toàn với hình thức làm việc “full time” trong nền kinh tế truyền thống. Freelancer giống như một “nhà thầu độc lập” chủ động kết nối với các công ty để nhận công việc phù hợp với thế mạnh chuyên môn của mình.

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (World Bank), tính đến tháng 02/2023, số lượng Freelancer đã cán mốc 1,57 tỷ người trong tổng 3,38 tỷ nhân sự trên toàn thế giới. Dự báo, xu hướng tìm việc Freelance sẽ còn tiếp tục bùng nổ trong những năm tiếp theo.

Đặc biệt, không chỉ gia tăng mạnh mẽ về số lượng, chất lượng nhân sự Freelancer cũng được nâng cấp đáng kể. Một khảo sát chỉ ra, có tới 46% chuyên gia Freelancer thuộc thế hệ Gen Y Millennials (sinh năm 1981 đến 1996) và 43% chuyên gia thuộc thế hệ Gen Z (sinh năm 1995 đến 2012).

Hãy cùng Cake phân tích những ưu điểm, nhược điểm của xu hướng tìm kiếm việc làm theo hình thức Freelance nhé!

Ưu điểm
Nhược điểm
- Linh hoạt về thời gian, địa điểm làm việc.
- Toàn quyền lựa chọn công việc và doanh nghiệp để cộng tác.
- Internet kết nối toàn cầu, dễ dàng tiếp cận khách hàng quốc tế mà không cần đi xa. 
- Rèn luyện kỹ năng sắp xếp và quản lý công việc hiệu quả.

- Thị trường cạnh tranh khốc liệt, nếu không cập nhật kiến thức liên tục dễ bị tụt khỏi đường đua. 
- Nếu không có tính kỷ luật cao, freelancer dễ rơi vào trạng thái trì hoãn, lười biếng. 
- Nguồn thu nhập bấp bênh, không cố định.
- Dễ gặp phải tình trạng bị quỵt thù lao, chậm thanh toán.

2. Xu hướng tìm kiếm việc làm của sinh viên ứng dụng công nghệ AI.

Sự bùng nổ công nghệ AI như ChatGPT của OpenAI hay Bard của Google đã tạo ra một sân chơi trí tuệ nhân tạo toàn cầu, hỗ trợ đắc lực hành trình tìm kiếm “bến đậu sự nghiệp” của người lao động, đặc biệt là sinh viên mới ra trường.

Trong một cuộc khảo sát 5.000 nhà tuyển dụng và 5.000 người lao động đến từ Mỹ, Anh, Đức, Pháp,... do Canva tổ chức vào 01/2024 đã chỉ ra: 45% nhân sự có xu hướng sử dụng AI để xây dựng, nâng cấp sơ yếu lý lịch của mình.

Nhiều người sử dụng ChatGPT để viết thư xin việc và sơ yếu lý lịch sao cho thu hút và phù hợp với yêu cầu công việc.

Một số khác sử dụng các bot ứng dụng như LazyApply hay SimplifyJobs nhằm tối ưu hóa quá trình xin việc, giúp người dùng tự động gửi hàng nghìn thư xin việc chỉ bằng một cú nhấp chuột duy nhất.

dung-ChatGPT-de-viet-cv
Đọc thêm: Cách dùng ChatGPT viết thư xin việc

Xu hướng tìm việc với sự hỗ trợ của công nghệ AI đang ngày càng phát triển ở Việt Nam và trên thế giới, không chỉ giúp người lao động tạo ra các thông điệp hoàn hảo để thu hút nhà tuyển dụng mà còn rút ngắn thời gian tìm kiếm việc làm.

3. Gen Z & Xu hướng tìm việc lương cao.

Theo số liệu thống kê từ dịch vụ tài chính The Standard, thế hệ Gen Z đề cao mục tiêu tài chính hơn việc thăng tiến trong sự nghiệp. Khảo sát 1.250 nhân sự ở độ tuổi 18 - 26 cho thấy: Tiền lương, tiền hưu trí, nghỉ phép có lương và bảo hiểm là những ưu tiên hàng đầu của họ khi tìm kiếm việc làm.

Xu hướng tìm việc của Gen Z nghiêng hẳn về những công việc lương cao, thu nhập hấp dẫn. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự lo lắng về tình hình lạm phát kinh tế và “sức khỏe tài chính” trong tương lai.

Cùng với đó, các chính sách đãi ngộ tác động đến thu nhập như: trợ cấp, tăng lương đều đặn hàng năm hay lương thâm niên,... cũng là tiêu chí tìm việc quan trọng hàng đầu của nhân sự gen Z.

Vì vậy, họ không ngại nhảy việc để đạt được mức thu nhập kỳ vọng. Điều đó dẫn đến thời gian gắn bó với công việc của gen Z thường chỉ đạt mức 2,2 năm, thấp hơn so với các thế hệ gen Y (3,2 năm) và gen X (4,3 năm).

4. Xu hướng tìm việc 4.0 - “đầu quân” cho các tổ chức có văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp có thể hiểu là tổng hòa các giá trị cốt lõi, tầm nhìn sứ mệnh, triết lý thương hiệu, bộ quy tắc ứng xử làm nên nét độc đáo và bản sắc riêng của tổ chức.

van-hoa-doanh-nghiep-la-gi
6 yếu tố cốt lõi tạo nên văn hoá doanh nghiệp

Trong bài luận “Một số giải pháp góp phần xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng”, tác giả Mạc Quốc Anh nhấn mạnh rằng:

Có tới 66% nhân sự coi yếu tố văn hóa và bản sắc doanh nghiệp là tiêu chí quan trọng nhất khi ứng tuyển vào một tổ chức. Có đến 86% nhân sự khẳng định sẽ không nộp CV vào các công ty có “điều tiếng” về hình ảnh và thương hiệu.

Nhân sự thời nay có xu hướng tìm kiếm việc làm tại các tổ chức có văn hóa doanh nghiệp tích cực với các giá trị phù hợp với niềm tin, quan điểm sống của họ.

Điển hình cho một tổ chức xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công chính là Google - nơi được mệnh danh là “thiên đường làm việc trong mơ” của nhân sự toàn cầu.

Tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đã tạo ra các chế độ phúc lợi tuyệt vời cho nhân viên như: khu vui chơi điện tử, phòng tập gym miễn phí, khoang ngủ trưa hiện đại, hỗ trợ tới 12.000 USD chi phí học tập mỗi năm cho 1 nhân sự, thiết lập đội ngũ y tế ngay tại nơi làm việc,...

Nhờ đó, mỗi năm Google tiếp nhận hơn 1 triệu hồ sơ ứng tuyển từ khắp nơi trên thế giới và chỉ có 4.000 - 6.000 nhân sự được tuyển chọn, chiếm tỷ lệ chưa tới 1%.

5. Đề cao doanh nghiệp chú trọng việc chăm sóc sức khỏe nhân viên.

Một khảo sát chỉ ra rằng: 89% nhân sự cho rằng doanh nghiệp có chính sách chăm sóc sức khỏe tốt cho nhân viên là nơi lý tưởng để làm việc và cống hiến.

Xu hướng tìm việc làm của sinh viên cũng như nhân sự thời đại 4.0 đề cao các công ty thiết lập các chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện về cả thể chất và tinh thần cho nhân sự.

Đặc biệt, xu hướng này càng bùng nổ mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19 khiến 21 triệu người tử vong trên toàn thế giới (Theo WHO).

Một ví dụ điển hình cho doanh nghiệp có chính sách chăm sóc sức khỏe nhân sự vượt trội là công ty tài chính Goalry. Họ cung cấp sẵn các kiot trái cây miễn phí cùng các đồ ăn vặt lành mạnh trong văn phòng giúp nhân viên tăng sức đề kháng.

Đặc biệt, khi toàn công ty chuyển sang chế độ làm việc “work from home”, các thùng trái cây được ship miễn phí đến tận nhà hàng tuần.

6. Xu hướng tìm việc thông qua mạng xã hội.

Theo số liệu thống kê, trên toàn thế giới có 4,95 tỷ người dùng Social Media. Đặc biệt, trong đó có tới 79% nhân sự có xu hướng tìm kiếm việc làm thông qua mạng xã hội như Facebook, Instagram, Pinterest, Twitter, Threads, hay mới đây nhất là tính năng Cake Meet.

Với xu hướng tìm việc qua mạng xã hội, cả nhà tuyển dụng và người lao động cần có chiến lược sử dụng các kênh Social Media hợp lý, bài bản.

  • Đối với doanh nghiệp, Social Media không đơn thuần chỉ là nơi để đăng các quảng cáo tuyển dụng, mà đây còn là “mảnh đất hứa” để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, kết nối thường xuyên với các ứng viên tiềm năng.
  • Đối với người lao động, Social Media giúp họ xây dựng thương hiệu cá nhân, gia tăng độ uy tín thông qua các bài viết chia sẻ chuyên môn. Đặc biệt, gia nhập các nhóm cộng đồng trên mạng xã hội sẽ giúp người lao động mở rộng mạng lưới và mối quan hệ (networking), cơ hội tìm kiếm việc làm chất lượng rộng mở hơn.
networking-la-gi
Kỹ năng networking mang lại lợi ích gì?

7. Tạo Portfolio chuyên nghiệp để “chinh phục” nhà tuyển dụng.

Nhà thiết kế tài năng Jacob Cass từng nhận định:
“Portfolio chính là trụ cột của sáng tạo vì nó cho thấy khả năng đặc biệt của bạn”.

Portfolio là hồ sơ năng lực, tập hợp các tư liệu thể hiện trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, năng lực của nhân sự thông qua các sản phẩm và vị trí công việc từng đảm nhận. Portfolio được xem là “tấm vé thông hành” giúp người lao động tiếp cận dễ dàng hơn với các công việc chất lượng đến từ các tập đoàn lớn.

Xu hướng tìm kiếm việc làm thông qua Portfolio chuyên nghiệp với các hình ảnh minh họa trực quan đang dần lên ngôi, thay thế cho những bản CV khô cứng, dày đặc thông tin.

Khác với CV, Portfolio xin việc tập trung vào kinh nghiệm thực tế thông qua các dự án thực thi, sản phẩm, thành tựu đạt được.

Một công cụ đắc lực giúp bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác. Để tạo Portfolio online chuyên nghiệp, mang đậm dấu ấn cá nhân, bạn có thể truy cập vào Cake với hàng trăm mẫu đa dạng, miễn phí.



📍 Kết luận

Trên đây là 7 xu hướng tìm việc đang thịnh hành trong thời đại 4.0, Cake hy vọng sẽ cung cấp cho các nhà tuyển dụng cũng như người lao động những thông tin giá trị. 

Từ đó, các doanh nghiệp sẽ xây dựng được chiến lược kết nối và chiêu mộ nhân tài bài bản, rút ngắn thời gian tuyển dụng. Đồng thời, người lao động sẽ tìm kiếm được các công việc lương cao, phù hợp với nguyện vọng, năng lực cá nhân.

Đọc thêm: 7 trang web tìm việc làm uy tín ứng viên cần biết

Cake là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả: Chloe Tran ---

3 Benefits of Subscribing to Cake's Newsletter

  • Bi-weekly newsletter updates
  • Industry trends and skills recommendation
  • Latest job openings and job search information
Newsletter

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Job Search Tips
Nov 12th 2024

10+ red flag khi tìm việc bạn không thể bỏ qua

Dấu hiệu red flag khi tìm việc là những dấu hiệu “tiêu cực” cho thấy nhà tuyển dụng, công ty hoặc môi trường làm việc không phù hợp và gây ảnh hưởng đến tinh thần của bạn.