Mục lục:
Ngành hàng FMCG tại Việt Nam đang chứng kiến tốc độ phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng, phù hợp cho các công ty FMCG khai thác, nhất là khi thu nhập của người dân đã cao hơn trước đây.
Bên cạnh đó, những thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng cũng là động lực chính góp phần vào sự mở rộng của ngành tiêu dùng này.
Cùng Cake tìm hiểu FMCG industry là gì và có những định hướng nghề nghiệp nào trong mảng FMCG trong bài viết dưới đây nhé!
Theo góc nhìn kinh tế, có tất cả ba loại hàng hóa tiêu dùng chính là hàng hóa bền, hàng hóa không bền (còn gọi là hàng hóa không thể sửa chữa được) và dịch vụ.
Trong đó, hàng hóa bền là nhóm hàng ngành tiêu dùng có tuổi thọ ít nhất là ba năm như đồ nội thất hoặc ô tô. Hàng hóa không bền là những mặt hàng có thời hạn sử dụng dưới ba năm và được tiêu thụ nhanh chóng.
FMCG là ngành tiêu dùng nằm trong danh mục này.
FMCG là viết tắt của Fast-Moving Consumer Goods, đại diện cho các sản phẩm được tiêu dùng thường xuyên do đây đều là những mặt hàng thiết yếu hàng ngày, có thời hạn sử dụng ngắn.
Điều khác biệt của ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG là sự di chuyển nhanh chóng của sản phẩm trên chuỗi cung ứng, từ khâu sản xuất đến phân phối và cuối cùng tới tay người tiêu dùng.
Đúng như tên gọi của mình, ngành hàng tiêu dùng nhanh sản xuất ra những sản phẩm được bán ra nhanh chóng với giá thành tương đối thấp.
Các mặt hàng trong lĩnh vực FMCG có thời hạn sử dụng ngắn do nhu cầu tiêu dùng cao (VD: văn phòng phẩm) hoặc vì chúng dễ hư hỏng (VD: thực phẩm tươi sống, sữa tươi).
Sản phẩm của ngành tiêu dùng này có thể được chia thành nhiều loại khác nhau, gồm:
Tuy FMCG là lĩnh vực có thị trường rộng lớn và màu mỡ nhưng để được khách hàng nhớ tên và trung thành với sản phẩm, đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Theo khảo sát của Kantar Worldpanel, tính đến năm 2023, 5 cái tên nổi bật nhất của ngành tiêu dùng trong top công ty FMCG tại Việt Nam là:
Theo báo cáo của Brand Finance, Vinamilk được định giá 2,8 tỷ USD và trở thành thương hiệu sữa lớn thứ 6 trên thế giới. Có thể nói, sau 45 năm thành lập và phát triển, Vinamilk đã vươn lên trở thành công ty sữa hàng đầu với doanh thu ổn định và hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ.
Có mặt ở Việt Nam từ năm 1995, Unilever là một trong các công ty đa quốc gia gia nhập thị trường sớm nhất. Đến này, Unilever đã đầu tư hơn 300 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất hiện đại đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và Bắc Ninh.
Nhắc đến Unilever là nhắc tới các thương hiệu hàng tiêu dùng quen thuộc như OMO, P/S, Clear hay Sunsilk.
Công ty CP Masan là doanh nghiệp chủ chốt của Masan Group do tỷ phú Nguyễn Đăng Quang thành lập. Các thương hiệu nổi bật của công ty có thể kể đến là Nam Ngư, Chinsu và Omachi với tốc độ tăng trưởng doanh thu ấn tượng.
Là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực nước giải khát không cồn tại Việt Nam, PepsiCo sở hữu mạng lưới phân phối sản phẩm phủ sóng 63 tỉnh thành trên cả nước và nằm trong Top 100 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất (2016-2019).
Công ty TNHH Nestlé Việt Nam được thành lập vào năm 1995 với 100% vốn nước ngoài, thuộc tập đoàn Nestlé S.A. Hoạt động sản xuất của Nestlé tập trung vào thực phẩm và đồ uống, đóng góp đáng kể cho thị trường Việt Nam.
Có thể nói, thành công của các công ty FMCG kể trên tại thị trường Việt Nam là kết quả của nhiều năm nghiên cứu thị trường, không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm với chính sách giá cả hấp dẫn và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.
Do có mức độ cạnh tranh gay gắt, mảng FMCG thường đặt ra yêu cầu cao đối với ứng viên về tính sáng tạo và linh hoạt. Nếu bạn đang tìm kiếm một môi trường làm việc năng động với nhịp độ nhanh, chắc chắn FMCG là lĩnh vực dành cho bạn đó!
Một số vị trí nghề nghiệp phổ biến của ngành tiêu dùng gồm có:
Đối với nhân viên sales, thu nhập hàng tháng còn bao gồm hoa hồng và thưởng kinh doanh bên cạnh lương cứng.
Dù mỗi vị trí yêu cầu bộ kỹ năng cứng và kỹ năng mềm riêng nhưng khi đã lựa chọn đầu quân vào công ty FMCG, bạn sẽ cần trau dồi thêm các năng lực sau đây:
Hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng là kỹ năng then chốt trong mảng FMCG. Kỹ năng này sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt hơn nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu.
Nhờ tận dụng tốt thế mạnh của công nghệ, FMCG đã và đang thích ứng kịp thời với nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Chính vì lẽ đó, bên cạnh yêu cầu chuyên môn, ưu tiên của các doanh nghiệp FMCG là ứng viên thành thạo bộ kỹ năng công nghệ thông tin và thích nghi nhanh với biến đổi công nghệ.
Tư duy phản biện cũng là một công cụ đắc lực để thành công trong ngành hàng tiêu dùng nhanh.
Từ nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu cho tới đánh giá hiệu quả công việc, tư duy phản biện sắc bén giúp bạn tự tin đối mặt thách thức và đưa ra quyết định sáng suốt hơn.
FM trong FMCG là viết tắt của “fast-moving”, cũng chính là điều kiện tiên quyết dành cho bất cứ ai muốn làm việc trong ngành nghề này.
Để có thể lướt trên những con sóng dồn dập của thị trường và sự thay đổi chóng mặt của xu hướng, bạn sẽ cần tới kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, giúp bản thân tránh khỏi tình cảnh chạy deadline hay bị burn-out.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng FMCG tại Việt Nam hứa hẹn nhiều cơ hội việc làm mới, đặc biệt đối với các bạn trẻ mong muốn thử thách trong môi trường năng động, biến đổi không ngừng.
Bạn có thể lựa chọn làm việc tại các công ty FMCG đa quốc gia tại Việt Nam như Coca-Cola hoặc đầu quân cho thương hiệu ngành tiêu dùng nội địa như Vinamilk. Điều quan trọng là bạn luôn giữ vững đam mê với nghề.
Nếu FMCG là đích đến sự nghiệp của bạn, hãy chủ động phát triển bản thân ngay hôm nay với series Kỹ năng Nghề nghiệp của Cake nhé!
May Luong is a Content Writer with 7 years of experience in Digital Marketing and a strong passion for HR and recruitment. Having worked in Vietnam, the US, and Taiwan, May brings a global perspective to job search strategies and hiring best practices. As a guest speaker at 10+ career workshops, May has also shared valuable insights on CV writing and interview success to help job seekers and companies alike.